Theo một báo cáo mới, ngành chăn nuôi chịu trách nhiệm cho ít nhất 87% lượng khí thải nhà kính.
Tài liệu nghiên cứu này của Tiến sĩ Sailesh Rao, đã được xuất bản trên Tạp chí Hiệp hội Sinh thái. Báo cáo này lập luận rằng ảnh hưởng của ngành công nghiệp thịt và sữa đã ‘đánh giá thấp’ tác động lên môi trường của ngành chăn nuôi.
Hiện tại, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) cho biết chăn nuôi chỉ chịu trách nhiệm cho 14,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, FAO cũng có mối quan hệ hợp tác chính thức với ngành công nghiệp thịt và sữa có tên Đối tác Đánh giá và Hiệu suất Môi trường Chăn nuôi (LEAP).
Báo cáo cũng cho biết các tính toán trước đây đã "không thể tính đến tác động tiêu cực của việc rừng bị mất do chăn nuôi gia súc". Do đó, báo cáo mới bao gồm tác động của việc phá rừng đối với biến đổi khí hậu nói chung và mức CO2 nói riêng.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ tăng tốc nhanh chóng nếu chúng ta chỉ tập trung hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch và bỏ qua mối đe dọa do ngành chăn nuôi gây ra.
Khi mọi người nghĩ về chăn nuôi và biến đổi khí hậu, họ thường chỉ xem xét nó dưới góc độ khí mê-tan do chính động vật tạo ra.
Theo FAO, vì chăn nuôi chiếm ít nhất 37% lượng khí mê-tan thải ra hàng năm. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những tác động tiêu cực của chăn nuôi. Nông nghiệp chăn nuôi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra sa mạc hóa, phá hủy môi trường sống, tuyệt chủng động vật hoang dã và các vùng chết ở đại dương… Tất cả đều làm suy giảm khí hậu của chúng ta.
Bài báo này đưa ra một lời cảnh tỉnh quan trọng đối với các chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, ngành công nghiệp tư nhân và giới truyền thông. Tác động tiêu cực của nông nghiệp chăn nuôi đang bị ngó lơ trong khi chính chúng ta là người phải đối mặt với những nguy hiểm đó.
-----------------
Chẳng bao giờ là quá trễ khi thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn, nhất là khi những thay đổi ấy giúp bạn cải thiện sức khỏe và còn tốt cho môi trường hơn.