Không có kinh nguyệt là tình trạng khiến chị em lo lắng mỗi khi đến tháng. Một số điều sau đây chị em cần hiểu để giải tỏa nỗi phiền muộn này.
Đối với phụ nữ, những thay đổi dù nhỏ nhất của cơ thể và liên quan đến sinh sản đều cần đặc biệt lưu ý. Tình trạng đến tháng mà không có kinh nguyệt càng làm chị em stress hơn. Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và khả năng sinh sản hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp phần nào những trăn trở của chị em.
Đến tháng mà không có kinh nguyệt
Kinh nguyệt là gì?
Đầu tiên, chúng ta nên hiểu kinh nguyệt chính là kết quả của việc niêm mạc tử cung bong ra, mang tính chu kỳ sự thay đổi của nội tiết làm máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài trung bình trong khoảng 28 ngày với lượng máu mất ở mỗi kỳ là 50 - 150ml.
Không có kinh nguyệt là nỗi lo của rất nhiều chị em. Ảnh minh họa
Đến kỳ kinh, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau. Người thấy bình thường nhưng có người đau bụng nhiều, đau lưng, mỏi vai, uể oải, nhức đầu,... Sau 1, 2 ngày đầu thì cơ thể quay về trạng thái bình thường, sau 4, 5 ngày thì kinh nguyệt hết hẳn.
Không có kinh nguyệt là vì sao?
Đến tháng nhưng không có kinh nguyệt là điều khiến chị em lo lắng. Ngoài những nghi ngờ như có thai, cơ thể bất ổn,... thì chuyện không có kinh cũng làm chị em mệt mỏi, đau buốt. Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất nhiều, có thể kể tên như:
Căng thẳng: Trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài rất dễ khiến cho quá trình sản xuất hormone giải phóng gonadotropin bị thay đổi, từ đó làm cản trở sự rụng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh. Nếu cuộc sống có nhiều điều khiến bạn stress như: Công việc, tình cảm, gia đình,... thì sẽ ảnh hưởng đến chuyện kinh nguyệt.
Bệnh lý mạn tính: Có một số bệnh lý mạn tính như: Tuyến giáp, buồng trứng đa nang, đái tháo đường, u tuyến yên,... khiến cho nữ giới bị mất kinh cho đến khi bệnh được điều trị hiệu quả.
Thể dục quá sức: Bất kể việc gì cũng nên có giới hạn, thể dục thể thao cũng vậy. Nếu quá sức thì có thể làm cho hormone tuyến giáp và tuyến yên bị thay đổi dẫn đến rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt cũng bất thường. Kết quả là phụ nữ đến tháng vẫn không có kinh nguyệt. Vì vậy, duy trì việc tập thể dục khoảng 1 - 2 giờ mỗi ngày thì cơ thể khỏe mạnh mà không gây nên tình trạng mất kinh.
Đang cho con bú: Rất nhiều phụ nữ trong quá trình cho con bú thì không có kinh nguyệt, kinh ít hoặc kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ đã cung cấp tất cả lượng calo cần thiết cho con rồi.
Mang thai ngoài dạ con: Hiện tượng không có kinh ở nữ giới là xuất phát từ nhiều nguyên nhân và trong đó có nguyên nhân ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ. Vì vậy, tình trạng không có kinh nguyệt xảy ra trên 2 tháng hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường về bất khỏe thì tốt nhất nữ giới nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách khắc phục không có kinh nguyệt sau sinh chuẩn khoa học
Phụ nữ làm gì khi không có kinh nguyệt
Không có kinh nguyệt có sao không?
Đừng bao giờ chủ quan khi có bất kỳ triệu chứng rối loạn nào trong cơ thể, đặc biệt là liên quan đến kinh nguyệt. Dù là tắt kinh tạm thời bắt nguồn từ yếu tố sinh lý hay nguyên nhân bệnh lý thì đều cho thấy sức khỏe phụ khoa của chị em đang gặp vấn đề.
Nên đến gặp bác sĩ nếu không có kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Tình trạng không có kinh nguyệt dễ khiến chị em suy giảm ham muốn quan hệ, sợ gần gũi bạn tình. Sức khỏe cũng nhanh chóng suy giảm, tinh thần tuột dốc vì thường xuyên thấy mệt mỏi. Ngoài ra còn dễ gây ra các biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,... hoặc đe dọa đến chức năng sinh sản nếu không nhanh chóng điều trị.
Làm gì khi không có kinh nguyệt
Chỉ cần trong vòng 1 tháng mà kinh nguyệt không xuất hiện thì bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Không có kinh mà kèm theo các dấu hiệu khác như đau đầu, tầm nhìn thay đổi, buồn nôn hoặc nôn, sốt, rụng tóc, tiết sữa ở ngực,... thì đến bệnh viện khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân thông qua những xét nghiệm và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ có kinh nguyệt không đều ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Tóm lại điều quan trọng là, bạn cần thay đổi lối sống, ăn uống, sinh hoạt đều độ và ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn để kinh nguyệt sớm có trở lại. Đối với các chất gây nghiện hoặc không tốt cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, cafe,... thì nên tránh hoặc hạn chế đến mức thấp nhất.
Không có gì quan trọng hơn sức khỏe, vì vậy hãy chú ý nạp vào cơ thể những gì tốt, thật sự có ích. Không có kinh nguyệt cũng là một trong những việc bạn nên tập trung chữa sớm để cơ thể mạnh khỏe hơn.
Link bài xem thêm:
Dấu hiệu sẩy thai, dọa sẩy thai phải nhớ nằm lòng để bảo vệ thai nhi