Trời ơi, các mẹ cho em ý kiến với, em hoang mang vụ này quá! Chuyện là con em hay bị đổ mồ hôi đầu, rồi đêm cũng hay khó ngủ, lăn qua lăn lại, mẹ ruột của em cứ đòi mang con em đi cắt ban hoài à. Bà bảo là con em phải đi lể ban thì mới dễ nuôi, mà không phải là bà mới đề cập đâu các mẹ, trong 6 tháng ở cữ ở nhà, hầu như tuần nào bà cũng nói với em, em đến là khổ. Mà các mẹ biết lể ban là như thế nào không, là đi đến một người nào đó (không phải bác sĩ, không phải thầy thuốc nhé), người đó sẽ dùng dao lam rạch vào phần lưng của bé, sẽ bị chảy rất nhiều máu, em tưởng tượng thôi là em không chịu nổi rồi, tất nhiên là em không muốn con em bị đau đớn như vậy rồi :(



Ban đầu bà nói là em gạt phăng luôn á, biết tính em nên bà cũng hay lựa lúc em vui vui là đề cập, nhiều khi em hỗn em quát “sao mẹ dai quá vậy, con đã bảo là con sẽ không bao giờ đi lể ban cho thằng L. đâu, nhỡ có chuyện gì con không biết ăn nói sao với bên nội nó đâu”, vậy mẹ em mới im, xong một thời gian sau lại nhắc, em đến là đau đầu.



Em thì đọc nhiều bài viết về vấn đề này lắm, chủ yếu là do các mẹ truyền tai nhau, chứ bác sĩ là cấm nha các mẹ, vì nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao, vì những chỗ lể ban thường làm chui và không được vệ sinh. Có lần em đọc thấy trường hợp một bé 6 tháng tuổi bị sốt mê man do bà đưa đi lể ban. Thấy cháu khó ngủ, hay quấy khóc, người bà mới đi lể ban ở lưng cho cháu khiến máu không ngừng rướm ra cho đến khi đứa trẻ hôn mê. Người nhà đưa đứa bé lên bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng tri giác lơ mơ, da xanh tái, phần lưng có nhiều vết cắt lể vẫn còn chảy máu. Căn cứ vào các biểu hiện của bé, các bác sĩ nghi ngờ bé bị mê man do sốc mất máu, tuy nhiên sau khi kiểm tra bằng CT scan, nguyên nhân được nghĩ nhiều hơn là do tình trạng xuất huyết não. Bé lập tức được truyền bù máu, điều trị chống nhiễm trùng vết cắt lể và theo dõi tình trạng xuất huyết não.



Theo các bác sĩ, cắt lể cho trẻ là điều không nên vì rất dễ bị mất máu hoặc nhiễm trùng máu, nặng thì dẫn đến xuất huyết não.



Xuất huyết não có thể khiến trẻ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tỷ lệ di chứng não nặng của bệnh lý này lên đến rất cao, 82,9% trong nhóm di chứng. Những di chứng trầm trọng cho trẻ, kéo dài gây tàn tật suốt thường gặp theo thứ tự là liệt tứ chi, liệt nửa người, liệt 2 chân, trẻ bị di chứng cũng còn chậm phát triển.



Các mẹ nghe ghê không, mà mẹ em cứ gặp em là nhồi nhét, tỉ tê đưa ra các trường hợp đi lể ban về ăn nhiều, ngủ ngoan. Lần vừa rồi mẹ em bảo “con nhớ thằng cháu của dì Út gần nhà ngoại mình không, trước dặt dẹo, ăn là ói, ngồi cũng không vững, nói chung là yếu nhớt. Dì Út dẫn đi cắt ban nay nó ăn ghê lắm, rất ham ăn mà nay do ăn được ngủ được nên nó mập lắm, nhìn thấy đã lắm”, em ờ ờ vì em cũng có biết thằng bé đó, thiệt là lúc em gặp nó thì đúng như lời mẹ em nói, hơn một tuổi mà không biết đi đã đành, ngồi ghê cứ muốn té còn cái đầu thì niễng qua một bên, nhìn dặt dẹo thấy thương. Mấy bữa sau em có gặp thằng bé đó thật, cũng đúng như mẹ em nói, nó mập và trắng trẻo em nhìn không ra luôn, thiệt khổ, nhìn nó cũng làm em suy nghĩ ghê lắm, nhưng em giữ vững lập trường bảo mẹ em là không cắt là không cắt, em cứ nuôi con theo khoa học thôi.



Mà quan trọng là em biết mình không chịu nổi khi thấy con bị chảy máu và chịu đau đớn, chắc em chết mất thôi L Nên mẹ nào có con đi lể ban rồi thì cho em chút kinh nghiệm và chia sẻ lại quá trình đi lể như thế nào với, em muốn nghe kinh nghiệm thực tế của các mẹ thì em mới tin cơ. Chứ em có đọc được bài viết này, sao mà rùng rợn quá các mẹ, các mẹ đọc thử xem có bị nói quá lên không, hjx!



“Bước vào nhà, tôi được một người hướng dẫn đi lên lầu 1 theo chiếc cầu thang bằng gỗ nhỏ hẹp. Có 2 bệnh nhân đang ngồi chờ bà Bảy ăn sáng. Tôi cẩn thận ngồi nép bên cạnh 2 mẹ con người phụ nữ vừa đến trước tôi. Bà Bảy ngồi bệt xuống sàn gạch ăn 1 tô bánh canh giò heo, xung quanh bà đầy các loại thau nhựa lủ khủ cáu bẩn, tất cả đồ nghề đều để đại trên sàn nhà, vừa ăn bà vừa xem tivi đang chiếu một bộ phim truyền hình Đài Loan nhiều tập. Thấy có khách chờ, bà ta vội ăn nhanh, hai tay cầm miếng móng heo chỉ 1 loáng là xong. Bà đứng lên cất chiếc tô rồi quay lại chỗ cũ ngồi xếp bằng soạn đồ nghề ra nền gạch, các ngón tay cầm miếng móng heo lúc nãy bây giờ thoăn thoắt soạn các ống giác hơi lôi từ trong gầm giường ra. Vừa làm, bà ta vừa bảo người mẹ: “Trải khăn ra”. Người mẹ lật đật một tay ôm con, một tay lôi từ trong bịch xốp ra một chiếc khăn tắm đã cũ trải trên nền gạch rồi đặt con mình vào đấy. Bé gái 9 tháng tuổi người ốm tong teo đang ngái ngủ bỗng mở to mắt ra nhìn. Bà Bảy quát người mẹ trẻ: “Để úp nó xuống, một tay đè 2 chân nó, một tay đè chặt đầu và mình nó xuống, giữ không cho nó cựa quậy nghe không?”. Nói xong bà lấy một miếng lưỡi lam đã được cắt nhỏ trên đầu có bịt một miếng giấy trắng bắt đầu rạch trên mình đứa nhỏ. Bằng những động tác rất nhanh, chỉ một thoáng, cả chục vết đã được cắt rất “ngọt”, đứa bé gào khóc, mình mẩy tím bầm, máu tuôn ra đầy lưng. Người mẹ xót xa: “Ráng đi con”. Bà Bảy thấy vậy nạt: “Nó biết gì mà dỗ, cứ đè chặt nó xuống thì tôi mới làm được”. Bằng những động tác thành thạo, bà ta bật chiếc đèn dầu bên cạnh lên, rồi đưa tay với lấy từng chiếc ống giác hơi lấy từng miếng giấy báo đã cắt sẵn mồi lửa vào trong cho cháy bùng lên rồi chụp lên những vết cắt. Những chỗ cắt bây giờ phồng to, tím ngắt. Bỏ những ống giác hơi ra, bà Bảy lấy bông gòn lau máu, vừa lau bà ta vừa nói: Nó bị bệnh nặng lắm, nếu không trị là chết!?



Sau khi rạch muốn nát lưng, bà Bảy lấy tay lật đứa bé từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa. Lúc này, toàn thân bé toát mồ hôi ướt nhẹp, đôi môi thâm tím vì đau đớn, khóc ngằn ngặt từng cơn. Thế nhưng, người mẹ lại tiếp tục dùng hai tay đè bé xuống để cho bà Bảy chích như đã làm ở phần lưng, vừa làm bà ta vừa bảo tôi: “Cô lột quần áo ra nằm xuống con gái tôi nó làm cho”. Tôi lắc đầu: “Cháu sợ lắm, cháu không dám làm”. Vừa nói xong, tôi đã bị bà đuổi: “Vậy bà đi về đi, về mà đi bác sĩ, ờ mà bà bị bệnh gì?”. Tôi giả bộ nói bị mất ngủ và nóng gan, bà Bảy phán: “Bệnh đó mà bà không làm ở đây thì ôm bệnh cho chết luôn”, nói rồi bà ta cứ luôn miệng đuổi tôi về.”



Sinh con ra mắt nhắm nghiền, tưởng con chưa mở mắt nhưng sự thật khiến bà mẹ trẻ sốc nặng…


Em mà cứ chảnh với anh đi, có ngày anh đi “ăn” bên ngoài thì đừng có trách


Mẹ để con sống với bệnh Down suốt đời vì cãi lại bác sĩ, bài học đắng quá các mẹ ơi!