Theo công bố của Bloomberg vào cuối tháng 7/2022, Chủ tịch Country Garden Yang Huiyan không còn là người phụ nữ giàu nhất châu Á, mà là một người khác.

Bà Savitri Jindal, một phụ nữ Ấn Độ, người có tài sản 11,3 tỷ USD nhờ hoạt động kinh doanh của mình vừa trở thành người phụ nữ giàu nhất Châu Á.

Cuộc đời của Savitri Devi Jindal không hề bằng phẳng chút nào, từ một bà nội trợ trở thành một nữ tỷ phú. Bà là nguồn động viên thực sự cho nhiều phụ nữ muốn khởi nghiệp nhưng ngại thành công. Bà cũng là một người mẹ khoan dung nhưng không khoan nhượng.

hình ảnh

36 năm đầu tiên của cuộc đời, bà Savitri quay cuồng với công việc chăm sóc gia đình, làm vợ, làm mẹ bởi các định kiến xã hội (Ảnh Bloomberg)

Người phụ nữ này đã chứng minh rằng một người mẹ sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ gia đình mình. Sự thay đổi đột ngột sau khi chồng qua đời không khiến bà yếu đi trong suy nghĩ mà ngược lại, bà quyết tâm nuôi dạy con, lèo lái doanh nghiệp cho đến hơi thở cuối cùng.

Savitri Jindal hiện là người giàu thứ 10 của Ấn Độ. Trong 5 năm gần đây, Forbes liên tục xướng tên bà là người phụ nữ giàu nhất Ấn Độ. Savitri lãnh đạo tổ chức rất tốt bởi vì bà vừa là một người mẹ, vừa là một nữ doanh nhân.

Thay chị làm mẹ của các cháu

Savitri Jindal sinh ra ở Tinsukia, Assam vào ngày 20 tháng 3 năm 1950. Savitri kết hôn với Om Prakash Jindal, người sáng lập OP Jindal Group vào năm 1970. Cặp đôi có tổng cộng chín người con. Sau khi OP Jindal không qua khỏi trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng vào năm 2005, Savitri tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành của tập đoàn.

Savitri Jindal sinh năm 1950, xuất thân trong gia đình đông con nghèo ở bang Assam. Ngay từ thuở thơ ấu, bà đã không được hạnh phúc. Cha mẹ luôn cho rằng con gái không làm nên tích sự gì.

Bước ngoặt cuộc đời đến với Savitri khi chị gái của bà không qua khỏi. Cha của Savitri Jindal đã sắp xếp cho bà kết hôn với anh rể - doanh nhân Om Prakash Jindal khi bà mới 15 tuổi. Chồng bà hơn Savitri 20 tuổi, là cha của sáu đứa con từ cuộc hôn nhân với chị của Savitri, đứa lớn nhất bằng tuổi dì, cũng là mẹ kế. Savitri và chồng có 3 người con chung, do đó bà là mẹ của 9 người con mà bà hết lòng yêu thương.

Sau khi chồng bà qua đời trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng vào năm 2005, bốn người con trai của ông và chị bà Savitri đã nhận được quyền sở hữu bình đẳng đối với các doanh nghiệp của tập đoàn mà họ tự quản lý. Họ là động lực thúc đẩy tập đoàn quyết định niêm yết công ty điện lực JSW Energy trên Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ và phát triển quốc tế bằng cách mua lại các mỏ than ở Mozambique và các mỏ quặng sắt ở Chile. Con trai của bà, Sajjan Jindal, sống ở Mumbai và giám sát JSW Steel cùng những việc khác.

hình ảnh

Là mẹ của 9 người con, bà Savitri tự nhận mình chăm các con còn giỏi hơn điều hành công ty (Ảnh CN)

Savitri được biết đến là một bà nội trợ, vợ của một nhà công nghiệp và chính trị gia nổi tiếng vào thời điểm đó, và là mẹ của 9 đứa con. Bà có được kỹ năng quản lý nhờ kinh nghiệm chăm sóc gia đình của mình. Là trái tim của gia đình Jindal, bà cũng có một khả năng độc đáo để gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Việc người chồng đột ngột gặp tai nạn đã khiến cuộc sống của người phụ nữ vốn là nội trợ trong nhà thay đổi hoàn toàn.

Bà phải đối mặt với thay đổi lớn của cuộc đợi mình, từ việc chăm sóc nhà cửa đến quản lý công việc kinh doanh mà chồng bà bắt đầu vào năm 1952. Bà chưa từng đi học đại học, khi chồng không qua khỏi, bà là người phụ nữ 36 năm chỉ biết giặt giũ, quán xuyến nhà cửa, không biết một chút gì về công việc kinh doanh của chồng. Thậm chí khi người chồng lớn hơn bà 20 tuổi còn sống, bà còn không biết ông làm ra được bao nhiêu.

Nhưng từng bước từng bước, Savitri đã học hỏi từng thứ một, đến tận công xưởng, gặp gỡ công nhân để biết những việc từ nhỏ nhất. Bà chăm sóc nuôi dạy 9 đứa con, trong đó có 4 người con lớn đã được chồng bà đào tạo để kế thừa sản nghiệp gia đình từ nhỏ. Bà tuyên bố sẽ chuyển nhượng cổ phần của mình cho các con trong tương lai, vì thế 9 người con đều ủng hộ bà. Họ chia đều quyền sở hữu doanh nghiệp tạo nên The Jindal Group. Savitri Jindal đã vươn lên trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới khi quản lý công ty gia đình một cách tận tình nhất. Sau khi bà tiếp quản, doanh thu của công ty đã tăng lên theo cấp số nhân. Bà cũng là một thành viên của đảng chính trị Đại hội Quốc gia Ấn Độ. Bà là một trong những phụ nữ giàu nhất và nằm trong top 10 doanh nhân giàu nhất Ấn Độ. Tính đến nay, ở tuổi 72, bà là người phụ nữ giàu nhất Châu Á.

hình ảnh

Người mẹ 9 con luôn đặt ảnh chồng trên bàn làm việc (Ảnh CN)

Ngoài chính trị và kinh doanh, người phụ nữ này, với nét giản dị, còn tập trung vào các mối quan tâm xã hội. Bà bước vào lĩnh vực chăm sóc xã hội để thực hiện mong muốn của chồng là cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo, nông dân và người lao động, cũng như nói lên tiếng nói của thanh niên và phụ nữ. Bà bày tỏ quyết tâm phục vụ sự nghiệp xã hội cho đến hơi thở cuối cùng.

Người mẹ 9 con trở thành người phụ nữ giàu nhất Châu Á

Theo Bloomberg, Savitri Jindal, người đứng đầu Tập đoàn Jindal, có giá trị tài sản ròng là 15,6 tỷ USD. Bà chưa bao giờ học đại học. Mặc dù vậy, sau khi chồng qua đời đột ngột, bà đã tiếp quản toàn bộ công việc kinh doanh. Savitri Jindal nói rằng hầu hết phụ nữ trong gia đình Jindal đảm đương trách nhiệm nội trợ, trong khi đàn ông trông coi công việc bên ngoài. Do đó, Savitri đã phải làm việc chăm chỉ để giải quyết công việc kinh doanh của chồng.


Hiện nay Jindal là nhà sản xuất thép lớn thứ ba ở Ấn Độ và cũng hoạt động trong lĩnh vực xi măng, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tài sản ròng của bà Savitri Jindal đã biến động mạnh trong những năm gần đây, giúp bà trở thành một trong những bà mẹ giàu nhất thế giới vào năm 2010, là người phụ nữ giàu nhất Châu Á vào năm 2022. Với 9 đứa con vừa riêng vừa chung, bà đã dạy dỗ các con như thế nào để thống nhất tất cả cùng hướng về việc kinh doanh của gia tộc?

hình ảnh

Đối với người mẹ 9 con, việc quản lý gia đình còn khó hơn điều hành một tập đoàn lớn (Ảnh JBS)

Câu trả lời rất đơn giản, kinh nghiệm làm mẹ, làm vợ gần 20 năm đã giúp bà Savitri nhìn ra được cách quản lý một doanh nghiệp lớn. Bà chính là keo dính kết nối các thành viên trong gia đình với nhau. Savitri cho rằng thách thức về việc chăm sóc các con còn nhiều hơn cả việc điều hành một tập đoàn lớn:

"Tôi cảm thấy mình chăm sóc các con còn giỏi hơn quản lý doanh nghiệp"

Trong văn hóa Án Độ, việc dì trở thành mẹ hết sức bình thường. Nhưng người con lớn của chồng thậm chí còn bằng tuổi bà, làm sao bà có thể thuyết phục các con ủng hộ mình quản lý công ty khi chồng không qua khỏi? Bà Savitri đã khôn ngoan chia phân nửa cổ phần cho 4 người con trai được chồng đào tạo từ nhỏ, với lời hứa trong tương lai sẽ chuyển giao từ từ. Vả chăng, khi trở thành mẹ kế của các con riêng, bà cũng đã hết lòng chăm sóc, yêu thương họ. Giữa bà và họ vẫn có dòng m.áu huyết thống chảy trong người. Dưới sự dẫn dắt của Savitri, tập đoàn Jindal ngày càng phát triển. Điều khiến người khác không khỏi ngưỡng mộ là gia đình bà vô cùng hòa thuận, các con đều tôn trọng mẹ. Bà cũng bày tỏ mong muốn sẽ tập trung chăm lo gia đình nhiều hơn khi tuổi tác ngày càng cao. Dẫu sao tổ ấm vẫn là ngôi đền quý giá trong tâm tưởng mỗi người, cho dù đó là một bé gái nghèo khổ, hay người phụ nữ giàu nhất Châu Á.