Độ dài chu kỳ ở mỗi chị em là khác nhau, và kinh nguyệt bình thường là bao nhiêu ngày thì không phải ai cũng nắm được.

Kinh nguyệt là sự bong ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung của nữ giới (thường được gọi là dạ con). Máu kinh nguyệt thì một phần là máu và một phần là mô từ bên trong tử cung, khi đến tháng, máu  này sẽ chảy từ tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nhiều người là 28 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nhiều người là 28 ngày. Ảnh minh họa

Ở mỗi phụ nữ có độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ khác nhau, nhưng trung bình có kinh sau mỗi 28 ngày. Vậy chu kỳ thông thường dài hơn hoặc ngắn hơn mức này có phải là chu kỳ kinh nguyệt bình thường không?

Vậy kinh nguyệt bình thường là gì?

Với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thông thường là 28- 30 ngày. Tuy nhiên, Có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ được xem là bình thường.

Chẳng hạn với một chu kỳ ngắn sẽ lặp lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày, điều này cũng nằm trong phạm vi bình thường

Thông thường số ngày 'rụng dâu' sẽ kéo dài 3- 5 ngày. Nếu chu kỳ này kéo dài từ 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được. Thậm chí có chị em chu kỳ kinh nguyệt quá 7- 10 ngày cũng được gọi là bình thường nếu như lượng máu ra rất ít.

Nguyên nhân có sự khác biệt này đôi khi có thể do mệt mỏi, căng thẳng, stress hay bệnh tật gây ra. Thậm chí, chu kỳ kinh nguyệt ở chị em có thể bị trì hoãn và bạn không cần phải lo lắng khi lỡ một chu kỳ.

Vậy nhưng nếu thường xuyên gặp chu kỳ rối loạn trên 40 ngày, hoặc dài ngày hơn nữa mà không mang thai, thì tốt nhất hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra xem cơ thể mình có vấn đề gì hay không.

Các triệu chứng kinh nguyệt bình thường: Ở một số tháng, vú của chị em có thể cảm thấy mềm khi có kinh. Tuy nhiên cũng có những thời điểm lại có thể thấy chướng bụng xung quanh hoặc thay đổi tâm trạng.

Nhiều người thắc mắc chu kỳ trên 28 ngày có phải là kinh nguyệt bình thường  không

Nhiều người thắc mắc chu kỳ trên 28 ngày có phải là kinh nguyệt bình thường  không. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các triệu chứng kinh nguyệt bình thường khác có thể xảy ra là chuột rút ở bụng dưới và lưng, các thay đổi về giấc ngủ, tâm trạng lâng lâng có thể cáu gắt, căng và tức vú, xuất hiện mụn, bụng phình to, cảm thấy đói hơn…

>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ có kinh nguyệt không đều ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Vậy chu kỳ kinh nguyệt thế nào là bất thường

Như đã nói ở trên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người rất khác nhau. Chẳng hạn với người này thời gian 'dâu rụng' chỉ kéo dài 2-3 ngày, nhưng ở người khác có thể kéo dài -8 ngày hoặc nhiều hơn.

Vì thế, khi gặp tình trạng bất thường , chị em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.

- Hiện tượng rong kinh: Đây là tình trạng bị ra máu nhiều và ra quá trên 7 ngày , có tính chu kỳ được cho là bất thường.

- Hiện tượng rong huyết: Đây cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Tình trạng rong kinh là nếu nếu kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh- rong huyết.

Đây là hiện tượng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó mà khi có triệu chứng như vậy, chị em nên đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

- Hiện tượng cường kinh: Đây là tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em, bởi nó có thể gây mất nhiều máu.

- Hiện tượng thiểu kinh: Đây là tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài, thông thường là ra kinh 1-2 ngày.

>>> Có thể bạn quan tâm: 9 cách trì hoãn kinh nguyệt an toàn, giúp chị em thoải mái đi chơi

Thời gian định kỳ kinh nguyệt bình thường và cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

1. Thời gian định kỳ kinh nguyệt bình thường

Với các bé gái có thể bắt đầu có kinh từ 10 tuổi trở lên, nhưng trung bình là khoảng 12 tuổi. Còn đến khoảng từ độ tuổi 50- 55, chị em sẽ bước sang độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh (khi hết kinh).

Trong độ tuổi từ 12- 52, một phụ nữ sẽ có khoảng 480 kỳ kinh, hoặc ít hơn nếu phụ nữ có bầu.

Một vòng chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Một vòng chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Ảnh minh họa

Trong 1 hoặc 2 năm đầu tiên sau khi kinh nguyệt bắt đầu, chị em có xu hướng có chu kỳ dài hơn không bắt đầu vào cùng một thời điểm mỗi tháng. Còn với phụ nữ lớn tuổi thường có chu kỳ ngắn hơn và đều đặn hơn.

Tuy nhiên, với những chị em đang đặt vòng tránh thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, có thể bị thay đổi thời gian của kinh nguyệt. Thời gian kéo dài kinh nguyệt của phụ nữ cũng khác nhau.

2. Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Chị em có thể biết được tình trạng kinh nguyệt bình thường của mình bằng cách theo dõi chu kỳ của mình trong 3 tháng với những đặc điểm sau:

  • Lượng máu kinh nhiều hay ít
  • Khi kỳ kinh bắt đầu và khi nào nó dừng lại
  • Có nhiều cục máu đông hay không
  • Chuột rút nghiêm trọng như thế nào
  • Có ra máu bất thường giữa các kỳ kinh hay không
  • Tần suất cần thay miếng băng vệ sinh
  • Tâm trạng thay đổi ra sao.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 loại thảo dược chữa kinh nguyệt không đều theo dân gian

Hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp cho thắc mắc của chị em chu kỳ kinh nguyệt bình thường là thế nào. Vì vậy nếu thấy có điều bất thường, hãy đi khám bác sĩ ngay nha.

Link bài xem thêm:

Dấu hiệu sẩy thai, dọa sẩy thai phải nhớ nằm lòng để bảo vệ thai nhi

Mách mẹ cách đếm cử động thai để biết con khỏe mạnh hay đang kêu cứu

Hiện tượng mang thai giả là gì, làm sao để phát hiện sớm?