Giảm tình trạng ợ hơi sau khi ti

Mẹ thấy bé ti xong cứ ợ hơi liên tục, bụng căng tròn, no hơi, quấy khóc, khó chịu và còn bỏ ti cữ tiếp theo nữa. Mẹ rất lo lắng, sợ con bị mệt, ti kém, nhác ăn sẽ còi, chậm phát triển, thiếu chất này hụt chất kia.

hình ảnh

Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, kỹ thuật ti mẹ hay ti bình của con chưa tốt. Đôi khi con măm thun thút, nhanh quá nên dễ nuốt thêm nhiều hơi, khí vào dạ dày. Vì thế sau khi măm măm, con hay no hơi, ợ liên tục, đây là phản ứng để dạ dày đẩy bớt không khí ra bên ngoài. Để hạn chế bé bị đầy bụng, no hơi, ơ hơi sau khi ti, mẹ cân nhắc sử dụng gối chống trào ngược để đặt bé nằm thẳng trên gối khi măm măm sữa. 

Do chiếc gối chống trào ngược này có thiết kế khá độc đáo, dáng gối thoải nhẹ, phần đầu được nâng lên cao hơn khoảng 15 – 30 độ. Với tư thế này, đầu của bé cao hơn dạ dày, sữa từ miệng sẽ dễ dàng chảy xuống và xuôi chiều hơn. Nhờ vậy mà hạn chế việc con hít khí từ bên ngoài vào dạ dày khi ti sữa, ngăn ngừa ợ hơi hiệu quả đó mẹ.

2.2. Giảm tình trạng nôn trớ ở bé sau khi ti

Trẻ nhỏ sau khi măm sữa, ăn no thường bị trào ngược gây nôn, trớ, ọc sữa, bụng cứ ì ạch quấy khóc mãi thôi. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của con còn non nớt, chưa ổn định, nhất là phần cơ thắt thực quản của bé vẫn còn đóng mở chưa nhịp nhàng. Mẹ cho bé ăn sai tư thế hoặc tư thế nằm sau ăn không đúng cũng có thể khiến thức ăn trào ngược trở lên, rất khó chịu.

Lúc này, chiếc gối chống trào ngược sẽ hỗ trợ cố định tư thế nằm của trẻ. Đặc biệt với thiết kế gối thoải, phần đầu được nâng lên cao hơn khoảng 15 – 30 độ giúp con cảm thấy thoải mái khi ti và sau khi ti, mẹ chẳng lo bé bị trớ hay ọc sữa nữa rồi.

2.3. Con có cảm giác như nằm trong lòng mẹ

Em bé của mẹ mới chào đời, còn non nớt và luôn muốn được vỗ về từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng đôi khi mẹ cứ phải luôn tay luôn chân, muốn tranh thủ lúc con ngủ để làm việc này việc kia nên không ôm ấp bé yêu cả ngày được. Mách nhỏ cho mẹ tuyệt chiêu nè! Mẹ sắm ngay em gối chống trào ngược cho con, chắc chắn bé sẽ luôn có cảm giác ấm áp như nằm trong lòng mẹ đó ạ. 

Thiết kế gối ôm sát đường cong sinh học vùng cổ, lưng và đầu của bé. Chưa kể phần chính giữa gối thường thiết kế độ lõm nhẹ (nhẹ nhàng ôm sát đầu), kết hợp chất liệu gối thuần tự nhiên mềm mại êm ái (ví dụ như cotton, bông, cao su non…). Bởi vậy khi nằm gối, con yêu luôn có cảm giác ấm áp dễ chịu, giống như đang nằm trong vòng tay mẹ vậy.

2.4. Cơ thể con cứng cáp – hỗ trợ tập ngồi

Những năm tháng đầu đời, con bắt đầu quan sát, dần làm quen và tập những tư thế, hành động thường ngày, trong đó việc bé tập ngồi cũng rất quan trọng đó mẹ. Tuy nhiên nếu để con tập ngồi tự nhiên (không có vật dụng hỗ trợ, ba mẹ nâng đỡ…) đôi khi khá mất thời gian, bé ngồi vững chậm hơn và cũng không đảm bảo an toàn chút nào.

Để giúp bé cứng cáp và hỗ trợ tập ngồi an toàn hơn, Góc của mẹ gợi ý mẹ dùng chiếc gối chống trào ngược nhé. Sản phẩm được thiết kế có độ thoải, góc nghiêng vừa vặn với thể trạng của bé (dao động từ 15 – 45 độ) nên cực tiện dụng luôn. Lúc này chiếc gối giống như một điểm tựa vững vàng, hỗ trợ nâng phần cổ, lưng của bé. Con sẽ cảm thấy tự tin hơn, không rụt rè, sợ bị ngã khi tập ngồi nữa. 

Chắc chắn, sau một thời gian luyện tập với gối, bé sẽ dần cứng cáp lên, có thể ngồi vững rất nhanh mà vẫn đảm bảo an toàn, mẹ yên tâm nha.

2.5. Bảo vệ đầu con khỏi bẹp – lõm

Trẻ sơ sinh thường hay bị lõm, bẹp đầu về một bên. Mẹ tìm hiểu thì thấy có thể ldo việc chăm sóc sai cách. Chẳng hạn như bé nằm lệch về một bên, lúc này vị trí sọ bị ép nhiều dẫn đến bị lõm, bẹp. Hoặc cũng có thể là do tư thế cho bé ti không đúng, mẹ có thói quen cho bé bú thuận tay phải hoặc tay trái. 

Một số khác là do mẹ cho bé nằm gối quá dày hoặc quá mỏng, không nâng đỡ tốt, đầu tiếp xúc với mặt phẳng cứng dễ bị méo, thậm chí ảnh hưởng đến cả cột sống nữa.

Để bảo vệ đầu con tốt nhất, hạn chế bị bẹp lõm do những thói quen không đúng, mẹ có thể cân nhắc chọn gối chống trào ngược. Đường cong của gối ôm sát vùng đầu và cổ, vị trí chính giữa có độ lõm, chất liệu gối có độ đàn hồi tốt, không quá cứng hay quá mềm (thường là bông tự nhiên, cao su non an toàn) nên giúp nâng đỡ và bảo vệ đầu rất tốt. Mẹ yên tâm cho bé sử dụng lúc măm măm, lúc ngủ hay nằm chơi đều được, chẳng lo đầu con bị lõm, bẹp gây mất thẩm mỹ nữa.

2.6. Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ trong những năm tháng đầu đời. Tư thế này giúp con cảm thấy thoải mái nhất, tốt cho hệ tiêu hóa, hô hấp  không bị chèn ép khi nằm úp hay bị lệch về trái hay phải khi nằm nghiêng. Tư thế này cũng hạn chế được nguy cơ gây đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) đó ạ.

Thiết kế của gối chống trào ngược khá đặc biệt, phần gối có độ cao và nghiêng thích hợp (khoảng 15 – 30 độ) nên khi bé nằm rất thích, cố định tư thế tốt. Mẹ không lo em bé bị vẹo cổ hoặc ảnh hưởng đến xương sống, sự phát triển về chiều cao sau này.

Mặt khác, chiếc gối giúp còn giúp tư thế nằm ngửa của bé thoải mái hơn, đầu, vai và lưng của con nằm trên một đường thẳng. Đây là tư thế nằm được các bác sĩ và tổ chức có tiếng (Như APP hay tổ chức Y Tế Thế Giới WHO khuyến cáo), giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) .

2.7. Giúp mẹ đỡ mỏi khi con con bú

Với trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) thì sữa mẹ, sữa công thức  là nguồn dinh dưỡng duy nhất của con. Mỗi ngày bé phải ti 5 – 12 cữ, mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng. Chưa kể có những em bé nhác ti, ti lâu, mẹ cứ phải bồng bế cả ngày và liên tục cả giờ đồng hồ thì vừa mỏi, vừa mệt. Chẳng may lúc mẹ đổi tay hoặc bị mỏi không để ý có thể vô tình khiến bé bị sặc sữa.

Thay vào đó mẹ sử dụng chiếc gối chống trào ngược để cho bé ti sữa, vừa tiện, mẹ nhàn hơn, đỡ mỏi lại vô cùng an toàn nữa ạ. Khi bé ti, mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên gối đúng tư thế và ghé sát để con dễ dàng bú mẹ hơn thôi. Hoặc nếu bé đã biết ti bình,mẹ chỉ cần chuẩn bị sẵn, giúp con nằm đúng, cầm bình và tự măm măm. Thiết kế gối độc đáo với dáng thoải, góc nghiêng 15°, hỗ trợ nâng cao phần thân trên giúp bé thở đều, thoải mái, dễ măm măm hơn, không lo bị ọc, trớ hoặc sặc.