Vào mùa hè, đối với những phụ huynh không có ô tô thì rất bất tiện khi đón con mà trời mưa.

Khó khăn thì phải vượt qua, không phải lúc nào học sinh cũng viết “Mẹ che ô cho con, ướt hết nửa vai” là thể hiện được tình cha, tình mẹ. Đôi khi trong những câu chữ ngô nghê đó là sự vô tâm của con trẻ đối với cha mẹ mình.

Mùa mưa nhiều chỗ nước dâng đến cả bánh xe. Không khó bắt gặp hình ảnh phụ huynh đưa con đến trường hoặc đón con tan trường lướt thướt nào ô, nào áo mưa. Và có những hình ảnh thật khó nói nên lời.

hình ảnh

Ảnh OTS

Hôm nọ em đang trên đường đón con thì bắt gặp một bà mẹ đang đẩy xe giữa dòng nước ngập qua nửa bánh, có lẽ xe không đề lên được nữa và là loại xe lớn. Điều đáng nói là cậu con trai vẫn ngồi trên xe để cho mẹ vừa đẩy xe vừa đẩy mình. Nhìn cậu bé cao hơn 1m7 mặc áo mưa cạnh người mẹ gầy quắt mà thấy thương. Tại sao cậu con trai đó không thể nhảy xuống đẩy phụ mẹ? Hoặc ít nhất là bước xuống để người mẹ có thể đẩy nhanh hơn. Nó khiến em nhớ đến một bức ảnh cách đây 7,8 năm gây xôn xao cộng đồng mạng. Có lẽ thời đại nào cha mẹ cũng yêu thương con vô điều kiện. Có lẽ đứa trẻ con đi học thêm nên quần áo phải chỉn chu….

hình ảnh

Ảnh MXH

Mới đây trên mạng xã hội đại lục xuất hiện hình ảnh người mẹ ẵm con đi học ngày mưa, nhiều người cho là không phù hợp.

Có một đoạn video được đăng tải trên mạng, trời mưa nhẹ, một bà mẹ trẻ bế con trai trên tay vội vã chạy qua máy quay. Cô vẫn đang cõng trên lưng chiếc cặp học sinh nặng nề, và cậu con trai đang cầm ô, nhưng có thể thấy cơ thể người mẹ ướt hết vì mưa.

Việc một học sinh được bố mẹ bế khi trời mưa không phải là chuyện lạ. Nhưng cư dân mạng đã soi kỹ thì có vẻ chiều cao của cậu con trai này cũng không hề thấp. Nhìn tư thế của cậu bé có thể thấy được chân con co quắp, khoảng cách từ chân đến mặt đất chỉ có mười centimet nhưng cậu bé cao hơn mẹ nửa cái đầu.

Nếu cậu bé đứng thẳng trên mặt đất, có thể nó không cao hơn mẹ, nhưng ít nhất cũng có kích thước tương đương. Thế nên có người mới đặt câu hỏi: “Con trai cao hơn mẹ mà vẫn cần được ôm? Dù đang học tiểu học nhưng nhiều học sinh ngay từ lớp 1 đã tự lập hơn nhiều.”

Nhưng học sinh như vậy nhìn cũng giống học lớp 4 trở lên. Đừng nói đến phụ huynh có vĩ đại hay không, nhìn vào chỉ thấy con đang hành mẹ thì đúng hơn.

hình ảnh

Ảnh OTS

Bởi vì trời mưa cũng không quá to, mẹ ẵm con trai, với chiếc ô to như vậy, không dễ chút nào. Nếu như những học sinh khác trong lớp nhìn thấy cậu như vậy mà la ó, con trai không phải rất mất mặt sao? Trong khi đó, các phụ huynh khác thì chỉ mặc áo mưa hoặc che ô dắt tay con vào lớp.

Học sinh ngày nay trưởng thành sớm hơn, trong mắt cha mẹ dù bao nhiêu tuổi cũng chỉ là trẻ con. Và cũng có thể đứa trẻ bị đau chân nên cần mẹ bế.

Là cha mẹ tự làm khó mình, hay con trai quá vô tâm?

Có người nói cậu bé có thể đang bị cảm, đi dép mà bước xuống nước thì càng dễ bị cảm, hơn nữa sức để kháng còn hạn chế, đi vào lớp bị ướt có thể bị ốm. ..

Mỗi người có một quan điểm khác nhau, và họ sẽ nhìn nhận nó từ góc độ của người làm cha mẹ và đứa con. Trong giáo dục gia đình truyền thống, cha mẹ hy sinh cho con không tiếc tay, cho rằng như vậy mới là cha mẹ tốt.

Ở tình huống tương tự, cha mẹ để con tự mình khám phá và chịu trách nhiệm, giống như để chúng ngã khi chúng mới tập đi, cũng là ý tốt muốn con được phép thử sai và đúng. Một số phụ huynh ủng hộ "giáo dục nhà kính", trong khi những người khác thích để con thử những thất bại.

hình ảnh

Ảnh OTS

Dù là trường hợp nào thì tốt nhất là nên dừng ở mức độ vừa phải, nhưng đáng tiếc là nhiều bậc cha mẹ lại không như vậy. Mà xen lẫn trong đó còn có một vấn đề, đó chính là giữ khoảng cách, cha đối với con gái, mẹ đối với con trai. Nếu không làm rõ giới hạn sớm thì rất nguy hiểm. Trong giáo dục gia đình phải có sự cân bằng, biết buông bỏ thì con mới trưởng thành

Giáo viên dạy học sinh cách hiếu thuận với cha mẹ, và cha mẹ nên cho con cơ hội để tự giải quyết vấn đề của mình.  Nếu ở giai đoạn tiểu học, cha mẹ không để con  đụng vào bất cứ thứ gì thì ở trường trung học cơ sở, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý vấn đề, việc gì cũng dựa dẫm vào người khác.

hình ảnh

Ảnh OTS

Cha mẹ không giáo dục học sinh ý thức rõ ràng về ranh giới, khi học sinh đến trường cũng duy trì mối quan hệ không tốt với các học sinh khác, hoặc quá thân thiết hoặc quá xa cách, dễ dẫn đến hiểu lầm giữa nam và nữ.

Trẻ em muốn được ôm thì dễ thương. Nhưng đứa trẻ lớn lên mà vẫn tìm kiếm sự an ủi trong vòng tay cha mẹ thì sẽ không bao giờ trưởng thành. Thế giới của mỗi đứa trẻ sẽ trở nên phong phú và nhiều màu sắc khi chúng lớn lên. Buông tay đúng cách sẽ giúp chúng trưởng thành trong thế giới rộng lớn. Đừng để con trẻ bị gò bó bởi sự bảo bọc quá mức và khoảng cách không rõ ràng.