Bệnh giang mai có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan cơ thể và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Bệnh giang mai là căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục, và xoắn khuẩn chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này. Bệnh giang mai khá nguy hiểm mà chúng ta không nên xem thường.
Bệnh giang mai gây tổn thương nhiều cơ quan. Ảnh minh họa
Giang mai là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan ở nhiều bộ phận của cơ thể, nếu không biết điều trị đúng cách và kịp lúc thì bệnh sẽ theo ta đến suốt đời.
Bệnh giang mai gây biến chứng nguy hiểm gì?
Bệnh giang mai có thể lây lan ở nhiều bộ phận của cơ thể như bộ phận sinh dục, da, miệng và hệ thần kinh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não, hệ thần kinh và các cơ quan khác của cơ thể, bao gồm cả tim.
Như vậy, bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, tác động không tốt đến sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:
1. Bệnh giang mai gây đau nhức chi dưới
Khi bị giang mai, người bệnh nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, đặc biệt là đau ở chi dưới. Các cảm giác bị đau nhói nhưng ngắn, như bị dao cắt hoặc giật mạnh hoặc như bị đốt.
Các cơn đau này thường xuất hiện ngẫu nhiên, và không theo quy luật nào khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Khi người bệnh bị đau nặng, chi dưới sẽ rất đau đớn, bước đi khập khiễng, bước dài, bước ngắn, bước thấp, bước cao. Khi chuyển sang giai đoạn cuối sẽ xuất hiện tình trạng người bệnh đi lại khó khăn.
2. Bệnh giang mai gây biến chứng ở khu vực mắt
Bệnh giang mai có khả năng tấn công vào niêm mạc mắt, khiến cho người bệnh có dị thường ở đồng tử mắt. Cụ thể là bệnh có thể khiến đồng tử của người bệnh bị nhỏ hẹp, không bình thường. Hơn nữa còn mất phản xạ ánh sáng, khiến mắt bị mờ dần.
3. Bệnh giang mai gây rối loạn chức năng co thắt
Bệnh giang mai thường gây tổn thương đốt thứ 2 - 4 ở lưng, làm ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện của người bệnh. Người bị giang mai luôn có cảm giác buồn tiểu mà không thể nào tiểu được, từ đó dẫn đến tình trạng bí tiểu và tiểu không kiểm soát.
4. Giang mai gây bệnh về khớp xương
Giang mai gây bệnh về khớp xương chủ yếu là ở hông, đầu gối và mắt cá chân. Thậm chí còn cả ở đốt sống lưng và chi trên của người bệnh.
Giang mai gây bệnh về khớp xương. Ảnh minh họa
Triệu chứng sớm nhất của giang mai gây ra ở lĩnh vực này là viêm khớp xương. Cụ thể là khi ấy các khớp không ngừng bị tổn hại, từ đó dẫn đến cấu trúc xương bị tổn hại và gây thoát vị, gãy xương cho người bệnh.
5. Bệnh giang mai ảnh hưởng đến nội tạng
Như đã nói ở trên, bệnh giang mai nếu không được điều trị sớm và đúng cách, các xoắn khuẩn sẽ ăn vào nội tạng gây nên biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Cụ thể, các vấn đề thường gặp nhất là ở dạ dày, biểu hiện là những cơn đau thắt đột ngột xuất hiện ở bụng trên, lồng ngực… Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác kiệt sức và đau da bụng.
Ngoài ra, các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như ỉa chảy, đau bụng. Còn ở cổ họng và thanh quản sẽ xuất hiện triệu chứng khó nuốt và tình trạng hô hấp khó khăn.
Nhưng nguy hại nhất cẫn là xoắn khuẩn giang mai đi vào tim, sẽ khiến cho người bệnh bị đau ngực và khó thở. thậm chí có thể dẫn đến suy tim, tử vong ngay lập tức.
6. Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh giang mai có thể truyền từ mẹ sang con. Do đó mà trong quá trình mang thai, chị em nào bị mắc giang mai thì khả năng lây nhiễm sang bào thai có thể khiến em bé bị mắc giang mai bẩm sinh, gây dị dạng hoặc tử vong là rất dễ xảy ra.
>> Bài nên đọc: Bệnh giang mai là gì? Những điều nguy hiểm cần biết về bệnh giang mai
5 cách phòng ngừa bệnh giang mai
Cách phòng tránh bệnh giang mai tốt nhất mà mọi người nên biết, kể cả nam và nữ được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con. Ảnh minh họa
- Quan hệ an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng: Đây chinh là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh mắc bệnh giang mai. Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ, không được quan hệ với người lạ. Đặc biệt là nên hạn chế và tốt nhất không được quan hệ bằng miệng.
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai chính là cách để tránh mắc bệnh giang mai mà không biết, nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.
- Khi mang thai phát hiện mắc bệnh giang mai: Cách tốt nhất là nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh lây nhiễm sang cho em bé. Khi sinh, phụ nữ mắc bệnh giang mai phải sinh con theo đường mổ để tránh lây nhiễm cho con.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác: Để không bị lây nhiễm giang mai, bạn không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khá như quần áo, bàn chải răng, dao cạo, khăn mặt, kim tiêm với người khác.
- Kịp thời xử lý khi mắc bệnh: Khi phát hiện mình mắc bệnh giang mai phải điều trị cách ly, ngừng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho người khác.
>> Bài viết đang được nhiều người quan tâm: Bệnh giang mai có ngứa không?
Những điều này tất cả chúng ta đều nên biết nhé mọi người, vì chỉ có những biện pháp phòng bệnh giang mai hiệu quả này mới có thể giúp bảo vệ bản thân mình thôi.
Link bài xem thêm: