mức cấp dưỡng em đã từng đưa ra rồi. anh căn cứ vào đó mà thương lượng với vợ anh giup con di. còn lại thì tùy vợ chồng gd anh. anh ko gui cung duoc. em chán ngán lắm rồi.
nếu con có 1 ng cha có điều kiện có khả năng và có thể thực hiện được khả năng đó thì con sẽ được ăn học trong môi trường tốt hơn. còn nếu ko, 1 mình em la mẹ nuôi con thì em sẽ cố gắng nuôi con có cái để ăn và có cái để mặc là tốt rồi.
anh có biết tình cảm của em dành cho anh ngày một phai nhạt vì những điều này ko, khả năng và bản tính nhu nhược cua anh ko? em hi vong cho dù con là con gai nhưng phải mạnh mẽ và quyết đoán. em đã rất thấu hiểu hoàn cảnh của anh. nhưng thực sự với cách giải quyết những vấn đề như thế này thì em thực sự rất thất vọng. em và con chẳng "phạm tội" và liên quan gì với vợ anh cả, để mà phải thương lượng hay xin xỏ, pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng cua con. nếu anh ko thể dàn xếp được thì nhờ đến toà án. những lần trước vì thương anh, vì để ít nhiều vợ anh hiểu em chẳng tranh giành gì của chị ta nên em đã lên tiếng. còn bây giờ với vấn vấn đề này thì chắc chắn em ko bàn đến đâu.
anh muốn biết thì em sơ lược qua cho anh hay những khoản chi phí:
tiền học ở trường: 2.500.000
tiền sữa bột + sữa tươi: 2.000.000
tiền thuê nhà: 4.000.000
tiền đi chợ trung bình 1ngay (đó là mua rau, thịt cá cơ bản, chưa tính tiền trái cây, 1 quả dưa hấu hơn 30.000) 100.000
1 bình gas: >400.000
tiền điện nước (xài tiết kiệm, chưa có máy lạnh, lần ở trọ trước 1 mình 1 đồng hồ điện, lần thuê này 2 nhà chung 1 đồng hồ): 500.000 chưa kể cap + net (99.000 + 165.000)
tiền quần áo (loại thường): 1cai quần hoặc áo là khoảng 100.000, áo đầm phải hơn 200.000,
1thang tiền chích ngừa khoảng > 200.000
tiền cho đi khu vui chơi cuối tuần là 50.000/lan, ko có tiền thì đi công viên vừa dơ vừa nóng.
nếu theo dõi anh cũng biết xăng dầu, điện nước cứ liên tục tăng mà ko hề giảm, chắc chắn giá thực phẩm cứ thế tăng, bây jo 1 tô BBH ở khu xóm mà đã gần 30.000 thì sao mà dám ăn. từ Tết đến jo em ko biết ăn sáng ở ngoài là gì, hoặc cơm nguội, hoặc nhịn luôn. 1 triệu đi siêu thị là chỉ mua được sơ sơ, linh tinh thôi. thời tiết thì nắng nóng, ko ngủ máy lạnh thì ko ngủ được, người con mồ hôi ướt đẫm tấm lưng, bjo đang ở ké vớ bà còn dám mở, mấy hôm nữa đi rồi ko dám mang máy theo.
ngoài ra người dân ở tp này đua nhau cho con đi học Toán từ 3 tuoi ở trương Kumon, anh ngữ. ngoại ngữ ILA vừa mở lớp cho trẻ từ 2,5t- 4t. bây jo học AV tạm được cũng phải Hội Việt Mỹ (VUS) học phí rẻ hơn ILA khoảng 2,5- 3tr/tháng. mắc hơn nữa thì có ACET, Hội đồng Anh, còn những trường rẻ hơn VUS thì học ko ra gì, vì chỉ làm sai phát âm của trẻ. nếu có hướng cho con lớn sang đó học tập và ổn định cuộc sống thì cần cho con được trang bị ngoại ngữ thật chuẩn, thật tốt, để nay mai con có thể sử dụng ngôn ngữ như người bản xứ, để hoà nhập tốt hơn.
về học Toán của trường Kumon thì cách dạy rất hay, ai cho con học cũng phải công nhận phương pháp của người Nhật.. anh thấy đó, một khi giáo dục nước nhà còn quá nhiều bất cập và bàn cãi thì người dân có đk phải hướng cho con 1 môi trường tốt hơn.
và 1 điều em trăn trở nữa là khi con đi học, em muốn con được ở trường quốc tế, vì có quá nhiều cái lợi, cả cho con và cho em. em làm bước so sánh thế này, nếu con học trường công thì chắc chắn phải đi học thêm nhà cô giáo buổi tối (sau khi học bán trú), ko học sẽ bị đì, hơn nữa lớp gần như ai cũng học, rồi ít nhất 2ngày buổi tối phải đi học Kumon, 2ngày cuối tuần thì học AVở trung tâm. chưa kể em muốn cuối tuần cho con đi học năng khiếu gì đó.
trường quốc tế, hoàn toàn ko phải lo những điều đó, mà lại được rèn luỵen tính tự lập, tự giác. cuối tuần có thể cho con đi học năng khiếu giải trí thôi.
lợi cho em và lợi cả cho con, vì em 1 mình chăm con ko có nh tgian để đưa đón như thế. ai ở đây cũng thấy điều đó nhưng vấn đề ở chỗ người ta có nh tiền để cho con theo đuổi lâu dài hay ko thôi. trường quốc tế thường nhất là Á Châu học phí hiện tại là 6-7tr/tháng ở lứa cấp 1, mà trường tư nhân mỗi năm mỗi tăng, cao cấp hơn nữa là Việt Úc thì hơn chục triệu.
quay lại vấn đề chúng ta, trước sau gì con cũng sẽ đi học bên đó, vậy thì tại sao chúng ta ko giành cho con những năm đầu đời quan trọng ấy. phân tích và mong muốn là vậy, em thì ko đủ khả năng.