Cuộc sống của mẹ từ sau khi có con hoàn toàn thay đổi.
Nhiều bà mẹ hoàn toàn quên mất bản thân mình từ khi sinh con. Cuộc sống của họ hoàn toàn tập trung vào con, thần kinh luôn căng thẳng vì con, thiếu ngủ trầm trọng mỗi ngày,. Nhưng khi nghe tiếng con gọi "Mẹ ơi", tất cả những thứ này đều đáng giá. Khi trẻ còn nhỏ, mẹ và con không thể tách rời nên trong tiềm thức của trẻ, vị trí của mẹ là không thể thay thế và là người quan trọng nhất. Một khi mẹ rời khỏi tầm mắt của bé, bé sẽ khóc rất nhiều, bởi vì trong lòng bé dường như không có cảm giác an toàn.
Ảnh Sina
Một người cha đã đăng tải đoạn clip thú vị mà anh thu được từ camera nhà mình. Ông bố đã ghi lại được khoảnh khắc vợ và con đang ngủ cùng nhau. Người mẹ mệt quá ngủ thiếp đi nhưng nửa chừng em bé tỉnh giấc. Bé nhìn quanh và thấy mẹ cách mình không xa, do chưa biết bò nên bé đã di chuyển về phía mẹ một cách khó khăn.
Mặc dù cơ thể của đứa trẻ được bao phủ bởi một chiếc chăn dày, nhưng vẫn không làm khó đứa trẻ. Em bé bò từng chút một, mặc dù bò rất chậm nhưng không ảnh hưởng đến quyết tâm của đứa trẻ. Vì mẹ rất quan trọng nên trẻ sẽ không ngủ ngon nếu không có mẹ. Sự khéo léo mà em bé thể hiện lúc này thật đáng khâm phục. Sau những nỗ lực không ngừng của đứa trẻ, cuối cùng nó cũng leo đến bên mẹ, lúc này mẹ vẫn đang ngủ ngon lành, đứa trẻ rất hiểu chuyện, không quấy rầy mẹ mà ôm mẹ ngủ thiếp đi.
Giữa những cử động của con, người mẹ choàng tỉnh. Bất cứ bà mẹ nào đang nuôi con nhỏ cũng sẽ có phản xạ như vậy. Khi mở mắt ra và nhìn thấy tạo vật xinh đẹp trước mắt, mẹ không khỏi mỉm cười. Té ra con thức giấc nhưng rất ngoan, con không làm phiền mẹ mà còn tìm cách lặng lẽ tiến về phía mẹ. Nhìn hành động của đứa bé, lòng người mẹ như tan chảy, đứa bé không quên hôn lên mặt mẹ, người mẹ cảm thấy dù mệt mỏi thế nào cũng đều xứng đáng.
Ảnh Sina
“Giờ tôi đã hiểu vì sao vợ mình cam lòng ở nhà chăm con, dù trước đây cô ấy luôn đặt sự nghiệp riêng của mình lên hàng đầu.”, ông bố chia sẻ đoạn clip tâm sự. Nuôi con nhỏ không nhàn, nhưng mẹ cũng không cách nào xa con. Thật ra trẻ con mới là những người yêu chúng ta vô điều kiện. Cho dù cha mẹ có nóng nảy thế nào, thậm chí là phạt con, nhưng con sẽ cười rất tươi khi thấy bố mẹ.
Ảnh Sina
Nhiều cư dân mạng cho rằng em bé rất ngọt ngào. Tuy nhiên việc để con ngủ cùng mẹ trong chăn bông to dày cũng rất nguy hiểm. Trong quá trình chăm sóc bé, có một số vấn đề về an toàn mẹ cần chú ý:
1. Không nên để trẻ sơ sinh và cha mẹ dùng chung chăn bông
Bé còn nhỏ, dễ bị cuộn tròn trong chăn, mẹ cũng có thể vì mệt mà lơ là chú ý đến bé. Có những lúc bé ngủ quên, lật đi lật lại, điều này rất nguy hiểm.
Có thể cho bé ngủ chung giường với người lớn, nhưng nên đắp chăn riêng càng nhiều càng tốt, để giảm đáng kể khả năng bé bị cuốn vào chăn.
Trên thực tế, cách tốt nhất là để trẻ ngủ một mình trên chiếc cũi nhỏ, điều này có lợi hơn về mặt an toàn và tạo nền tảng cho việc ngủ riêng phòng sau này.
2. Khi cho bé ngủ giường lớn, chú ý không để bé lăn ra khỏi giường.
Một mối nguy hiểm khác khi bé ngủ trên giường lớn là rất dễ lăn khỏi giường. Cách giải quyết rất đơn giản, là dùng thanh chắn xung quanh giường, để bé có bị ngã cũng không sao. Hoặc cho bé ngủ ở giữa, bố mẹ ngủ hai bên để bé không lăn xuống giường.
Ảnh Sina
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi nuôi dạy con:
Đừng chiều con, hãy để con học cách tự lập từ từ: Tự lập càng sớm thì càng có lợi cho trẻ nhỏ. Ngày càng nhiều người hiểu ra chân lý này nhưng một số bậc cha mẹ vẫn không nhịn được việc làm thay con và không cho con cơ hội học hỏi một cách độc lập. Kết quả của việc này là khả năng thực hành của bé không tốt, mọi việc đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ, khi đến nhà trẻ thậm chí còn không biết mặc quần áo.
Vì lợi ích của trẻ, hãy cố gắng buông bỏ và để trẻ tự giải quyết những việc trong khả năng của mình. Có thể bắt đầu bằng việc ăn, đừng nghĩ rằng trẻ làm dơ quần áo. Cha mẹ có thể giúp trẻ giặt thường xuyên, cho trẻ nhiều cơ hội tự ăn hơn, để trẻ sớm học được cách tự lập trong ăn uống.
Hãy để trẻ học cách kiềm chế cảm xúc của mình từ từ: Ngày nay mỗi nhà đều chỉ có 1,2 em bé. Chúng là viên ngọc quý của cha mẹ, ông bà. Vì ở trong môi trường được bảo bọc lâu ngày nên chúng rất dễ quấy khóc khi mọi việc không như mong muốn. Khi con khóc, lòng cha mẹ dịu lại, dễ dàng chiều theo ý muốn của con.
Sau khi lặp đi lặp lại nhiều lần, đứa trẻ sẽ biết điểm yếu của cha mẹ, thường dựa vào tiếng khóc để giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ khóc bất kể dịp nào và cha mẹ không thể làm gì được. Đứa trẻ sau khi lớn lên không biết kiềm chế cảm xúc sẽ bộc phát bất mãn. Vì thế phải sớm cho con hiểu rằng ngoài gia đình ra thì không ai chiều chuộng nó như vậy.
Nếu muốn trẻ thích nghi tốt hơn với xã hội trong tương lai, cha mẹ phải giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc của mình một cách hợp lý. Nếu trẻ giải quyết vấn đề bằng cách khóc, cha mẹ phải học cách “cứng lòng” và để cho trẻ biết, khóc không giải quyết được vấn đề. Khi đến thời điểm thích hợp, hãy trấn tĩnh còn và bảo con suy nghĩ xem hành động của mình có hợp lý hay không.