Bố cục trong nhiếp ảnh được giải thích theo cách dễ hiểu chính là cách sắp xếp các thành phần, yếu tố trong khung hình sao cho thực hiện mục đích muốn truyền tải của người chụp đến với người xem. Đây là một trong những khái niệm “cốt lõi” mà mỗi nhiếp ảnh gia cần nắm rõ. Ở bài viết dưới đây, chúng mình sẽ giới thiệu cho bạn các kỹ thuật về bố cục trong giai đoạn học chụp ảnh. Hãy lưu ý rằng những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo vì nghệ thuật luôn là “vô hạn” và sẽ không có quy tắc cố định nào là “đúng” hay “sai” cả.
Quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh - Một phần ba
Quy tắc 1/3 là một trong các dạng bố cục mà bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng CẦN phải biết. Đây là một quy tắc đơn giản nhưng lại có khả năng tạo ra sự khác biệt rất lớn cho bức ảnh của bạn nếu biết áp dụng đúng cách.
Về nguyên tắc, để áp dụng bố cục 1/3 bạn hãy chia bức ra làm 3 phần dọc và ngang (kết quả ta sẽ thu được 9 ô vuông bằng trong trong khung hình). Tiếp theo hãy lựa chọn các điểm giao nhau ở vị trí 1/3 để đặt các chi tiết chính cần nhấn mạnh trong bức ảnh vào đó. Vậy là bạn đã có được một bức ảnh với chủ thể chỉ nằm trong 1/3 khung hình nhưng vẫn tạo được điểm nhấn và sự lôi cuốn.
Một thông tin thú vị là quy tắc Một phần Ba không do các nhiếp ảnh gia sáng tạo ra mà do các họa sĩ tù thời kỳ Phục Hưng tạo ra. Quan điểm của họ là mắt con người thường sẽ không tập trung vào khu vực trọng tâm mà thường di chuyển ra các vùng ngoài trung điểm đó.
Hiện nay, hầu hết các máy ảnh đều đã được trang bị sẵn tính năng xác định bố cục ⅓ và hiển thị ngay thành các đường kẻ trên màn hình ngắm trong chế độ live view. Nếu chưa biết bật tính năng này, bạn hãy thử tìm kiếm dựa trên Google dựa trên dòng máy đang sử dụng để biết cách nhé!
Bố cục trong chụp ảnh - Trung tâm và đối xứng
Có đôi khi với tùy vào khung hình mà bạn có thể lựa chọn đặt đối tượng chính ở giữa khung hình. Điều này có thể sẽ không mang đến sự nhàm chán mà tạo được góc quan sát đối xứng hay tạo điểm nhấn cho chủ thể một cách hợp lý.
Bố cục này thường sẽ áp dụng nhiều trong các khung hình cần có đối xứng hoặc có các đối tượng ở 2 bên khá tương đồng với nhau. Để setup bố cục này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chia khung hình thành 2 phần bằng nhau và đặt chủ thể chính cần nhấn mạnh trong bức ảnh ở vị trí trung tâm là được.
Bố cục tiền cảnh và chiều sâu
Sử dụng tiền cảnh là một phương pháp tuyệt vời để tạo ra chiều sâu cho bức ảnh. giúp các bức ảnh đó trở nên sinh động hơn rất nhiều. Kỹ thuật chọn bố cục này rất phù hợp với các dòng lens góc rộng hay ở các chế độ chụp phong cảnh của máy ảnh kỹ thuật số.
Bố cục khung lồng trong khung
Khung lồng trong khung là một trong các dạng bố cục có hiệu quả khắc họa chiều sâu của đối tượng chụp một cách tốt nhất. Để thực hiện bố cục này, bạn hãy tìm những đồ vật có hình vòm, hình tròn, các tán lá cây,... để tạo thành một khung hình.
Sau đó bạn hãy hướng đối tượng chụp nằm trong hoặc tạo cảm giác nằm trong “khung hình” đã chọn rồi nhấn máy. Sau đó bạn sẽ nhận được một bức hình đầy chiều sâu. Việc sử dụng bố cục “khung lồng trong khung” sẽ giúp bạn thể hiện được khả năng quan sát tuyệt vời cùng với đó là sự sáng tạo trong việc sắp xếp, bố cục.
Bố cục trong chụp ảnh: Các đường thẳng dẫn lối
Bố cục đường thẳng dẫn lối còn được gọi là leading lines, đây là một kỹ thuật bố cục trong chụp ảnh bằng việc sử dụng các đối tượng các hình dạng đường thẳng (chẳng hạn như con đường, dòng sông,...) để thu hút ánh mắt của người xem đến với chủ thể chính của bức ảnh. Thông thường các đường dẫn này sẽ được hướng về phía dưới cùng hoặc phía góc của một khung hình. Việc làm này sẽ hướng sự chú ý vào các đường thẳng như một đường dẫn lối đưa ánh mắt chúng ta đi đến với chủ thể, từ đó tạo nên điểm nhấn và tính nghệ thuật cho bức ảnh.
Bố cục đường chéo và hình tam giác
Các yếu tố tạo thành đường chéo hay hình tam giác sẽ làm tăng thêm tính nghệ thuật cho một bức tranh. Khác với các đường ngang giúp tạo cho người xem một cảm giác về sự ổn định thì các đường chéo lại tạo ra cảm giác căng thẳng cho thị giác, từ đó làm tăng tính “kịch tính” cho bức hình
Bố cục với hoa văn và bề mặt
Một sự thật mà ai cũng sẽ biết là chúng ta thường sẽ bị ấn tượng và bị thu hút bởi các hoa văn, chúng có thể tạo ra cho người xem cảm giác hài hòa, hấp dẫn hay độc đáo. Phối hợp hoa văn vào các bức ảnh một cách hợp lý ngoài việc tăng thêm tính thú vị cho bức ảnh thì việc làm này cũng sẽ giúp bức ảnh tạo ra sự thu hút, giúp người xem khó thể rời mặt cho đến khi đã quan sát hết các chi tiết nằm trong khung hình.
Quy tắc về bố cục trong chụp ảnh: Số lẻ
Quy tắc số lẻ là việc sử dụng số lượng lẻ các đối tượng để tạo nên các hình ảnh trông hấp dẫn hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc đưa vào hình các đối tượng theo số chẵn sẽ khiến người xem bị phân vân và không biết nên tập trung ánh nhìn vào chủ thể nào. Theo quan điểm cá nhân của mình thì quan điểm trên sẽ đúng trong một vài trường hợp nhất định. Và với trường hợp đó thì việc sử dụng quy tắc bố cục số lẻ là một giải pháp khá phù hợp.
Kỹ thuật bố cục trong chụp ảnh: Lấp đầy khung hình
Mấu chốt của kỹ thuật này là việc lấp đầy khung hình bằng việc loại bỏ các yếu tố gây dư thừa, chỉ để lại những chủ thể chính của bức ảnh nhưng được sắp xếp sao cho khung hình càng có ít khoảng trống càng tốt. Điều này sẽ giúp người xem chỉ tập trung vào các chủ đề chính mà không hề bị phân tâm bởi những yếu tố không liên quan. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong các bố cục ảnh chân dung, khi bạn muốn tập trung vào duy nhất vào mẫu trong bức ảnh.
Bố cục trong chụp ảnh - Tạo khoảng trống rộng
Trái ngược với bố cục lấp đầy khung hình là bố cục tạo khoảng trống rộng. Bố cục này thường được áp dụng bằng cách tạo ra nhiều không gian trống ở xung quanh chủ thể của bức ảnh, việc này có tác dụng tạo ra sự đơn giản và hướng người xem tới chủ thể chính mà không bị phân tâm. Khoảng trống mà bạn chọn nên đồng nhất, không có nhiều họa tiết hay các thành phần khác, đó có thể là bầu trời, là một khoảng đất trống hay giữa biển cả bao la,..
Kỹ thuật bố cục: Đơn giản & Tối giản
Đôi khi, không cần quá rườm rà, không cần quá nhiều chi tiết mà chỉ cần xây dựng bức ảnh một cách tối giản nhất cũng mang lại tác dụng tập trung sự chú ý của người xem, không bị phân bổ cho những đối tượng phụ khác. Bạn có thể tạo các dạng bố cục đơn giản bằng cách phóng to vào một phần đối tượng và chỉ tập trung vào chi tiết đó, các chi tiết còn lại có thể làm mờ để tạo điểm nhấn duy nhất cho chủ thể chính.
Bố cục trong chụp ảnh - Cô lập chủ thể
Áp dụng kiến thực trong việc xây dựng độ sâu trường ảnh sẽ giúp bạn làm nổi bật các chủ thể trên phần background mờ ảo. Bố cục này khá tương tự với bố cục tối giản nhưng có khả năng áp dụng thực tế ít hơn. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong các bố cục ảnh chân dung.
Quy tắc bố cục: Thay đổi góc nhìn
Đây là một trong các dạng bố cục rất dễ áp dụng, thông thường, các bức ảnh sẽ được chụp ở góc máy tương đương với tầm mắt của nhiếp ảnh gia. Vậy tại sao bạn không thử đi lên thật cao hoặc xuống thật thấp để thử nhìn khung hình ở một góc độ mới rồi chụp thử
Đọc full bài viết tại: https://tecy.agency/tin-tuc/bo-cuc-trong-nhiep-anh/
Xem thêm các bài viết khác của Tecy:
https://tecy.agency/tin-tuc/kien-thuc/