Hiện nay, số ca nhiễm nCoV đang ngày 1 tăng cao, đáng lo là nhiều ca trong số đó là tái nhiễm. Dù bản thân em đã từng nhiễm và khỏi bệnh nhưng vẫn lo lắng nếu tái nhiễm sẽ ảnh hưởng đến công việc một lần nữa, việc chăm sóc con cái sẽ gặp nhiều trở ngại. Vừa rồi mới đọc báo thấy chuyên gia giải thích nguyên nhân các ca nhiễm gia tăng, đọc lại càng thêm lo các mẹ ạ.

hình ảnh

Nhân viên y tế chuẩn bị mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân - Ảnh minh họa: Baochinhphu

Thông tin cụ thể về việc này, theo VOV, các tổ chức y tế và bác sĩ chuyên khoa đã nhận định nguyên nhân chính dẫn tới việc tái nhiễm nCoV tăng là do biến thể Omicron. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, nguy cơ tái nhiễm với chủng Omicron cao hơn 16 lần so với Delta. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nghiên cứu chỉ ra rằng người từng nhiễm nCoV có thể dễ tái nhiễm với Omicron hơn so với các biến thể khác.

Theo BS CKII Huỳnh Văn Bình (Bệnh viện Nhân dân Gia Định), nhiều nghiên cứu cho thấy trước khi xuất hiện Omicron, bệnh nhân nCoV đã khỏi bệnh ít có nguy cơ tái nhiễm, ít nhất là trong nhiều tháng. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã làm đảo lộn tất cả.

Trả lời câu hỏi: “Vì sao một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, sau khi nhiễm có miễn dịch lâu dài, thậm chí suốt đời, nhưng nCoV lại tái nhiễm?”, BS Bình giải thích: Đối với dòng vi rút cúm đặc biệt là SARS-CoV-2, chúng có khả năng biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh. Thậm chí, chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó nhờ vaccine hay nhiễm tự nhiên. Do vậy, tình trạng tái nhiễm có thể xảy ra sau khi đã mắc nCoV.

hình ảnh

Một công đoạn trong quy trình xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM - Ảnh: NLĐ

Ngoài các biến thể mới xuất hiện và khả năng miễn dịch suy giảm, có nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Thứ nhất là độ tuổi, những người trên 65 tuổi thì khả năng tái nhiễm cao hơn những người dưới 65 tuổi.

Thứ hai, bệnh nhân nCoV không tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn, mắc bệnh nặng hơn những bệnh nhân đã tiêm chủng. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch và có bệnh lý nền như bệnh thận mạn, tháo đường khó kiểm soát cũng dễ bị tái nhiễm hơn.

Theo BS Bình, đời sống của virus trong cơ thể khá dài nên một số trường hợp sau khi xét nghiệm âm tính, hồi phục nhưng tải lượng virus vẫn còn, không đủ khả năng lây lan nhưng vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể nên người ta gọi là nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài.

Ngoài ra, BS cũng khuyến cáo người bệnh đã âm tính cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng để chống lại các đợt tái nhiễm mới. Dù với biến thể nào, vi rút SARS-CoV-2 vẫn không thay đổi đường lây và cơ chế lây nhiễm.

hình ảnh

Chủng mới dễ lây lan và gây tái nhiễm ngay cả với những người đã có kháng thể, chúng ta càng không thể chủ quan các mẹ ạ. Dù vậy, thay vì lo lắng, các mẹ hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ cho gia đình mình không khí vui vẻ, lạc quan và tâm thế ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ các mẹ nhé. Tâm lý vững vàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh nCoV. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đi học hãy chuẩn bị sẵn trong balo của con khẩu trang, nước sát khuẩn đầy đủ và hướng dẫn cho con những kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình.

Nguồn: VOV

Xem link gốc tại đây: vov.vn/suc-khoe/vi-sao-gia-tang-cac-ca-tai-nhiem-covid-19-post929602.vov