Tìm hiểu về triệu chứng của bệnh tiểu đường hiện nay
Giadinhcatim.com chia sẻ -- Bệnh đái tháo đường (tên gọi khác của bệnh tiểu đường) đang được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi số người mắc bệnh rất lớn trong khi các triệu chứng thì không rõ ràng, rất nhiều người mắc bệnh mà không biết mình bị bệnh. Cũng như cao huyết áp, đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này và một số dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường gồm 2 loại: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và Bệnh tiểu đường tuýp 2
Tuýp 1: chiếm khoảng 5-10% số người bị bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu mắc phải là người dưới 30 tuổi. Số người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 ở nam cao hơn nữ.
Tuýp 2: chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu trên 40 tuổi và người béo phì. Trong những trường hợp này, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.
Rất khát nước
Cơ thể dù đã bù nước mỗi ngày theo đúng các chuyên gia khuyến cáo là 1.5lit mỗi ngày. Nhưng cơ thể lúc nào cũng như đang đứng ở sa mạc vậy. Rất thèm và đói nước. Cơ thể mất nước do đi tiểu thường xuyên, bạn có thể luôn cảm thấy khát và phải uống nhiều nước để bù lại. Nếu có triệu chứng như vậy các bạn nên cảnh giác với chính căn bệnh nguy hiểm này nhé. Khi uống càng nhiều nước và đi tiểu liên tục tức là bạn đã phải cố gắng bù đắp phần năng lượng đã bị thiếu hụt. Lúc này cơ thể lại phải nhanh chóng đào thải qua đường tiểu và dĩ nhiên bạn sẽ có cảm giác thiếu năng lượng, cảm giác khô trong cơ thể, bạn bắt buộc phải bổ sung nước.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Chúng ta không được chủ quan với vấn đề cân nặng của mình. Nếu không có một tác động nào từ bên ngoài mà chúng ta cứ xuống cân đều đều thì chúng ta nên đặt dấu chấm hỏi tại đây. Bởi hiện tượng giảm cân nhanh chóng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh tiểu đường.
Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin, glucose không đi vào trong tế bào được, cơ thể sẽ sử dụng protein từ cơ thể để bù đắp năng lượng. Lúc này, bệnh nhân rất dễ bị sụt cân nhanh chóng dù ăn nhiều
Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi
Một ngày nào đó cho dù sinh hoạt ăn uống rất bình thường mà cảm nhận được cơ thể quá mệt mỏi giống như một người lao lực. Cảm thấy không có năng lượng, không đủ sức để làm việc như bình thường nữa. thì các bạn nên nghĩ tới bệnh tiểu đường. Vì bởi khi bệnh tiểu đường, tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể.
Khi bạn có cảm giác kiệt sức và mệt mỏi kéo dài, hãy mau chóng xét nghiệm xem liệu có mắc phải bệnh tiểu đường hay không.
Mắt mờ, mất thị lực
Có nhiều thấy cơ thể bình thường khỏe mạnh hết. Nhưng tự nhiên một ngày chạy xe ra đường cứ thấy mắt nhòe đi, không nhìn rõ gì cả…đó cũng là một triệu chứng mà các bạn đừng nên bỏ qua. Khi chỉ số đường huyết tăng nó làm giác mạc chảy nước và sưng. Hình dáng của giác mạc bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt. Sau nhiều năm tăng đường huyết, các mạch máu trong võng mạc yếu và mỏng đi và mọng mắt phồng lên gọi là phình vi mạch, tiết ra dịch. Dịch này rò rỉ vào trung tâm võng mạc có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Lượng đường – glucose trong máu tăng cao sẽ tác động đến thị lực khiến cho mắt của bạn cũng tiết ra một loại đường có tên là sorbitol và là nguyên nhân khiến cho mắt của bạn không điều tiết được như bình thường.
Đi tiểu thường xuyên
Các tế bào không thể hấp thụ được đường, thận phải cố gắng đào thải đường. Do đó, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể đi hơn 5 lít nước tiểu mỗi ngày. Việc này xảy ra ngay cả vào ban đêm, khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu – gọi là chứng tiểu đêm. Tình trạng này lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận
Nắm được một số dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn nhận diện căn bệnh kịp thời và tiến hành xét nghiệm sớm. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu tốt hơn, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.