Con học hoài không hiểu, dạy mãi không nghe khiến cha mẹ khó kiềm chế và đôi khi buột miệng trách mắng. Điều này rất khó kiềm chế và gây hậu quả đáng tiếc, nhất là khi mắng trẻ vào 5 thời điểm kỵ trong ngày. 

Xuất phát điểm mọi đứa trẻ có thể khác nhau tùy vào hoàn cảnh gia đình nhưng cũng từ môi trường giáo dục trong gia đình mà có thể tạo nên sự khác biệt đáng kinh ngạc trong tương lai. Một số có thể trở thành thiên tài, trong khi số khác chỉ là người bình thường hoặc thậm chí không có tương lai.

hình ảnh

Ảnh minh họa: parenting

Thương yêu đứa con mình dứt ruột sinh ra, mỗi cha mẹ đều mong muốn nó sẽ là đứa con hoàn hảo và một cách vô thức ép đứa trẻ phải sống theo suy nghĩ của mình. Dù đọc rất nhiều, hiểu rất rộng và thấu suốt nhiều điều nhưng đôi khi điều căn bản nhất lại bị bố mẹ quên lãng. Cho phép bản thân để sự áp đặt của quyền làm cha mẹ diễn ra, nhiều cha mẹ quên mất phải bảo vệ trái tim non nớt và dễ tổn thương của trẻ. Chẳng hạn, trong chuyện la mắng con, bố mẹ chỉ biết chiều theo cơn giận của mình mà bất chấp xét lại thời điểm mắng con xem có đúng lúc hay không. Vậy khi nào mắng con bị xem là thời điểm kỵ?

1. Khi con đang ở giữa đám đông

hình ảnh

Ảnh minh họa: rappler

Những ánh mắt người ngoài đang chĩa về phía con. Những tiếng xì xầm to nhỏ chắc là đang bàn tán về con. Những con người xa lạ, không quen biết hay những bạn bè, người thân quá quen thuộc rồi sẽ nhìn con bằng con mắt khác, khác rất nhiều so với trước đây. Thể diện của con trong phút chốc đã bị mẹ mang ra làm trò đùa và đối với một đứa trẻ không có gì ngoài thể diện như con, mọi thứ coi như đã khép lại. Đó là tất cả những gì một đứa trẻ có thể cảm nhận được khi bị bố mẹ mắng ở giữa đám đông dù lạ hay quen. Trẻ con, dù lớn nhỏ đều rất cần thể diện. Nếu bị mẹ vạch áo cho người xem lưng, trái tim của trẻ sẽ bị đâm thẳng và chẳng bao giờ lành. Đứa trẻ đó cứ thể trở nên ngày càng tự ti và hèn kém.

2. Trẻ đã nhận ra lỗi nhưng chưa muốn thừa nhận sai

Trẻ có thể đã nhận ra lỗi lầm của mình nhưng vẫn cố chấp không chịu thừa nhận mình sai. Nếu cha mẹ không cho trẻ thời gian để lựa chọn thời điểm nhận sai và xin lỗi mà ngược lại thúc ép trẻ phải nhận lỗi ngay theo ý mình thì cảm giác tội lỗi của trẻ từ chỗ ăn năn mà dần dần biến mất và sẽ trở nên nổi loạn. Khi đó, trẻ sẽ chọn cách đối đầu để được giải tỏa cảm xúc. Hãy nhớ, con cái luôn cần ở cha mẹ sự bao dung và rộng lượng. Trẻ vẫn còn nhỏ, còn thời gian để được uốn nắn nên người. Đừng vì mong muốn con trở nên ngoan ngoãn hơn mà thúc ép sai thời điểm.

3. Trẻ đang có tâm trạng vui vẻ

hình ảnh

Ảnh minh họa: verywellfamily

Nhiều cha mẹ không màng đến thể diện của con mình vì cho rằng trẻ nhỏ không cần phải giữ thể diện. Ngược lại, lòng tự trọng ở trẻ nhỏ rất đáng được tôn trọng. Cũng vậy, tâm trạng vui vẻ của con rất đáng được giữ gìn. Khi trẻ đang có chuyện vui hoặc đang trong một sự kiện đáng ăn mừng với đông đảo người tham dự mà bố mẹ đem lỗi lầm của trẻ ra bêu có thể khiến nó trở nên ủ rũ và rối loạn hành vi. Hãy thử đặt bản thân vào vị trí của trẻ để hiểu việc bị trách cứ khi đang tận hưởng niềm vui sẽ hóa ra nặng nề thế nào.

4. Khi trẻ sắp đi ngủ

Tuổi trẻ không chỉ 1, 2 lần sai lầm mà còn có thể nhiều hơn vậy. Thế mới nói tuổi trẻ có đặc ân được tha thứ. Vì cả một quãng thời gian dài để uốn nắn nên có cần nhất thiết, chỉ trích hay trách mắng lỗi lầm của con mà bố mẹ phải chọn ngay trước giờ con ngủ? Sau khi nghe cha mẹ mắng, trẻ sẽ không vô tư lự đến mức nằm thẳng giấc mà sẽ rơi vào chán nản, trằn trọc, ngủ không ngon, gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu muốn có chuyện cần con giải thích, cha mẹ hãy đợi con ngủ một giấc ngon. Khi đó, tâm trạng của trẻ cũng trở nên tốt hơn để sẵn sàng đối mặt với sai sót đã phạm phải.

5. Khi trẻ vừa ngồi vào bàn ăn

Nhiều bậc cha mẹ không coi bàn ăn là điều bắt buộc phải có trong gia đình nhưng với những bố mẹ biết nhìn xa, trông rộng thì điều này rất quan trọng. Họ sẽ không bao giờ la mắng hay trách phạt ngay khi trẻ vừa vào bàn ăn. Nước mắt trên bàn ăn rất có hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ.