Em có anh bạn làm tổng giám đốc tại Việt Nam của một tập đoàn rất lớn ở Đức, suốt gần 10 năm tuổi trẻ học ở Tây, ăn đồ Tây, mê phô mai thối hơn mắm tôm, sau này lại chỉ toàn làm việc cho Tây và với Tây. Nghĩa là Tây hóa có khi còn quá cả Tây
zin
rồi. Vậy mà có lần trà dư tửu hậu, anh chép miệng: “Anh bảo thật, cô yêu ai lấy ai cũng được, nhưng đừng dại lấy Tây. Hôn nhân phải bình đẳng mới bền!”. Thấy mặt em đần ra chắc trông thảm quá, anh ấy thương hại nói thêm: “Thế giờ cô muốn yên lành làm trung lưu ở Việt Nam hay qua
bển
để làm công dân hạng bét???”.
Kể ra thì câu này cũng khó hơi nghe, nhất là khi cả nước (có vẻ) như đang sôi lên sình sịch chuyện lấy chồng Tây, nhiều báo mạng còn lập cả chuyên mục để chia sẻ/tư vấn cho các chị em có nhu cầu “săn chồng ngoại”, động viên cổ vũ nhau rất hăng. Nhưng chỉ với vốn tiếng Anh võ vẽ, em lê la mấy hội nhóm người nước ngoài ở Việt Nam, rồi cả mấy forum nước ngoài nữa mới choáng váng, hóa ra sự thực chẳng như báo mạng nhà ta tô vẽ tí nào.
Phân biệt chủng tộc là thứ nhất. Chị em nào lấy chồng ở nước có cộng đồng người Việt đông đúc thì còn đỡ, chí ít dân bản xứ nhìn mũi tẹt da vàng nhiều cũng quen mắt rồi. Chứ chẳng may lại rơi vào xứ nào “thuần chủng” quá, dân lại có niềm tự hào sâu sắc về giống nòi của họ, thì coi như tiêu.
Thứ nhì là sự nghiệp lao đao. Bạn bè rồi đồng nghiệp của em có vài người lấy chồng Tây. Lúc ở Việt Nam, các chị đều giỏi giang, độc lập cả. Người thì làm quản lý dự án, người làm báo, làm truyền hình.v.v… Nhưng khi theo chồng ra nước ngoài, hầu như tất cả đều phải ở nhà nội trợ. Không phải vì không muốn đi làm, mà vì cạnh tranh không nổi. Ngay cả những người có bằng thạc sĩ ở nước ngoài nhưng thuộc về các chuyên ngành như truyền thông, quảng cáo, nghệ thuật… cũng đành treo bằng cấp trong bếp để ngắm lúc đút cháo cho con thôi ạ.
Khác biệt về văn hóa cũng rất kinh khủng. Hãy thử tưởng tượng, chỉ trong Việt Nam thôi mà phong tục tập quán mỗi vùng miền đã khác biệt như thế nào, huống gì là ở hai đất nước, hai châu lục. Nó không đơn thuần chỉ là chuyện ăn uống ngủ nghỉ sinh hoạt đời thường (dù điều này cũng rất quan trọng - một trong ba lí do ly hôn hàng đầu là không hợp nhau trong nề nếp sống). Nó còn là vấn đề kì vọng/expectation về nhau như thế nào. Phụ nữ Việt dù hô hào bình đẳng giới đến đâu đi chăng nữa thì vẫn thích kiểu đàn ông bảo bọc, che chở, làm trụ cột cho gia đình. Kì vọng khác nhau, dẫn đến hiểu sai về nhau.
Mà có chuyện này hơi tế nhị. Chẳng hiểu tin đồn ở đâu ra mà chị em Việt cứ tin sái cổ là “khoai Tây” hơn “khoai lang” ở “chuyện ấy”, nào là sung hơn, rồi chiều chuộng nâng niu bạn tình hơn. Không ạ. Nói chung cũng hên xui tùy người thôi. Chuyện người thật việc thật luôn đây, thôi chị em cũng nên nghe để tham khảo thông tin nhiều chiều. Một chị quen anh giai Mỹ, U40, mà lần đầu sex không mang bao, nhắc mãi mới chịu mang vào nhưng mặt nặng mày nhẹ, đến lần thứ hai vẫn chứng nào tật nấy. Chưa kể, cả hai lần đó chị này đều đang trong kì đèn đỏ. Cuối cùng sau vài tháng cù cưa, chị gái phải vắt chân lên cổ bỏ chạy đấy ạ.