Điều đầu tiên nên làm là kiểm tra xem lời khuyên ấy có tốt bé không. (Tra thông tin trên internet, thời nay thông được chia sẻ rất nhiều).
Trước khi làm tốt nhất nên được tư vấn từ bác sĩ.
Nếu điều ấy không tốt phải làm gì khi mà người lớn 2 bên gia đình cứ nhắc lại hằng ngày.
Bên nhà nhà chồng thì nên để chồng lên tiếng nói với người lớn. Nếu người lớn nói: ngày xưa làm vậy hoặc đàn ông biết gì chăm con mà nói. Bạn có thể cho người nhà đọc thông tin trên mạng ngay lúc đấy hoặc nói bác sĩ nói không được làm vậy. Mình đã từng bị khi: con mình cứ nấc cụt kêu là ngày xưa mỗi lần con uống sữa xong phải cho uống nước tráng miệng, không cho con uống miếng nước nào vậy. Chồng mình đã nói liền: dưới 6 tháng không cần uống nước, làm vậy hư ruột con. Ngày xưa nuôi con theo kinh nghiẹm được truyền lại, bây giờ đã có bác sĩ với khoa học chứng minh kiểm tra rồi tại sao không tin. Trong trường hợp chồng không có nhà thì kêu để chồng con/cháu về rồi tính (không phải bị bệnh, nên chờ được) không có bố nó biết lại ầm ỹ lên. Có thể chọn cach khác để nói, vì trường hợp của mình chồng mình rất kỹ trong việc chăm con. Một khi không tốt anh sẽ nói thẳng, nên nhiều khi mọi người đợi anh đi làm mới nói mình.
Còn bên nhà vợ nên để vợ nói, tránh trường hợp chồng bị nói không thương vợ con. Lúc mình sinh con, chồng mình bị xuống mấy kg vì phụ mình chăm con và thấy nhức đầu. Vì nhà mình cứ kêu kiêng này kia, trong khi bác sĩ nói không cần. Mình không làm theo nên nói chồng mình để nói mình :); phải 2 tuần sau mình biết, mình nói nhà không được nói chồng mình nữa. Gặp chồng mình thấy mình mệt cũng không kể mình nghe, nhưng ngại không dám nói ông bà, bố mẹ vợ.
Mong rằng các ông bố, ông chồng hãy lên tiếng nói để bảo vệ con, tránh cho vợ mình bị căng thẳng sau khi sinh. (Vì thông thường người lớn nhà chồng nói thì các bà mẹ ít khi nói lại, nói lại mang tiếng hỗn, nói nhiều hàng ngày dễ mệt mỏi căng thẳng).
Sau đây là 1 số điều mình biết khi được tư vấn từ bác sĩ:
Không nên cho trẻ uống nước khi dưới 6 tháng, trong sữa đã có đủ nước cho bé. Trừ trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp sau 6 tháng trẻ ăn dặm thì nên cho uống 1-2 muỗng sau khi ăn, vì trẻ còn uống sữa nên không cần uống nhiều.
Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm (chưa 6 tháng). Trong trường hợp trẻ biết giữ thăng bằng cổ sớm, có thể cho trẻ ăn bột hoặc cháo trắng nấu xay nhuyễn. Con mình 5 tháng bác sĩ đã khuyên cho ăn (rice cereal).
Không dùng gia vị khi nấu đồ ăn cho bé tới khi trẻ 1 tuổi. (nhạt thế sao con ăn được, trẻ sẽ nhận biết được vị ngọt từ đồ ăn)
Không nên để con nằm võng tới khi 1 tuổi (nếu cần nằm võng hãy áp 1 số biện pháp làm giảm ảnh hưởng tới trẻ). Bố mẹ mình xách võng từ VN qua cho cháu nằm và cho mình ru con cho dễ, nhưng khi hỏi thì bác sĩ kêu không nên, có hại nhiều hơn lợi.
Không nên cho trẻ ngồi xe tập đi sớm (ít nhất phải tới khi trẻ được 9 tháng, không tốt xương chân và xương sống, bên mình còn bị cấm sử dụng).
Thông thường 3 tiếng trẻ ăn 1 lần nhưng nhiều trẻ đói sớm thì nên cho con ăn. Sau khi con khóc bạn đã kiểm tra tả, không phải con đái hoặc đi ngoài.
Khi con bị mụn đỏ hoặc bệnh nên đưa con đi bác sĩ kiề tra, không nên chữa tại nhà khi không biết con bị gì.
Đặc biệt khi trẻ bị nôn trớ. Con mình cứ uống sữa vào nôn ra quá trời nhưng khi bác sĩ kiểm tra thì nói không sao. Do trẻ còn nhỏ đường thực quản trẻ chưa điều khiển được như người lớn nên trẻ không biết cầm lại khi sữa trào ngược lên nên sữa trào ra.
Nên rửa tay với xà bông trước khi bế trẻ, kể cả bố mẹ.
Không nên hôn trẻ, vùng mặt và tay bàn tay; đặc biệt là miệng. Ai trong chúng ta cũng có bệnh riêng, có nhiều bệnh có thể lây qua đường hô hấp.
Mình sẽ chia sẻ thêm thông tin trong bài sau, vì mình thấy bài dài quá :( !