Dù đuông dừa ngon cỡ nào cũng không nên buôn bán, lý do vì....
Vừa qua có thông tin ai buôn bán đuông dừa cho khách sẽ bị phạt 6 triệu đồng. Em cứ thắc mắc lý do tại sao thì mới được giải thích như vầy:
Quy định xử phạt nghiêm trọng:
Quy định: Đây là hình thức kinh doanh vi phạm hành chính. Hình thức kinh doanh này vi phạm Khoản 5, Điều 19 Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Trường hợp đã bị xử lý:
Sáng 27/7, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó chi cục trưởng Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre - cho biết, Chi cục vừa tiến hành xử phạt 1 chỗ kinh doanh bán đuông dừa ở Bến Tre Đó là trường hợp của ông Phạm Thế Hiền (chủ vườn ẩm thực Mai An Tiêm, tọa lạc tại ấp An Thuận, xã Mỹ Thạnh An, TP.Bến Tre) 6 triệu đồng vì có hành vi bán món ăn là đuông dừa cho thực khách.Cũng theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, thực hiện chỉ thị trên của UBND tỉnh, thời gian qua, Chi cục cũng đã phối hợp với ngành liên quan tiến hành tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người dân về việc cấm nhân nuôi đuông dừa và kiểm tra nhắc nhở, buộc các nhà hàng trên địa bàn ký cam kết không được kinh doanh đuông dừa
Vì sao đuông dừa bị cấm
Nhiều người thắc mắc là bán đuông dừa có gì sai, trong khi nó chỉ là món ăn cũng như những món ăn côn trùng thôi mà và đây chính là lời giải đáp:
Con đuông dừa là loài phổ biến: Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus Olivier) thuộc họ vòi voi (Curculionnidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) phân bố rất rộng trên thế giới, tại các nước châu Á chúng xuất hiện, gây hại hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam.
Con đuông dừa là loài trưởng thành nhanh: Trưởng thành đuông dừa là bọ vòi voi có kích thước khá to, chiều dài 35-40mm, có màu nâu đỏ nhạt, trên cánh có sọc nâu đen chạy song song, phần đầu có nhiều chấm. Phía đầu có một vòi dài, cong, miệng nhai ở đầu vòi, đầu vòi chiếm 1/3 chiều dài của thân. Trưởng thành cái có thể đẻ từ 300-500 trứng. Con đuông dừa là loài “sống khá lâu”Vòng đời trung bình khoảng 80-100 ngày, trong đó thời gian trứng 3-5 ngày, sâu non 50-70 ngày, nhộng 15-20 ngày. Trưởng thành có thể sống tới 3-4 tháng.
Con đuông dừa là loài “già hay trẻ đều sống gây hại”: Con đuông thành trùng và sâu non đều có thể gây hại trên dừa, nhưng tác hại chính là do sâu non gây ra. Thường gây hại bằng cách đẻ trứng vào lổ kiến vương đã đục, trứng nở ra sâu non phá hại. Phá chủ yếu là tàu hủ, xâm nhập ở đọt và ăn dần xuống thân. Đuông dừa ăn tạo ra tiếng động “rào rào” như tiếng máy chà lúa bên trong thân cây. Trong cây bị hại thường có nhiều sâu non. Tàu hủ dừa bị tấn công nặng sẽ làm cây dừa chết.
Con đuông dừa là loài “tàn phá lây lan”: Trong quá trình nuôi, thành trùng đuông dừa có khả năng bay ra ngoài và phát tán lây lan. Tính ra nó không chỉ ảnh hưởng 1 cây mà nó sinh sống mà còn có khả năng nhân lên để tàn phá những cây khác. Vậy nên, nếu ai cũng ham làm giàu bằng cách nuôi đuông dừa thì Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất của cả nước với trên 67.000ha sẽ bị thu hẹp còn 67ha không chừng nếu không được bảo vệ và ngăn chặn kịp thời.
Cả nhà nhớ share để mọi người có ý thức hơn trong việc kinh doanh nha. Chứ em thấy cấm thì cấm và phạt thì phạt chứ nhiều chỗ vẫn kinh doanh trái phép đấy ạ. Chưa kể món ăn này nó nhìn ghê, khủng khiếp như thế nào. Mà tự nhiên chỉ vì con đuông dừa cỏn con bán trong quán ăn với giá 10.000 đồng/con mà tàn phá đi hàng đống diện tích trồng dừa, hàng triệu cây dừa, hàng tỷ sản phẩm từ dừa thì uổng ghê hông.Em là fan cuồng dừa nên tổng hợp kiến thức và đưa ra ý kiến vậy, cám ơn các mẹ đã đọc và shia sẻ cho những người khác.