Bệnh giang mai là gì, có khó chữa không mà khiến nhiều người nghe thôi đã thấy 'run sợ' đến như vậy.
Giang mai là bệnh xã hội có thể diễn biến trong nhiều năm. Bệnh này có lúc biểu hiện rầm rộ nhưng có lúc lại im lặng, chẳng triệu chứng gì. Do đó, nhiều người bệnh nghĩ rằng bản thân mình đã khỏi. Nhưng trên thực tế, nó chỉ là 'ẩn mình' mà thôi. Căn bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra hậu họa khôn lường. Vậy rốt cục bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là bệnh xã hội dễ gặp. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, giang mai cũng có rất nhiều hình thái lâm sàng. Điều đó gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Biểu hiện của bệnh cũng đa dạng tương tự triệu chứng của bệnh xã hội khác nên đôi lúc khiến người bệnh chủ quan và nhầm lẫn với các vấn đề viêm nhiễm thông thường.
Trong khi đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây phiền toái tới cuộc sống và ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó còn có thể trực tiếp lấy đi mạng sống của người bệnh.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là căn bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Đây là dạng xoắn khuẩn có hình lò xo gồm 6 - 14 vòng xoắn.
Sức đề kháng của nó rất yếu nên khi ra khỏi cơ thể thì không thể sống được quá vài giờ. Trong nước đá lạnh, nó vẫn có khả năng di động được rất lâu. Còn ở môi trường nhiệt độ 45 độ C thì sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt sau 30 phút. Các loại chất tẩy rửa như xà phòng, chất sát khuẩn có thể tiêu diệt nó chỉ trong vài phút.
Loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể khi bạn quan hệ không lành mạnh, không dùng biện pháp. Nó không chỉ lây từ đường âm đạo hay hậu môn mà còn có thể lây khi quan hệ bằng miệng. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ các nốt tổn thương do giang mai.
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn gây nên. Ảnh minh họa
Không chỉ thế, giang mai cũng có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi. Loại vi khuẩn này tấn công vào máu thai nhi qua dây rốn. Vì vậy nên mới có không ít trường hợp trẻ sơ sinh bị giang mai do lây từ mẹ.
Phụ nữ là đối tượng dễ mắc các bệnh xã hội như giang mai hơn nam giới. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục ở nữ có cấu tạo đơn giản hơn. Vì vậy, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây bệnh.
Giang mai ở phụ nữ rất nguy hiểm vì nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Nó có thể làm tổn thương tới tất cả các bộ phận trong cơ thể như: Viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, ảnh hưởng tới nội tạng.
Bài viết liên quan: Sau 1 tuần 'quấn quýt', bạn gái mới nói đang bị giang mai: Chàng trai Hà Nội vẫn chủ quan rồi lãnh đủ
Bệnh giang mai là gì: Có thể chữa khỏi bệnh này không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh giang mai hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và được áp dụng phác đồ hợp lý. Việc phát hiện sớm bệnh phải đảm bảo yếu tố: Tổn thương giang mai chưa ăn sâu và phá hủy tới lục phủ ngũ tạng, tim mạch cũng như hệ thần kinh của bệnh nhân.
Bởi vậy, sau 3 - 90 ngày kể từ khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc với tổn thương giang mai bạn nên đi khám. Đặc biệt, khi xuất hiện triệu chứng bệnh giang mai như: nổi mụn đỏ, nền cứng nhưng không đau không ngứa cũng không bị loét hay chảy mủ. Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh. Vì vậy, mọi người nên đi khám ngay để được làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Nếu được phát hiện ngay khi có những biểu hiện này thì khả năng điều trị dứt điểm được là rất cao. Bởi, nó chỉ mới ở giai đoạn đầu của bệnh.
Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp để kìm hãm sự phát triển của khuẩn giang mai. Điều mà bệnh nhân cần làm là tuyệt đối tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.
Bệnh giang mai có thể chữa được. Ảnh minh họa
Hiện nay, điều trị giang mai thường được sử dụng biện pháp dùng thuốc và miễn dịch tự cân bằng. Mỗi loại có ưu điểm riêng. Cụ thể:
1. Điều trị giang mai bằng thuốc
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân để chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Cách này thích hợp với những người mới chớm bệnh, bệnh đang ở giai đoạn nhẹ.
Khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần chú ý tới liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Không được tự ý đổi loại thuốc hay kết hợp thêm, thay đổi liều lượng. Nếu trong quá trình dùng thuốc, có gì bất thường cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn và giải quyết.
2. Chữa bệnh giang mai bằng phương pháp tự cân bằng
Đây là cách mà bác sĩ sẽ kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tối ưu. Cách này được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay. Nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn giang mai trên cơ thể người bệnh.
Đồng thời, nó cũng có khả năng cải thiện tốc độ phục hồi những bộ phận, cơ quan sinh lý bị tổn thương trước đó do bệnh gây ra.
Bài viết liên quan: Biết mình bị giang mai, người đàn ông vẫn lấy vợ và sinh ra 9 người con: 8 đứa khỏe mạnh, không lây
Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh giang mai là gì, có điều trị dứt điểm bệnh được không. Bệnh này gây ra nhiều hệ lụy nên tốt nhất mọi người hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không mắc là tốt nhất.
Tin xem thêm: