Rất nhiều người thích ăn canh cua đồng mà không biết đây là thực phẩm khá 'khó tính'. Nói như vậy để thấy được khi bà con ăn cua đồng thì cần để ý đến những thực phẩm ăn cùng, vì không phải thức ăn nào cũng kết hợp được với cua đồng. 

Nếu mọi người không cẩn trọng, kết hợp các thức ăn cấm kỵ với cua đồng thì không chỉ gây khó tiêu hóa, đau bụng mà thậm chí sinh bệnh tật khiến sức khỏe suy yếu.

Mình vừa đọc trên báo có bài viết rất hay về các thực phẩm không nên kết hợp khi ăn canh cua đồng. Mình chia sẻ lại ở đây để mọi người cùng tham khảo nhé, mình tin là những điều tưởng như đơn giản này nhưng chắc chắn còn rất nhiều người không biết đâu.

hình ảnh

     

Canh cua đồng được nhiều người thích trong mùa hè, ảnh: LDS

Không nên kết hợp cua đồng với các loại quả nhiều vitamin C

Nếu trong bữa ăn có cua đồng thì bà con nên cân nhắc không ăn tráng miệng bằng các loại quả mọng, quả giàu vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi, kiwi...Lí do là vì ở trong các loại quả này có hàm lượng lớn chất axit tanic.

Chất này khi được kết hợp với chất dinh dưỡng có trong cua đồng sẽ dẫn tới hiện tượng kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Thậm chí, phản ứng này có thể gây ngộ độc nếu với một người ăn nhiều.

Mặt khác, trong khi các loại quả giàu vitamin C c đặc tính hấp thụ đờm thì cua lại có tính hàn. Khi ăn chung với nhau rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp, nhất là với người vốn đã có hệ hô hấp không khỏe mạnh.

Không nên kết hợp cua đồng với nước trà

Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng, chúng ta không nên uống nước trà. Hơn nữa, càng không nên dùng nước trà để chế biến cua. Bởi vì nước trà khi hấp thu vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể gây đau bụng đi ngoài.

hình ảnh

Cua đồng thường nấu cùng rau đay, rau mồng tơi, ảnh: LDAS

Không nên kết hợp cua đồng với rau cần tây

Nếu đã ăn cua đồng, thì không nên ăn rau cần tây trong cùng 1 bữa cơm, càng không nên nấu rau cần tây chung với nước cua đồng.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng, rau cần tây khi kết hợp với cua đồng sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ đạm, dẫn đến mất dinh dưỡng cần thiết khiến cơ thể suy nhước.

Không nên kết hợp cua đồng với mật ong

Mật ong được biết đến là thực phẩm đại nhiệt trong khi cua đồng có tính hàn. Kết hợp 2 loại này với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể ngộ độc.

hình ảnh

Nồi canh cua thơm ngon, ảnh: DSD

Không ăn cua đồng chung với khoai tây, khoai lang

Nếu đã ăn cua đồng thì không nên ăn khoai tây, khoai lang trong vòng 1 tiếng gần đó. Trong các loại khoai này có chứa 1 lượng lớn axit phytic, còn cua lại giàu canxi. 2 chất này cùng đi vào cơ thể sẽ tạo thành muối.

Khi đó, cơ thể không thể hấp thụ được canxi và cả hợp chất muối ra bên ngoài, dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.

Đặc biệt, hàm lượng canxi trong cua sẽ bị axit phytic ngăn cản, không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy cơ gây viêm thận, suy thận.

Không ăn cua đồng chung với dưa bở và dưa lê

Lí do là vì đây là 2 loại dưa có tính hàn. Khi kết hợp chúng với cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, nguy hại hệ tiêu hóa, có thể tiêu chảy.

Không nên ăn cua đồng với thức ăn lạnh như kem, đá

Cua đồng vốn đã có tính hàn rồi mà chúng ta lại còn ăn chung với các loại đồ ăn lạnh như kem, đá thì rất dễ dẫn tới hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, có thể bị tiêu chảy, đạu bụng.

Nếu ăn cua đồng đúng cách, cơ thể sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá. Theo nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g cua đồng (bỏ mai và yếm) thì có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng rất quý, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Mọi người trong mùa hè có thể ăn canh cua đồng cho mát nhưng đừng quên có 1 số người có khả năng dị dứng với cua, phụ nữ có thai, người đang có tiền sử bị bệnh tiêu hóa thì cần cẩn trọng hơn với món canh bổ dưỡng này nhé!