Tại sao trẻ em Sa Pa “cởi truồng”?
Hai hôm nay, thấy hàng trăm nghìn lượt share kêu gọi ủng hộ quần áo lên Sa Pa. Bản thân là một đơn vị kinh doanh du lịch Sa Pa nhưng em lại thấy nó bi hài.
Người dưới xuôi nhìn nhận mọi việc qua những bức ảnh. Và thậm chí cả người chụp cũng chưa chắc đã tìm hiểu câu chuyện như thế nào. Vâng. Tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ?
Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại. Hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sa Pa. Sa Pa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sa Pa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sa Pa và thấy trẻ em cởi truồng, họ cho tiền. Thế nhưng...
- Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sa Pa
- Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi
- Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết.
Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết ???
... Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sa Pa có tuyết mà như vậy.
- Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu.
- Mẹ em địu em em đi làm hướng dẫn viên, đi bán hoa quả.
Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình…
(Trích Facebook của Phạm Kiều Oanh)
"Vài năm qua, báo chí thế giới bắt đầu mổ xẻ một khái niệm gọi là “poverty porn” - “kích dục nghèo đói”. Các chuyên gia xã hội học tạm đưa ra một giải thích “bất kỳ dạng truyền thông viết, hình ảnh, phim… khai thác tình cảnh nghèo đói nhằm làm tăng sự cảm thông để bán báo hoặc gây quỹ từ thiện hoặc để lấy danh tiếng”.Nói đến các sản phẩm kích dục (porn), người ta thường nghĩ ngay đến tình dục. Nhưng trong mỗi con người còn những “dục” (ham muốn) mạnh mẽ khác. Lòng thương hại chính là một trong số đó" - Trích từ bài viết Lợi dụng lòng thương hại trên Tuổi trẻ cuối tuần tháng 8/2014.