Ung thư đã trở thành “căn bệnh quốc dân” và là nguồn cơn của những ca tử vong hàng năm. Ở phụ nữ, có tới 6 căn bệnh ung thư mà chị em dễ mắc nhất, nắm được điều này, chị em có thể đưa ra một chế độ sống và ăn uống lành mạnh để phòng ngừa ung thư bảo vệ sức khỏe của mình.



1. Ung thư cổ tử cung



Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh, ung thư cổ tử cung đang dần trẻ hóa, do tuổi quan hệ tình dục sớm hơn trước.


Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh - Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi 40-60, nhưng thường gặp nhất với những người 50-55 tuổi. Tuy vậy, mầm mống gây bệnh là vi rút HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của bé gái có sớm hơn 10 năm trước, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi đời còn rất trẻ.


Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, trên thế giới mỗi năm hiện có trên 500.000 ca ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán và khoảng 250.000 ca ung tử vong do ung thư cổ tử cung. Riêng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, mỗi bốn phút lại có một phụ nữ qua đời vì căn bệnh này.


2. Ung thư vú


Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998 thì ung thư vú đứng đầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Cũng theo IARC, xuất độ chuẩn hóa theo tuổi của ung thư vú ở phụ nữ là 92,04 (trên 100 000 dân) ở châu Âu và 67,48 (trên 100 000 dân) trên toàn thế giới vào năm 1998, đều là cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới.


Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân) và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân) sau ung thư cổ tử cung mà xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân).



3. Ung thư buồng trứng


Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Ở Mỹ thì đây là ung thư có tỉ suất cao thứ hai sau ung thư thân tử cung và là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao nhất cho phụ nữ Mỹ.


Trên toàn thế giới, ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung, và cũng là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung.


Tại Việt Nam theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể thì xuất độ ung thư buồng trứng năm 2000 ở Hà Nội là 4,4/100.000 dân và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 3,7/100.000 dân. Ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 3 sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, phụ nữ có nguy cơ cao. Trái lại tỷ lệ thấp ở Nhật và các quốc gia đang phát triển. Phụ nữ châu Phi ở Mỹ cũng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Ung thư buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ trẻ khoảng lứa tuổi 14-15 nhưng tuổi trung bình của ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hậu mãn kinh.


4. Ung thư phổi


Theo số liệu nghiên cứu ung thư ở Anh thì số trường hợp ung thư phổi ở phụ nữ đang tiếp tục gia tăng.


Hơn 18.000 phụ nữ Anh có chẩn đoán ung thư phổi năm 2009 so với chưa đến 8.000 người vào năm 1975, với hơn 80% số trường hợp có liên quan với thuốc lá. Ung thư phổi thường gặp hơn ở nam giới, với hơn 23.000 trường hợp trong năm 2009, song tỉ lệ mắc ở nam giới đang giảm nhanh, còn tỷ lệ ung thư phổi ở nữ giới lại tăng.


Ngoài nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng thuốc lá rượu bia, thì nguyên nhân phổ biến khiến chị em mắc bệnh này là do phải tiếp xúc khói thuốc từ người thân hoặc môi trường làm việc. Tương tự, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, cũng nhấn mạnh, phần lớn các bệnh nhân ung thư phổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện, khi khai thác tiền sử cho thấy bệnh nhân đã từng hút thuốc trong một thời gian dài, thường từ 10 năm trở lên. Các bệnh nhân không hút thuốc thì trong gia đình cũng có người hút thuốc lá.


Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự. Điển hình trong số các loại ung thư ảnh hưởng từ hút thuốc thụ động là ung thư phổi ở nữ giới. Đó là nguyên do khiến ung thư phổi xảy ra ở phụ nữ đứng hàng thứ 4 do ảnh hưởng từ những người xung quanh hút thuốc.


5. Ung thư trực tràng


Theo TTUT.PGS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Theo GLOBOCAN 2012 (ghi nhận ung thư thế giới), ung thư đại trực tràng là loại ung thư thường mắc thứ 3 ở nam giới (chiếm 10% các loại bệnh ung thư ở nam) và thứ 2 ở nữ giới ( chiếm 9,2% các loại bệnh ung thư ở nữ).


Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới trong đó là 1,36 triệu ca ung thư đại trực tràng và 8,2 triệu ca triệu ca tử vong do ung thư trong đó gần 700.000 ca ung thư đại trực tràng. Số liệu tại Mỹ ước tính năm 2016 nước Mỹ có trên 134.000 ca ung thư đại trực tràng mới mắc và khoảng 49.000 ca tử vong do bệnh này.


“Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới với số mắc mỗi năm khoảng 8.000 ca, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn 13.000. Ung thư đại trực tràng cũng đứng thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, với khoảng hơn 6.000 ca mắc mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn 11.000”- PGS.TS Trần Văn Thuấn nói.


6. Ung thư nội mạc tử cung


Trong năm 2012, ung thư nội mạc tử cung xảy ra trong 320.000 phụ nữ và gây ra 76.000 ca tử vong. Điều này làm cho nó trở thành thứ ba nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong từ bệnh ung thư của phụ nữ, đằng sau buồng trứng và ung thư cổ tử cung. Nó là phổ biến hơn ở các nước phát triển và là loại ung thư phổ biến nhất ở đường sinh dục nữ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung đã tăng ở một số quốc gia giữa thập niên 1980 và 2010. Điều này được cho là do số lượng ngày càng tăng của người cao tuổi và tăng tỉ lệ béo phì.


(Tổng hợp)