Nhìn những bông hoa gạo nở đỏ rực, em lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ dữ dội quá các mẹ ạ.
Cứ tới tháng 3, em lại nhớ đến vẻ đẹp của những bông hoa gạo í các mẹ ạ. Mà năm nay, ảnh hưởng của thời tiết khiến cho hoa gạo nở sớm hơn thường lệ. Ở nước ta thì hoa gạo có ở khá nhiều tỉnh thành, nổi tiếng nhất là ở Huế, Nam Định, Quảng Ngãi, Hà Nội, Sơn La, Hà Giang.
Vẻ đẹp rực rỡ của hoa gạo khiến cho các chị em mê chụp ảnh không thể nào bỏ lỡ cơ hội khoe sắc bên màu đỏ thắm của loài hoa này, nhất là chụp hình với gia đình thì tuyệt vời.
Ảnh: vnexpress
Theo em được biết thì hoa gạo nở ra 5 cánh, mùa hoa nở kéo dài khoảng 1 tháng, sau đó hoa rụng dần và cây bắt đầu trổ lá non. Ở nhiều địa phương, người ta còn gọi hoa gạo là mộc miên, pơ lang.
Thân cây gạo thẳng, có chiều cao khoảng 10m, trên thân có nhiều gai. Cây thường được trồng ở đường phố, vỉa hè, công viên, làng quê hay ở các đền, chùa.
Hoa gạo ở Huế này các mẹ. Ảnh: vnexpress.
Các mẹ biết không? Do hoa gạo nở đúng mùa giáp hạt (khoảng thời gian lương thực vụ cũ đã cạn nhưng chưa đến vụ thu hoạch mới), nên nông dân ta thời xưa thường trong tình trạng thiếu thóc, thiếu gạo. Do đó, người ta đặt cho hoa này cái tên hoa gạo để nói lên hy vọng mùa tới sẽ bội thu, có nhiều lúa gạo để đảm bảo cuộc sống cho nông dân.
Ảnh: vnexpress
Cây gạo là một loại cây nhiệt đới, thường rụng lá vào mùa đông. Quả của cây này có sợi trông như sợi bông ấy ạ. Thân của cây có gai để tránh sự tấn công của côn trùng, động vật gây hại. Nhìn tưởng như ta có thể khai thác gỗ của cây, nhưng do thân quá mềm nên người ta không làm được.
Ảnh: vnexpress
Em tìm hiểu thì biết rằng cây hoa gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nay thì nó được trồng nhiều ở các nước Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan.
Không chỉ đẹp mà các bộ phận của cây hoa gạo cũng có nhiều công dụng. Sợi bông được dùng nhồi gối, nhồi nệm, làm lớp cách nhiệt cho áo lạnh. Chỉ có điều không kéo sợi và dệt như bông vải được vì sợi bông cây gạo không đủ dài.
Ảnh: vnexpress
Hoa, vỏ cây, rễ thì còn dùng để làm thuốc. Với acid amin, pectin tanin, đường và nhiều nguyên tố vi lượng, hoa gạo có tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết. Vị của hoa này thì đắng chát, hơi ngọt và có tính mát.
Hoa gạo ở Nam Định. Ảnh: tintucnamdinh.
Người ta hay đem phơi hoặc sấy khô những bông hoa gạo đã hái. Thường thì họ sấy bằng lửa nhỏ, rồi cất vào lọ sành để bảo quản, khi cần thì lấy ra xài.
Vỏ cây hoa gạo thì hay dùng để trị viêm loét dạ dày mãn tính, đi lỏng, kiết lỵ do nó có thể thanh nhiệt, cầm máu, giải độc, hoạt huyết, tiêu phù, được dùng nấu trà.
Ảnh: zing
Với tác dụng giải nhiệt, cầm máu, rễ cây thì được áp dụng trị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, vết trầy xước, băng huyết, băng se vết thương, tiêu chảy…
Ảnh: zing
Em ở Sài Gòn nên khó thấy được loài hoa này. Chắc giờ phải làm một chuyến ra Huế, Hà Nội hay Nam Định để ngắm hoa quá các mẹ ạ.
Nguồn tham khảo: vnexpress, zing, wiki