Tiêm HPV là cách tốt nhất để chị em phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm như K cổ tử cung (TC). Mũi này chỉ tiêm 1 lần, có thể tiêm từ 9 tuổi và hiện có giá trung bình từ 1,5 đến 2 triệu.

Vậy nhưng, vấn đề là lại xuất hiện trường hợp dù đã tiêm chủng đầy đủ mà vẫn mắc căn bệnh nguy hiểm này đấy mọi người ạ

Cụ thể là mới đây mình thấy trên báo chia sẻ trường hợp một phụ nữ, dù đã tiêm HPV nhưng cô ấy vẫn mắc K cổ TC. Vì sao vậy?

Giờ mình chia sẻ câu chuyện này để mọi người biết lý do vì sao nha.

Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây K cổ TC

Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây K cổ TC. Ảnh minh họa/Nguồn: Sohu

Người phụ nữ bất ngờ phát hiện mắc bệnh K cổ TC dù đã tiêm phòng

Người phụ nữ này là cô Lý (35 tuổi, ở Hồ Bắc, Trung Quốc), được phát hiện mắc bệnh K cổ TC trong lần khám sức khỏe mới đây.

Điều này khiến cô vô cùng bất ngờ và khó tin, bởi trước đó cô từng tiêm phòng ung thư cổ tử cung, hay còn gọi là mũi HPV (virus u nhú ở người).

Không chỉ vậy, kết quả xét nghiệm HPV (nguyên nhân chính gây UT CTC) của cô cũng là âm tính, nhưng vì sao cô vẫn bị K cổ TC?

Bác sĩ nói gì về trường hợp này

Liên quan đến điều này, bác sĩ điều trị cho cô Lý giải thích rằng, K cổ TC là khối u ác tính phổ biến nhất của hệ sinh sản ở phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mệnh của bệnh nhân.

Chuyên gia này cũng cho biết, mặc dù hầu hết những người bị K cổ TC đều có liên quan đến nhiễm HPV. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mắc K cổ TC vẫn được phát hiện không bị nhiễm HPV. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm HPV của họ là âm tính.

Đây chính là loại ung thư được gọi là K cổ TC không liên quan đến HPV.

Như vậy theo bác sĩ, với việc phổ biến tiêm vắc xin HPV và tầm soát K cổ TC, tỷ lệ mắc căn bệnh này không liên quan đến HPV sẽ dần tăng lên. Trong đó, căn bệnh K biểu mô tuyến là loại K cổ TC không liên quan đến HPV phổ biến nhất.

Do đó, với những chị em có kết quả âm tính với HPV, vẫn nên đi tầm soát K cổ TC thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Dù vậy, nếu bị nhiễm virus HPV thì vẫn là nguyên nhân chính gây ra K cổ TC. Vì vậy, việc tiêm phòng HPV chính là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus này.

Đặc biệt là khi đã có tiền sử nhiễm HPV và tiền sử tổn thương cổ TC mức độ cao, chị em nên tiêm phòng HPV ngay. Hơn nữa, nên tiêm phòng càng sớm thì hiệu quả càng tốt và chủng ngừa phù hợp với từng lứa tuổi.

hình ảnh

Người phụ nữ mắc bệnh K cổ tử cung dù đã tiêm phòng HPV. Ảnh minh họa/Nguồn: Sohu

Vậy vắc xin HPV thực sự có thể phòng bệnh K cổ TC 1 lần và mãi mãi không?

Mặc dù vắc xin HPV có thể bảo vệ cổ TC khỏi nguy cơ UT. Tuy nhiên, theo bác sĩ nó không bao gồm tất cả các loại HPV nguy cơ cao.

Lý do vì K cổ TC không liên quan đến HPV cũng không thể phòng ngừa bằng vắc xin. Hơn nữa, K cổ TC thông qua quá trình tổn thương tiền K cổ TC. Nên đối với những bệnh nhân này, cần tầm soát các tổn thương ở cổ TC và điều trị kịp thời.

Do đó, đối với chị em ở độ tuổi thích hợp, một lần nữa bác sĩ khuyến cáo, nên tầm soát K cổ TC thường xuyên ngay cả khi họ đã được tiêm phòng HPV hoặc âm tính với HPV.

Và mặc dù mũi tiêm phòng có thể không bảo vệ 100% nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em nên tiêm và đặc biệt là những người có con gái nên cho các bé tiêm sớm để được bảo vệ sớm, từ 9 dến 26 tuổi, chưa 'yêu đương' là điều kiện thích hợp để tiêm mũi vắc xin này

7 dấu hiệu K cổ TC sớm nhất như sau:

- Chu kỳ bất thường: K cổ TC  có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng. Đây chính là nguyên nhân có thể khiến chu kỳ bị chậm, 'dâu' có màu đen sẫm…

- Ra máu bất thường: Đây là triệu chứng phổ biến của K cổ TC. Người bệnh có thể bị ra huyết vào giữa các chu kỳ, trong hoặc sau khi 'gần gũi' hoặc bất kỳ lúc nào sau khi mãn kinh.

- Đau, khó chịu khi 'yêu': Đau khi 'gần gũi' cũng có thể là một trong những dấu hiệu K cổ TC ngay từ giai đoạn đầu.

- Đau vùng xương chậu, đau lưng dưới: Các cơn đau này có thể từ âm ỉ đến buốt, tập trung ở một vị trí ở vùng xương hông, sau đó cơn đau khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện cùng lúc ở bất kỳ khu vực nào ở khu vực xương hông.

Nếu chị em không trong chu kỳ và cơn đau chỉ mới gần đây, thì có thể đó chính là dấu hiệu của K cổ TC.

- Tiết dịch có mùi hôi: Nếu chị em thấy dịch tiết nhiều bất thường, có màu xanh hoặc vàng hoặc có mủ lẫn máu, thì đây có thể là dấu hiệu UT giai đoạn đầu.

- Sưng đau ở chân: Tình trạng đau và sưng chân có thể do khối u phát triển lớn dần vaf gây chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu.

-  Thay đổi thói quen đi tiểu: Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc có ít máu trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của đau và sưng chân cảnh báo K cổ TC.

Tóm lại K cổ TC là bệnh phổ biến ở nữ giới, bệnh có thể phòng ngừa được nhờ tiêm vắc xin HPV. Thế nhưng dù đã tiêm chủng, chị em vẫn có nguy cơ mắc bệnh như người phụ nữ trong câu chuyện báo chí vừa chia sẻ đâu nhé.

Điều này cũng vì vắc xin cũng không thể phòng ngừa tất cả các virus HPV nguy cơ cao, và cũng không ngăn được K cổ TC không liên quan đến virus này.