Nói đến vi khuẩn HP chắc chắn nhiều người không còn lạ gì nữa. Theo thống kê, khoảng 60-70% dân số ở Việt Nam dương tính với vi khuẩn này. Thực tế là nó rất phổ biến nhưng cũng có những người phát hiện ra để điều trị còn cũng có những người phải đến khi nó gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn mới biết, trong đó biến chứng đáng sợ nhất do vi khuẩn này gây ra chính là bệnh ung thư dạ dày.
Hôm nay, mình lên báo VietNamNet thấy có bài đăng rất hay phân tích về loại vi khuẩn này, đặc biệt là làm sao để phòng chống khi có những gia đình cả nhà đều bị, trong đó có cả những em bé đã nhiễm loại vi khuẩn này thì làm sao có thể phòng được nguy cơ ung thư cho các bé sau này.
Thấy bài báo rất hữu ích, mình chia sẻ lại thông tin ở đây cho mọi người cùng biết nhé.
Vi khuẩn HP, ảnh minh họa, nguồn: RE
Có một bạn đọc tên là Bùi Thị Hạnh, người ở Long Biên, Hà Nội đã đặt câu hỏi cho bác sĩ như sau:
'Vào tuần trước, khi tôi đi kiểm tra sức khỏe thì được bác sĩ thông báo tôi bị trào ngược kèm theo tình trạng viêm loét dạ dày, đặc biệt là dương tính với vi khuẩn HP. Tôi nhớ lại rằng trước đó, chồng tôi cũng nhiễm loại vi khuẩn HP và đã được điều trị. Cảm thấy khá lo lắng nên vợ chồng tôi sau đó đã đưa hai con trai đi kiểm tra xem có bị nhiễm vi khuẩn này hay không thì kết quả là cả 2 con nhỏ đều dương tính với HP.
Hiện giờ tôi đang rất lo lắng vì tôi được biết đây là vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày. Vậy làm thế nào để diệt trừ hết được vi khuẩn HP và phòng tránh nguy cơ bị ung thư cho những người không may bị nhiễm? Xin cảm ơn bác sĩ.'
Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Hà Vũ Thành, đang làm tại Khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương đã có những tư vấn như sau:
HP là một loại vi khuẩn (có tên đầy đủ là Helicobacter pylori) được coi như t/h/ủ p/h/ạ/m gây viêm loét dạ dày tá tràng. Trên thực tế, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP rất phổ biến nhưng phần nhiều người dân không biết mình nhiễm bởi vì vi khuẩn này không gây ra bất kỳ triệu chứng gì đặc trưng để nhận biết.
Bác sĩ Thành cho biết: Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi như: Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không, thậm chí có nhiều người không tránh khỏi hoang mang vì sợ mình cứ nhiễm vi khuẩn HP là sẽ bị ung thư dạ dày.
Sự thật có phải như vậy không
Bác sĩ Thành phân tích: Thực tế, nhiễm HP không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Bởi vì vi khuẩn HP thường xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Dân số thế giới có tới hơn 50% nhiễm vi khuẩn HP.
Nhiều người nhiễm vi khuẩn HP, ảnh: VNN
Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính khoảng 60-70% tổng dân số. Trong đó theo thống kê, 80% người nhiễm vi khuẩn HP thường không có triệu chứng đặc trưng, có khoảng 15-20% có thể bị viêm loét dạ dày và đặc biệt là chỉ từ 1-3% người nhiễm HP trong số đó có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Quá trình từ khi nhiễm vi khuẩn HP chuyển thành ung thư dạ dày có thể từ vài năm tới vài chục năm.
Vì sao vi khuẩn HP lại có khả năng gây ung thư dạ dày: Lí do là vì nó là chất xúc tác gây hình thành các ổ viêm trong dạ dày. Chính các ổ viêm này lâu ngày sẽ sản sinh ra các gốc tự do, từ đó tạo điều kiện cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Thông thường người nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng tức là nó không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Còn đối với những người nhiễm HP kèm theo tình trạng viêm loét dạ dày sẽ có dấu hiệu như đau bụng sau khi ăn, cảm giác buồn nôn, ợ nóng, bị đầy hơi, có tình trạng hôi miệng, chán ăn, giảm cân...thì cần được điều trị.
Vi khuẩn HP hoàn toàn tiêu diệt được bằng phác đồ điều trị thích hợp. Bác sĩ kê đơn thuốc cho trường hợp cần thiết như phối hợp các kháng sinh, thuốc giảm tiết axit. Những người cần điều trị vi khuẩn HP thường là các trường hợp bị viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày dương tính HP, từng điều trị ung thư dạ dày, viêm teo dạ dày.
Trong quá trình điều trị vi khuẩn HP, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Lời khuyên của bác sĩ là hãy tăng cường các thực phẩm lành mạnh như rau, củ quả, đặc biệt là bông cải xanh, củ cải, cà rốt, ớt xanh. Tăng thêm các loại gia vị tốt cho người bị viêm dạ dày có vi khuẩn HP như nghệ, dầu ô liu, tỏi, mật ong...sẽ rất tốt cho quá trình điều trị.
Chú ý: Bệnh nhân phải uống đủ thuốc, đúng liều lượng và tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều lượng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn không được diệt trừ hết, gây kháng thuốc sẽ dẫn tới hậu quả là khó điều trị hơn. Nếu người bệnh muốn dùng thêm thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ điều trị khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, nướng, đồ ăn chứa nhiều axit, đồ uống có cồn, cà phê, đồ uống có gas, chất kích thích.
Lưu ý, tình trạng dương tính với vi khuẩn này không phải cấp tính nên những người đang mắc bệnh cấp tính sẽ trì hoãn điều trị HP, ưu tiên bệnh khác.