Có dấu hiệu nhưng không có kinh khiến tâm trạng chị em hồi hộp và lo lắng. Liệu đây có phải điều gì quá nguy hiểm hay không?

Kinh nguyệt dù đến mỗi tháng một lần nhưng không phải lúc nào cũng cố định. Có những lúc kinh nguyệt nhanh bất thường hoặc muộn bất thường, thậm chí điều đáng lo hơn hết chính là có dấu hiệu nhưng không có kinh. Cảm thấy chướng bụng, khó tính, mệt mỏi, co thắt bụng dưới, nổi nhiều mụn trên mặt, đau lưng,... rất giống trong thời kỳ kinh nguyệt, song lại không hành kinh. Nguyên nhân là vì đâu?

Nguyên nhân có dấu hiệu nhưng không có kinh

Có những nguyên nhân cơ bản để gây nên tình trạng này:

Do có thai

Rất có thể bạn đã mang thai bởi dấu hiệu đến kỳ kinh nhưng không có kinh. Nếu đã quan hệ tình dục không tránh thai, quên uống thuốc ngừa thai hoặc xuất tinh ngoài thì tốt nhất là nên kiểm tra xem mình có thai hay không. Bởi nhiều triệu chứng của mang thai cũng rất giống với khi bạn sắp hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.

Do áp lực

Cuộc sống không tránh được những lúc bản thân thấy căng thẳng, mệt mỏi đến từ gia đình, công việc, tình cảm,... Chính vì điều này sẽ dễ khiến bạn bị mất kinh vì căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu, làm mất cân bằng nhiều hormone khác trong cơ thể bao gồm hormone điều hòa sự rụng trứng và tử cung. 

có dấu hiệu nhưng không có kinh lâu ngày

Stress là nguyên nhân khiến kinh nguyệt rối loạn. Ảnh minh họa

Khi bạn bị căng thẳng, nội mạc tử cung vẫn phát triển nhưng lại không bong tróc được, kỳ kinh sẽ không đều và bạn cũng sẽ bị co thắt bụng dưới. Tùy theo mức độ stress của bạn như thế nào, nhưng có người sẽ không có kinh trong vòng 2, 3 tháng thậm chí lâu hơn nữa. Điều này nếu không khắc phục sẽ gây nên tình trạng không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì vậy nên khám bác sĩ, tập thể dục hay yoga, gặp bạn bè, gia đình để tìm cách giải tỏa căng thẳng và kỳ kinh sẽ trở lại đều đặn hơn.

Do bệnh tuyến giáp

Nằm ở vùng trước cổ, tuyến giáp có chức năng điều hòa nhiều hoạt động của cơ thể, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt nên khi tuyến giáp gặp vấn đề bất thường thì cơ thể sẽ không sản xuất lượng hormone thích hợp. Tuyến giáp sẽ điều hòa chức năng não bộ khiến bạn xuất hiện các vấn đề về tâm thần như thay đổi tâm trạng thất thường. Âm đạo có thể bị ra máu nhưng ít và hay co thắt bụng dưới do lớp nội mạc tử cung dày lên mà không bong tróc khi không có sự rụng trứng. 

Vì vậy, đến ngày không có kinh mà kèm theo các dấu hiệu của tuyến giáp như sụt cân hay tăng cân nhanh chóng, run tay, hồi hộp, mệt mỏi nhiều thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

Do u nang buồng trứng

Mỗi tháng buồng trứng sẽ phát triển vài nang để chuẩn bị cho việc rụng trứng nhưng chỉ có 1 nang là có thể phóng noãn. Các nang khác sẽ bị thoái hóa. U nang buồng trứng xảy ra khi bạn không có sự rụng trứng tương tự như hội chứng đa nang buồng trứng và thường không gây triệu chứng nhưng thỉnh thoảng làm đau bụng dưới giống như đau bụng kinh, hoặc đau dữ dội đến mức đi cấp cứu. 

Nếu bị đau bụng bất thường như vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất và điều trị kịp thời.

>>> Có thể bạn quan tâm: Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì do đâu?

Làm gì khi có dấu hiệu nhưng không có kinh?

Sử dụng thuốc

Cách này chỉ áp dụng khi muốn điều trị tại chỗ nhằm giảm kích thước khối u (nếu có), điều trị các tổn thương thực thể, vị trí nhiễm, giảm đau bụng kinh và giúp kinh nguyệt trở lại.

Phẫu thuật

Thường chỉ áp dụng trong các trường hợp có dấu hiệu nhưng không có kinh nguyệt do điều trị bằng thuốc không có kết quả hoặc tình trạng do u xơ tử cung, phẫu thuật loại bỏ mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung như bệnh lạc nội mạc tử cung.

Mẹo dân gian

Một số cách dân gian giúp cải thiện tình trạng này như uống ích mẫu giúp giảm đau bụng kinh hoặc thống kinh. Sử dụng ngải cứu hoặc uống nước sắc hương phụ, ăn nghệ đen.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt hằng ngày và chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi hay thói quen vận động sẽ giúp cải thiện đau bụng kinh khi không có máu. Chị em nên dùng thực phẩm giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn như thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua,...), dứa, gừng, nghệ,...

có dấu hiệu nhưng không có kinh ăn gì

Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C. Ảnh minh họa

Song song đó, chị em nên hạn chế đồ ăn cay nóng, không ăn nhiều thức ăn lạnh mang tính hàn. Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Ngủ đủ giấc, thư giãn đầu óc, giữ tinh thần luôn thoải mái. Đặc biệt là bổ sung nhiều thức ăn có hàm lượng Magie và sắt.

dấu hiệu nhưng không có kinh gây ra tình trạng khó chịu cho chị em phụ nữ và lo lắng vì không biết cơ thể có gì bất thường hay không. Vì vậy, đừng nên chủ quan mà hãy chủ động đến gặp bác sĩ, nếu biết stress là nguyên nhân chủ yếu thì phải tìm cách giải tỏa. Đừng để tình trạng này kéo dài bởi dễ kéo theo nhiều hệ lụy khác.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều -6 loại nước uống cứu cánh chị em

Chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc dân gian

Hội chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ