Đó là câu chuyện của 20 năm về trước được đăng tải trên trang VTC News mà chắc hẳn ai trong tình cảnh đó cũng sợ hết hồn.
Năm ấy, trong quá trình khai thác ở núi Turki, Thông Liêu, Nội Mông, Trung Quốc, nhóm công nhân nọ đã lỡ làm nổ tung một ngôi mộ cổ và một chiếc quan tài bí ẩn có màu đỏ hiện ra. Thấy vậy họ chạy đi báo quản lý để kịp thời thông tin đến chính quyền địa phương. Nhận được tin này, chính quyền cùng cảnh sát và chuyên gia khảo cổ tới hiện trường để kiểm tra.
Dựa vào cách thiết kế cũng như chữ khắc trên ngôi mộ, họ cho biết đây là một ngôi mộ cổ có ‘tuổi đời’ ít nhất phải 1.000 năm, của một người thuộc hoàng gia nhà Liêu. Các đồ tùy táng bên trong ngôi mộ đếm cũng phải lên tới 200 món gồm yên ngựa, cốc pha lê, hoa tai, vòng cổ... và bất ngờ là mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn.
Tiếp tục mở nắp quan tài ra, các chuyên gia kể lại rằng họ không thấy người nằm bên trong đeo mặt nạ kim loại kiểu như các vị hoàng thân quốc thích người Khiết Đan khác, thay vào đó người này đeo vương miện bằng vàng, đầu đội nón hoa và tết tóc 2 bên, trên mặt phủ lớp vải thêu hoa văn rất đẹp.
Từ những thứ này, chắc chắn rằng người nằm trong quan tài là phụ nữ. Trước khi thực hiện bước tiếp theo, các chuyên gia thống nhất sẽ chụp X-quang rồi mới dỡ bỏ lớp vải phủ kín trên người phụ nữ này.
Song đáng chú ý là khi vừa dỡ bỏ lớp vải này ra, một chất lỏng từ bên trong quan tài chảy ra khiến các chuyên gia hoảng hốt bảo mọi người phải mau chạy đi, kẻo nguy đến tính mạng. Mọi người phải mặc đồ bảo hộ rồi mới dám quay lại khu vực quan tài ấy.
Theo các chuyên gia, chất lỏng bí ẩn đó chính là thủy ngân – một chất có thể dễ lấy mạng của con người dù chỉ sử dụng với lượng nhỏ nhất định.
Thủy ngân đã được WHO đưa vào danh sách là thứ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Nói thật là tất cả chúng ta ở đây đều có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân, chẳng qua ở trường hợp như thế nào và nồng độ ra sao.
Đối với đa số thường sẽ tiếp xúc với thủy ngân thông qua việc ăn nhầm cá hoặc các sinh vật giáp xác khác bị nhiễm hoạt chất này, việc rửa sạch khó loại bỏ hoàn toàn thủy ngân, nhưng vì nó còn ở nồng độ thấp, không đáng kể nên tạm chấp nhận được. Dù vậy, trong trường hợp tiếp xúc nồng độ thấp với lượng nhiều và trong thời gian kéo dài liên tục, nó sẽ trở thành mối nguy cho sức khỏe và tính mạng của con người đấy.
Còn đối với các công nhân khai thác hoặc làm việc tại các nhà máy công nghiệp, có thể hít phải thủy ngân do làm vỡ bóng đèn hoặc cháy kho xưởng sản xuất... và đây được xem là tai nạn nghề nghiệp. Việc tiếp xúc với nồng độ cao, dù là rất ít trong thời gian ngắn cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nên cần được phơi nhiễm cấp tính để giảm thiểu nguy cơ mất mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy đó chính là lý do mà các chuyên gia khuyên chúng ta phải cẩn trọng, tránh tiếp xúc với thủy ngân và nếu lỡ thì phải đến gặp bác sĩ ngay. Được biết, thời vua chúa ngày xưa, như thời nhà Liêu vì muốn bảo quản nguyên vẹn người nằm bên trong quan tài nên họ mới đổ chất thủy ngân lên và đúng là tới nay, dù trải qua hơn 1.000 năm, song mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn.
Đến khi xử lý chất lỏng này xong, các chuyên gia tiến hành xét nghiệm ADN và phát hiện ra người nằm trong chiếc quan tài ấy, không ai khác chính là công chúa Dư Lư Đổ Cô, thuộc dòng tộc nhà Liêu. Hóa ra thân phận của người phụ nữ này không tầm thường chút nào mọi người ạ.
Không riêng gì ở Việt Nam, tại Trung Quốc, các lăng tẩm của các vua chúa thời xưa vốn được xem là một phần của nền văn hóa lâu đời được gìn giữ tới bây giờ. Các món đồ tùy táng bên trong lăng tẩm hay kể cả người nằm trong quan tài ở các lăng tẩm ấy đến nay vẫn còn là những điều bí ẩn mà giới các chuyên gia khảo cổ cũng như lịch sử học phải tiếp tục khám phá thêm nữa. Nhờ vậy thời gian qua họ đã tìm thấy được nhiều món bảo vật quốc gia để kịp thời gìn giữ và bảo quản theo chế độ riêng biệt nhằm bảo tồn di sản văn hóa lịch sử của nước nhà.