Nhà bếp là nơi cư ngụ của vô vàng độc hại đang tàn phá sức khỏe của gia đình mà nhiều chị em vẫn không hề hay biết.



Em có đứa em út năm nay 22 tuổi, sinh viên mới ra trường nhìn rất xinh gái nhưng lại có tính hậu đậu và lười làm việc nhà. Ở ngoài đường nó tươm tất, xinh tươi bấy nhiêu thì về nhà lại bừa bộn, lôi thôi bấy nhiêu.



Nhiều bữa qua phòng trọ em gái chơi mà em không dám ăn uống gì bởi nhà bếp của nó cứ như “bãi chiến trường” nào là xoong nồi, chén bát, ly tách. Em có nhắc nhở là “nhà bếp là nơi bẩn nhất trong nhà vì sự kết hợp của thực phẩm, độ ẩm, nhiệt độ, khiến nơi đây mới chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi…”, mà nói mãi nhưng vẫn vậy.



Có bữa túi gạo còn bị ẩm mốc do làm đổ nước lên, em có nói là bỏ đi mà không chịu, em gái nói là vo sạch là nấu ăn bình thường thôi mà. Vì không nghe lời em nên đã bị ngộ độc thực phẩm may là còn giữ được mạng nhưng bị nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin.



Aflatoxin là một chất cực độc gây nguy hiểm với con người, có khả năng gây ung thư gan, là độc chất do một số nấm mốc tiết ra và thường xuất hiện trong các loại thực phẩm bị mốc như: gạo, ngô, đậu, lạc...



Theo tổ chức y tế Thế giới công bố thì độc tố nấm của aflatoxin là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua, có khả năng phá hủy cực mạnh đối với gan.



Không những vậy, chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao và một người có cân nặng tầm 70 kg sẽ có thể tử vong nếu tiêu thụ quá 20mg aflatoxin. Trường hợp của em gái em là bị nhiễm độc aflatoxin do ăn phải thực phẩm bị ẩm mốc.






Dưới đây là những loại thức phẩm sau đây có chứa rất nhiều hàm lượng aflatoxin có thể gây chết người:



Thực phẩm mốc: Aflatoxin là độc chất do một số nấm mốc tiết ra. Nó thường xuất hiện trong các loại thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu khác, lúa gạo, khoai mì...



Mộc nhĩ đã ngâm lâu ngày: Mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh ra hàng loạt chất độc như aflatoxin, mycotoxin… Khi ăn phải thực phẩm có nhiễm độc sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nội tạng suy kiệt, xơ gan, ung thư gan…



Quả hạch bị đắng: Khi ăn phải quả đào hay hạnh nhân có vị đắng thì mọi người phải lập tức nhổ ra và súc miệng. Bên trong vị đắng của quả hạch có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Khi ăn thường xuyên những loại quả hạch có vị đắng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.



Ngoài ra, rất ít bà nội chợ biết rằng aflatoxin đang ngày ngày hiện hữu trong gian bếp của mỗi gia đình. Vì aflatoxin thường xuất hiện ở những nơi nóng, ẩm mà nhà bếp là địa điểm hội tụ đủ cả hai yếu tố trên. Cộng thêm môi trường nhiều dầu mỡ và đôi khi không được thoáng khí, nhà bếp trở thành nơi tập trung và phát triển của nhiều độc tố gây ung thư.



Một số nơi trong nhà bếp còn là nơi cư ngụ của aflatoxin mà chúng ta không ngờ tới:


1. Đũa rửa không sạch:


Bản thân những chiếc đũa chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa để ăn những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng… tinh bột dễ dàng bị dính lên đũa. Khi vệ sinh không sạch những tinh bột bán lại trên đũa lâu ngày sẽ sinh ra aflatoxin.



Lưu ý: Các mẹ nên chú ý rửa sạch đũa, ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, giấm hoặc muối ăn. Đặc biệt là phải thay đũa định kỳ 6 tháng một lần.


2. Thớt gỗ:



Trong quá trình dùng thớt gỗ để cắt thức ăn, những mảnh vụn của thực phẩm còn sót lại sẽ bán lên bề mặt thớt hay rơi vào các khe nứt. Khi vệ sinh không sạch, theo thời gian những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.



Mời xem thêm:


http://www.webtretho.com/forum/f119/vi-bo-qua-nhung-dau-hieu-don-gian-nay-ma-nhieu-nguoi-dot-quy-tai-bien-chet-ngay-tren-ban-lam-viec-2438182/


http://www.webtretho.com/forum/f113/day-la-nguyen-nhan-khien-the-gioi-xem-la-xoai-con-tot-hon-hong-sam-trieu-tien-2436590/


http://www.webtretho.com/forum/f113/them-1-mon-ngon-gay-mu-loa-tham-chi-tu-vong-chung-ta-an-hang-ngay-nguoi-viet-oi-xin-dung-giet-nhau-nua-2394892/


Xem thêm video: Nhiễm độc thạch tín dấu hiệu nhận biết