Sinh mổ không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ mà con cũng nhiều nguy cơ bệnh tật hơn rất nhiều. Theo kết quả nghiên cứu, mẹ sinh mổ thì con có nguy cơ béo phì, tiểu đường cao gấp 3 lần trẻ sinh thường.



Em bầu bí 8 tháng rồi, cũng vừa xin nghỉ việc để chờ ngày vỡ chum. Chắc mẹ nào giai đoạn này cũng như em, lo ngày lo đêm mong quá trình sinh đẻ thuận lợi. Dù sức khỏe cả thai kỳ của em khá ổn, nhưng vẫn không thể bớt lo lắng được.



Lần đầu đẻ nên em sợ đau lắm, nghe các mẹ trong hội kể lại kinh nghiệm mà em vã mồ hôi hột. Nhưng dù sợ đến mấy em cũng sẽ cố sinh thường, bởi sinh mổ mẹ không phải chịu đau đẻ, quá trình sinh thuận lợi hơn nhưng để lại nhiều nguy cơ sức khỏe cho mẹ và quan trọng là cả con sau này.



1. Nguy cơ béo phì, tiểu đường cao gấp 3 lần trẻ sinh thường.



Mấy hôm trước em đọc báo có nói, theo các nhà khoa học nghiên cứu, trẻ sinh mổ thường có nguy cơ bị rối loạn chuyển hoá và gặp các chứng bệnh như tiểu đường hoặc béo phì gấp 3 lần so với phương pháp sinh thường. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong suốt 13 năm và hoàn toàn có cơ sở thực tế.



Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện ra những trẻ sơ sinh bằng các biện pháp can thiệp có khả năng bị vàng da gấp 3 lần cùng những nguy cơ về bệnh tiêu hóa. Trẻ sinh mổ dễ bị hạ thân nhiệt trong 30 ngày đầu sau sinh. Trong những năm tiếp theo, trẻ dễ phát triển các rối loạn chuyển hóa như béo phì và tiểu đường gấp 2,5 lần. Các nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn chuyển hóa và chàm đều hay gặp hơn ở trẻ sinh có can thiệp.



Nghiên cứu kết luận: “Trẻ sinh thường tự nhiên gặp ít vấn đề về sức khoẻ ngắn hạn và dài hạn hơn so với những trẻ sinh có can thiệp”. Nguyên nhân cụ thể thế nào, các mẹ cùng đọc để cân nhắc thêm về phương pháp sinh để tốt cho con nhất nhé!




2. Sức đề kháng của trẻ yếu



Trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém do không hưởng được các hormone có lợi trong ống dẫn sinh.



Trẻ sinh mổ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém hơn do không được thừa hưởng các hormone có lợi trong ống dẫn sinh. Chưa kể, sau khi sinh mổ thường phải 1 tuần sau mẹ mới có sữa, sức khỏe bé đang yếu nhưng lại không được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quan trọng này nên cản trở rất lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này. Đây còn là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.



3. Dễ mắc bệnh



Những đứa trẻ sinh mổ không được đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như khò khè, viêm phổi… Do trẻ sinh mổ có nguy cơ cao tồn dịch trong phổi vì lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và làm sạch hết nước ối như khi đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ.



Bên cạnh đó, điều kiện vô khuẩn khi sinh mổ cũng làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Vì thông thường trong quá trình chuyển dạ, trẻ được tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn âm đạo, vi khuẩn trong phân mẹ từ đó hình thành ngay nền móng vững chắc cho các vi khuẩn có lợi khu trú tự nhiên ở đường ruột.



Ngoài ra, những em bé sinh mổ cũng dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng, hen suyễn, tiểu đường típ 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormone có lợi trong quá trình chuyển dạ.



4. Trẻ dễ bị sinh non



Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng…



Không chỉ thế, trẻ sinh mổ cũng thường chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.





Mẹ sinh mổ, con có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn sinh thường (Ảnh minh họa)



5. Trẻ bị nhiễm độc thuốc gây mê



Mặc dù ca mổ thường được tiến hành nhanh chống nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp về sau. Chưa kể, nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh.



Hơn nữa, việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu.



Khi nào mẹ cần sinh mổ?



Để tốt cho sức khỏe của con sau này, mẹ chỉ nên sinh mổ nếu quá trình chuyển dạ sinh không thể tiến triển hoặc có vấn đề đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi. Mổ lấy thai được chỉ định trong các trường hợp sau đây:



– Về phía sản phụ: Xương chậu hẹp, dị hình hoặc thai nhi quá lớn. Mang đa thai, thai phụ sinh lần 1 trên 35 tuổi, bệnh tim khi mang thai. Xuất huyết nhiều trước khi sinh…



– Về phía thai nhi: Thai nhi bị ngạt, suy thai. Dây rốn bị đứt, tim thai không tốt. Chức năng của nhau thai giảm khiến thai nhi phát triển chậm trong tử cung, mang thai quá lâu mà chưa có dấu hiệu đau đẻ (trên 42 tuần). Vị trí của thai nhi không đúng, ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược…



Để vết thương sau khi sinh mổ mau lành, các mẹ cần tránh các điều sau



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/06/piLTrX4zQS-480x360.jpg