Nếu con chống đối quyết liệt hoặc đứng im bất động nhìn chằm chằm bố mẹ thì nên ngừng ngay việc phạt roi con.
Thời buổi bây giờ, đến ông bà được cho là nghiêm khắc còn phản đối chuyện dạy con bằng cách phạt roi đó các mẹ ơi. Dù biết là vậy nhưng nếu gặp các bé siêu bướng, cộng thêm bố mẹ tính nóng thì thật sự khó tránh được cảnh cho con "ăn roi mây". Nhưng cho dù có nóng tới đâu, bố mẹ nhớ quan sát con, nếu con có 2 phản ứng không ổn khi bị phạt roi thì phải dừng lại ngay, kẻo hối hận không kịp đó.
Đứa trẻ dùng hết sức bình sinh để chống lại
Nếu tính cách của trẻ dễ cáu gắt hoặc cứng rắn, khi bố mẹ phạt roi con sẽ có những hành động chống đối nhất định ví dụ như luôn mồm cãi bướng, bỏ chạy, dùng tay chụp roi, xô đẩy bố mẹ, gào thét và la hét.
Ảnh: sohu
Trong quá trình này, một loạt thay đổi sẽ xảy ra trong tâm lý của trẻ, chẳng hạn như nổi loạn và không nghe lời. Nếu cả hai bên đều không do dự làm bùng phát cơn tức giận thì rất dễ gây ra bi kịch, thậm chí còn khiến tình cảm giữa bố mẹ và con cái trở nên tồi tệ hơn.
Đứa trẻ không nói lời nào, nhưng nhìn chằm chằm vào bố mẹ
Một số trẻ bản chất hướng nội, ít khi phản ứng lại với bố mẹ nhưng trong lòng chúng cũng có những suy nghĩ riêng. Những đứa trẻ như vậy có thể cảm thấy bị s.ốc khi đối mặt với những hành động đột ngột của bố mẹ và chỉ biết đứng im bất động, nín lặng khi bị bố mẹ phạt roi.
Ảnh: ximei
Và trạng thái con bị phạt roi mà không nói một lời nào thường đáng sợ nhất. Bởi phản ứng này là do tâm hồn đứa trẻ đã bị tổn thương sâu sắc. Con mang theo nỗi bất an sống qua ngày, tính cách trở nên tiêu cực, thậm chí có thể cảm thấy bố mẹ không yêu thương mình, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành của trẻ và trở thành thói quen im lặng cam chịu mỗi khi gặp chuyện, bố mẹ nên cố gắng kiềm chế cơn tức giận khi con hư với những cách sau:
1. Học cách giao tiếp với trẻ trên phương diện bình đẳng
Đứa trẻ tuy còn nhỏ, chưa đủ tuổi để biết rõ thế nào là tốt xấu nhưng vẫn có ý thức. Nếu trẻ mắc lỗi, bố mẹ có thể kiên nhẫn học cách giao tiếp bình đẳng với trẻ, dùng lời lẽ mềm mỏng nói nhiều lần với con để con tiếp thu và nhận ra sai lỗi.
2. Giải tỏa những cảm xúc tiêu cực
Bố mẹ không nên tức giận khi thấy con nghịch ngợm, cũng đừng bộc phát những cảm xúc tiêu cực của mình ảnh hưởng đến con vì con cái rất nhạy cảm. Khi đối mặt với một đứa trẻ phiền phức, bố mẹ thông minh thích hướng dẫn đứa trẻ theo cách mà chúng thích, để đứa trẻ hiểu lỗi của mình và học cách tự xem xét, suy ngẫm lại.
Ảnh: ximei
Trẻ con còn nhỏ, thiếu hiểu biết, mắc lỗi khiến người lớn bực mình là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ với tư cách là người hướng dẫn cho con cái, không thể lúc nào cũng mất bình tĩnh hay tùy tiện phạt roi con, làm đau con. Bố mẹ phạt roi con không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây tổn hại đến tâm hồn của trẻ, không có lợi cho sự phát triển của trẻ.