Một trong những bệnh lý về khớp khá phổ biến hiện nay là hiện tượng sái quai hàm. Đây là một dạng bệnh khiến phần xương hàm trật, lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Vậy sái quai hàm là gì? Người bệnh bị sái quai hàm vì những nguyên nhân nào? mời bạn đọc cùng duocmyphamkhanglinh.vn tìm hiểu qua bài chi sẻ sau đây
Xem thêm:
1. Tìm hiểu: Sái quai hàm là gì?
2. Sái quai hàm vì những nguyên nhân nào gây ra?
Bị viêm nhiễm ở vùng mũi và vùng họng.
- Khi tư thế nằm ngủ không đúng và những người hay nằm ngửa hoặc nằm sấp với tư thế này quá lâu cũng có thể khiến quai hàm bị lệch.
- Người thường xuyên nghiến răng trong khi ngủ cũng có thể bị sái phần quai hàm.
- Cười lớn hoặc ngáp quá mạnh hay há miệng to khi ăn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Những người thường xuyên hoạt động quá sức và liên tục mang vác nặng nề, tạo áp lực lên vùng cổ và vai khiến cho những phần cơ bị căng.
- Người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc bị stress kéo dài cũng là nguyên nhân khá phổ biến.
Sái vùng quai hàm là một loại bệnh viêm khớp tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những người bị sái quai hàm cũng không cần phải quá lo lắng khi có dấu hiệu mắc căn bệnh này. Khi phát hiện bệnh, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách để tránh để lại biến chứng nguy hiểm.
3. Những triệu chứng nhận diện bệnh sái quai hàm
3.1. Vùng tai trước bị đau nhức và bị ù tai
3.2. Cổ và quai hàm bị cứng
3.3. Nghe thấy tiếng động khi há miệng
Có khá nhiều người đã tự ý tìm cách chữa chứng bệnh này tại nhà và khiến cho tình trạng trở nặng hơn. Nếu bạn thực hiện việc điều trị không chính xác có thể khiến cho nhiều biến chứng nguy hiểm xuất hiện như bị méo miệng hoặc bị lệch hàm. Vậy nên, nếu bị trật quai hàm bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.
4. Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị chứng sái quai hàm
- Cần ngủ đủ giấc và nằm đúng tư thế phù hợp.
- Tránh các loại thức ăn cứng, dai và cần phải nhai nhiều. Bạn nên ưu tiên những loại thức ăn mềm trong các bữa ăn hàng ngày.
- Thường xuyên thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng cho vùng xương bị ảnh hưởng.
- Xây dựng và có một thói quen sống lành mạnh và hạn chế tình trạng lo âu - stress.
- Không nên thực hiện các hoạt động, lao động nặng nề hay làm việc quá sức.
- Không nên tác động mạnh một cách thường xuyên vào khu vực xương hàm.
- Không nên ngáp to hay cười lớn quá nhiều.
- Hạn chế nghiến răng trong khi đi ngủ.
Nếu bạn được chỉ định phẫu thuật hàm để điều trị trật khớp thì phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ và nhớ tái khám đúng lịch hẹn. Bởi sau khi thực hiện phẫu thuật hàm sẽ xuất hiện những tác động xâm lấn ảnh hưởng đến khu vực này. Vậy nên, quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. Đặc biệt, bạn cần cẩn thận khi vệ sinh vết mổ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng nguy hiểm.
Nguồn: https://duocmyphamkhanglinh.vn/