Việc bắt giữ giám đốc tài chính Huawei cho thấy quyết tâm của Mỹ nhằm "đè bẹp" sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp "Made in China 2025" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Huawei
Technologies làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nước.
Canada
, theo yêu cầu của chính phủ
Mỹ
do bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với
Iran
.
Trung Quốc
.
Mạnh Vãn Châu là phó chủ tịch và giám đốc tài chính của công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Huawei. Ảnh: Reuters. |
‘Cái tát vào mặt’ Trung Quốc
Chỉ số công nghiệp
Dow Jones
đã giảm 760 điểm, tương đương 3%, vào sáng 6/12. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ có mua bán linh kiện với gã khổng lồ smartphone Trung Quốc, bao gồm Intel và Texas Instruments, đều rớt giá trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa do lo ngại hoạt động kinh doanh gián đoạn của Huawei có thể tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng.
“Điều này cho thấy sự leo thang đáng kể đối với tình trạng tranh chấp hiện tại. Bà Mạnh bị bắt vào thứ bảy, giữa các cuộc đàm phán thương mại. Nó chẳng khác gì một cái tát vào mặt”, Rasgon nhận xét.
![]() |
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton tiết lộ ông đã biết trước việc bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Huawei. Ảnh: Reuters. |
Đối với Bắc Kinh, động thái này là lời nhắc nhở không hề dễ chịu về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ZTE vào tháng 4.
Hậu quả từ một lệnh cấm tương tự với Huawei có thể sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Xét theo doanh thu, Huawei là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc với doanh thu gấp 5 lần ZTE và là nhà xuất khẩu lớn nhất tại đại lục.
Huawei có vai trò quan trọng trong sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp "Made in China 2025" (Sản xuất tại Trung Quốc 2025). Đây là kế hoạch mà đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đứng đầu các cuộc đàm phán thương mại của Washington, tìm cách đè bẹp giữa bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang đua tranh để giành ưu thế công nghệ.
![]() |
Gian hàng của Huawei tại CES Asia 2018 tại Thượng Hải, Trung Quốc, vào tháng 6. Ảnh: Reuters. |
Tháng trước, ủy ban cố vấn của Quốc hội Mỹ cảnh báo nếu Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập các tiêu chuẩn mạng không dây quốc tế thì nước này sẽ có thể thu thập dữ liệu của Mỹ dễ dàng hơn nhiều. Ủy ban này cho rằng việc để Huawei tiếp tục trỗi dậy sẽ giúp tăng cường chiến lược quân sự của Trung Quốc và mở đường cho các cuộc tấn công mạng.
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 được lưỡng viện thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng sẽ siết chặt vòng vây không chỉ đối với Huawei, ZTE mà còn các nhà cung cấp thiết bị giám sát của Trung Quốc là Hangzhou Hikvision Digital Technology, Dahua Technology và Hytera Communications.
Các thiết bị truyền thông được sản xuất bởi các doanh nghiệp nằm ngoài 5 công ty trên nhưng thuộc sở hữu hoặc liên quan đến chính phủ Trung Quốc cũng sẽ bị cấm. Danh sách các công ty vẫn chưa được công bố.
Nhật Bản
đã bắt đầu các cuộc điều tra nội bộ để xác định có bao nhiêu sản phẩm do Huawei và ZTE sản xuất trong văn phòng của họ và họ phải chuyển bao nhiêu văn phòng khỏi Trung Quốc do liên quan tới chuỗi cung ứng.
![]() |
Cửa hàng Huawei tại một trung tâm thương mại ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Huawei có quan hệ kinh doanh sâu rộng với các công ty Mỹ. Lượng nhập khẩu thiết bị bán dẫn của công ty gấp khoảng 6 lần so với ZTE, bao gồm 1,8 tỷ USD từ Qualcomm và 700 triệu USD từ Intel. Nếu chính quyền Trump áp đặt lệnh cấm tương tự ZTE đối với Huawei, các công ty Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đài Loan
. Nếu Huawei bị cắt đứt khỏi nguồn cung linh kiện ở nước ngoài, công ty có thể sẽ phải ngừng sản xuất. Đây sẽ là đòn chí tử có khả năng dẫn đến sự sụp đổ của công ty.
Tuy nhiên, theo Nikkei, áp lực mới của Washington đối với Huawei có thể sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Bước đi này đã đột ngột đẩy Trung Quốc vào chân tường nhưng cũng có thể củng cố quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài của Bắc Kinh.
Tuyết Mai
https://news.zing.vn/my-bat-cong-chua-huawei-don-chi-tu-vao-tham-vong-made-in-china-post898616.html