Kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe sinh sản nhưng nhiều chị em không biết nguyên nhân để khắc phục.
Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và có thể xảy ra ở bất kỳ chị em nào. Không hẳn những ai kinh nguyệt ra ít đều là biểu hiện của bệnh lý nhưng nếu để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản về sau. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân kinh nguyệt ít do đâu để khắc phục sớm là thực sự cần thiết.
Điểm mặt 10 nguyên nhân kinh nguyệt ít hơn bình thường
1. Mất nhiều máu
Tình trạng mất nhiều máu trong hoặc sau sinh khiến cơ thể thiếu oxy, ảnh hưởng tới tuyến yên và gây hội chứng Sheehan làm giảm việc sản xuất các loại hormone, bao gồm những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
2. Tử cung có sẹo
Phụ nữ từng trải qua các thủ thuật nong và nạo tử cung (dilation and curettage procedures) để chẩn đoán và điều trị một số bệnh tử cung hoặc bỏ thai mà không gặp biến chứng gì. Thủ thuật này đôi khi cũng để lại sẹo nghiêm trọng khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Tử cung có sẹo là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít và thậm chí kéo dài
3. Hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra, khiến kinh nguyệt ra ít. Tình trạng có thể xảy ra sau khi trải qua một số phẫu thuật cổ tử cung như thủ thuật khoét chóp cổ tử cung để loại bỏ tổn thương cổ tử cung hoặc cắt bỏ nội mạc tử cung.
4. Mãn kinh
Khi thấy kinh nguyệt ra ít, cần để ý đến độ tuổi bởi đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang dần thay đổi. Có không ít phụ nữ ra rất nhiều kinh nguyệt ở độ tuổi từ 20 - 30 nhưng lại có ít kinh nguyệt hơn khi 40 tuổi.
5. Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng buồng trứng sản xuất hormone sinh dục nam androgen nhiều một cách bất thường. Thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng gây kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít và mất kinh.
Kinh nguyệt ít cũng có thể là do tình trạng buồng trứng đa nang gây nên
6. Biện pháp tránh thai
Các phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên uống tránh thai, miếng dán tránh thai, que cấy tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết không những khiến kinh nguyệt ra ít mà còn khiến kinh nguyệt có màu tối hoặc mất kinh.
7. Bệnh cường giáp
Là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Kinh nguyệt ra ít bất thường và mất kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu của căn bệnh này.
8. Căng thẳng
Nếu đang bị trầm cảm hoặc phải trải qua những đau buồn lớn rất có thể bị mất cân bằng hormone và kinh nguyệt ra ít. Ngoài stress về mặt tâm lý, lịch tập thể dục quá mức cũng gây căng thẳng về mặt thể chất và làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt
9. Cân nặng thay đổi
Khi bạn tăng cân, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể sẽ khiến hormone mất cân bằng. Chế độ ăn kiêng giảm cân hạn chế calo khiến cơ thể căng thẳng, làm mất cân bằng hormone. Vậy nên, cân nặng thay đổi dễ khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc kinh nguyệt ra ít hơn bình thường.
Cân nặng ở phụ nữ bị thay đổi khiến kinh nguyệt thất thường và lượng máu kinh ít
10. Mang thai ngoài tử cung
Tình trạng kinh nguyệt ra ít trong thai kỳ có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Nó là tình trạng trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung do gặp một số viêm nhiễm ở ống dẫn trứng, đặt vòng tránh thai hoặc có sẹo ở tử cung.
>>> Có thể bạn quan tâm: Điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà thế nào?
Cách điều trị kinh nguyệt ra ít sao cho đúng?
Kinh nguyệt không đều, ra ít ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý nữ giới do lo sợ bị vô sinh - hiếm muộn. Để phòng tránh và điều trị hiệu quả khi thấy kinh nguyệt không đều còn ra ít, chị em cần lưu ý:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách;
- Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết nguyên nhân, tình trạng, cách trị bệnh;
- Ăn uống khoa học, cân bằng chất dinh dưỡng, tránh để tăng/giảm cân đột ngột;
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh thức khuya, dậy sớm hay thay đổi thời gian biểu đột ngột;
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, sinh hoạt điều độ;
- Định kỳ 6 tháng/lần đi khám phụ khoa để phát hiện và điều trị bệnh sớm, hiệu quả.
Qua đây, chị em đã biết được nguyên nhân kinh nguyệt ít là gì và cách phòng, điều trị ra sao. Tình trạng kinh nguyệt ra ít có thể không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi chu kỳ của mình. Nếu bạn đã sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tốt nhưng lượng kinh nguyệt sau vài tháng vẫn không bình thường, tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt nhé.
>>>Xem thêm bài viết liên quan: