Hôm nay em lang thang trên mạng thì bắt gặp một người cô giáo đặc biệt. Không những là cô giáo mà cô ấy thực sự là một người mẹ. Một người mẹ của những đứa trẻ đặc biệt mà có lẽ các mẹ ít ai có thể tưởng tượng được. Đa số những đứa trẻ mà người mẹ này đã và đang dạy dỗ đều bị người thân bỏ rơi, chúng là trẻ mồ côi bố mẹ từ lúc mới lọt lòng vì bị căn bệnh thế kỷ cướp đi mạng sống.



Có những đứa trẻ lại bị chính những người thân từ chối rồi bỏ rơi nơi đầu đường, góc chợ... Và cũng có những đứa trẻ may mắn hơn, được người dân địa phương đưa về trung tâm, hay nhiều bé từ bệnh viện chuyển đến, ở khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc. Những đứa trẻ tưởng chừng cả xã hội đã chối bỏ thì vẫn có một nơi mở cửa đón nhận các con. Mà nơi đây còn được các mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ... Đó thực sự là tia hy vọng cuối đường hầm của những thiên thần nhỏ kém máy mắn. Nếu không thì cuộc sống của những đứa trẻ vô tội này sẽ đi về đâu, thật không dám nghĩ tới các mẹ ạ.



Đã 13 năm gắn bó với những đứa trẻ nhiễm HIV, cô N.T.M đang ở cái tuổi 55. Chặng đường dài ấy cô đã phải âm thầm vượt qua mọi khó khăn, sự phản đối, kỳ thị của xã hội ngần ấy năm để đồng hành, xoa dịu nỗi đau cho các em ở cơ sở Cai nghiện ma túy số 2, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội.




Mẹ M. bên đàn con thơ của trung tâm cai nghiện. Ảnh internet.




Thầm cảm phục Cô M. biết bao, bởi cô đã hy sinh hạnh phúc của mình để gắn bó với học sinh có "H" (bệnh HIV). Cô Minh đã trải lòng: "Mới đầu vào đây tôi cũng bi quan lắm, bởi các cháu là đối tượng đặc biệt, không những nhỏ tuổi mà còn mang trong mình căn bệnh thế kỉ, khiến nhiều người trong xã hội sợ tiếp xúc và kì thị. Tuy nhiên, được sự đông viên của chồng, đến khi vào gặp các cháu, tôi thấy thương vô cùng. Nguyện suốt đời này tôi sẽ bù đắp thiệt thòi cho những đứa trẻ đáng thương này..."



Thật sự, làm nghề giáo thì có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng mấy ai đủ can đảm lựa chọn những học trò đặc biệt như cô M.. Cũng như những giáo viên ở trung tâm Cai nghiện này thì sự lựa chọn làm giáo viên ở trung tâm cai nghiện ma túy thật sự là sự đánh đổi. Nếu không có đủ tình thương thì cô M. chắc cũng không thể đi được một chặng đường dài như vậy. Vượt qua những thử thách của miệng đời và nguy hiểm không tên của căn bệnh thế kỷ từ những đứa trẻ vô tội kia.



Để có được sự hiểu hơn về những gì các con đang trải qua, hiểu hơn về cách bảo vệ mình khi tiếp xúc với những người mang "H"nên cô được đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm. Rồi bằng tình thương, cô M. mới dần thấy gắn bó với các con hơn. Hơn 10 năm gắn bó đời mình với những số phận bất hạnh của những đứa trẻ đang bị xã hội ruồng bỏ. Cô M. đã nhiều lần rơi nước mắt khi chứng kiến hoàn cảnh của từng bé bởi gắn bó với các em, cô càng hiểu sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh của từng cháu bé.




Các mẹ tại trung tâm vẫn hàng ngày chăm sóc và dạy dỗ đàn con thơ tại trung tâm. Ảnh internet




Cô Minh cũng như các cô khác xem các con ở nơi đây như những đứa con ruột của mình. Đã có những đứa trẻ đặc biệt ở trung tâm mà cô M. từng chăm sóc, những đứa trẻ đó đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng các mẹ ở trung tâm. Phận đời mỏng manh của những đứa trẻ vô tội được các mẹ ở trung tâm che chở, nhưng số phận nghiệt ngã khi bất đắc dĩ mang trong mình căn bệnh “H” cũng sẽ ngắn lại nếu các bé đưa vào trung tâm quá trễ.



Chẳng hạn như cháu T. mới vào cơ sở khoảng 5 tuổi, thời điểm đó cháu cũng ở giai đoạn cuối của bệnh. Nhìn cậu bé 5 tuổi đau đớn, lăn lộn suốt cả đêm rồi 3h sáng hôm sau con mất. Trước khi mất, cháu bé không nói được gì, chỉ đòi ăn, đòi uống. Những người mẹ như cô M. phải chứng kiến những cảnh thương tâm ấy, ám ảnh đến cả một đời làm nghề của mình đấy chứ. Cô buồn bã kể lại hồi ức buồn: "Khi con mất, mọi người ở đây cũng nói và mong con được sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Nhưng số phận con không may mắn, con phải ra đi sớm thì con chọn giờ lành mà đi… Sau đó, con cứ lịm dần trước sự chứng kiến của chúng tôi…”



Và cô M. và các mẹ ở trung tâm cũng không quên cháu C.P.A., năm ấy đã 8 tuổi nhưng chỉ nặng 7kg, cô Minh ngậm ngùi: "Khi vào đây, con đòi ăn cháo trắng, xôi trắng. Người thì gầy, cáu bẩn, lại bị tiêu chảy, chúng tôi phải đi đẽo vỏ cây về tắm kết hợp với thuốc của bác sĩ mới chữa khỏi, sau con khỏe dần dần". May mắn thay hết tháng đầu ở tại cơ sở thì cháu P.A. tăng được 2kg như một kỳ tích. Số phận của P.A như được bừng sáng tia hy vọng, đó có lẻ bắt nguồn từ nghị lực sống của đứa trẻ sinh ra trong nghịch cảnh không dễ đầu hàng trước số phận. Một phần từ sự giúp sức của các mẹ và đội ngũ y bác sĩ ở trung tâm đã được đền đáp.




Các mẹ vẫn chăm trẻ bằng tình thương bao la, bất kể ngày thường hay lễ tết. Ảnh internet.




Cô M. lập gia đình đã 30 năm, chồng cô cùng công tác trong cơ sở cai nghiện nên hai vợ chồng vẫn luôn hiểu và thông cảm công việc của nhau. Tuy nhiên, chưa năm nào cả hai vợ chồng được ăn Tết cùng nhau. Những ngày Tết, hai vợ chồng phải chia tay các con để vào đón tết cũng những đứa tại ngôi nhà chung này. Cô M. cũng như chính gia đình mình đã hy sinh hạnh phúc riêng để đem đến hạnh phúc cho những đứa trẻ bé mồ côi, những phận đời nhiễm "H". Sự hiện diện của những người mẹ như cô M. đã bù đắp phần nào sự thiếu hụt tình cảm mà những đứa trẻ kém may mắn như bé P.A phải gánh chịu.



Cô M. cũng như các cô giáo tại trung tâm như những bà tiên của những thiên thần nhỏ ở trung tâm. Chính các mẹ đã là người luôn gắn bó và nuôi dưỡng những đứa trẻ bất hạnh của căn bệnh “H” khắc nghiệt. Cám ơn mẹ M. cùng các mẹ ở trung tâm đã giúp cho cuộc sống của các bé bừng sáng hơn. Chúc các mẹ luôn khỏe và chăm sóc tốt các thiên thân nhé!



Mời xem thêm:


Bật khóc nhìn người mẹ nghèo khắc khổ, lầm lũi chỉ dám ăn ổ bánh mì 10K để dành 500K mua hoa tặng con chỉ vì...


Xót xa cuộc sống lủi thủi, đớn đau của nghệ sĩ Thiên Kim trong viện dưỡng lão dù có tới 5 đứa con: Chúng cần người mẹ bế ẵm từ bé chứ không cần tôi...


Khóc nghẹn với hoàn cảnh thương tâm của “người mẹ ma” bị tạt axit vô cớ 3 năm về trước: Ước gì tôi biết nguyên nhân vì sao người ta lại tạt axit mình