Việc giải quyết qua lại kéo dài khiến người mẹ vừa mệt mỏi vừa tổn thương sau khi sinh con.

Cư dân mạng đại lục gần đây dậy sóng với câu chuyện 1 cặp vợ chồng làm IVF, sinh đôi được 1 cặp trai gái. Nhưng bất ngờ, bé gái chỉ có quan hệ huyết thống với Tần Phương, không có má.u mủ ruột rà với người cha.

Vậy chuyện gì đang xảy ra thế?

Theo Sina, Tần Phương, một phụ nữ đến từ Hồ Bắc, kết hôn vào năm 2014 nhưng mãi vẫn chưa có con. Ban đầu, vợ chồng nghĩ rằng duyên phận chưa đến nên cứ để tự nhiên. Thời gian qua đi, người nhà thúc giục khiến cặp đôi càng nghĩ ngợo, vợ chồng Tần Phương vốn rất thích trẻ con nên càng lo lắng nên đã đi khám khắp nơi. Năm 2018, người vợ được chẩn đoán vô sinh thứ phát. Tình trạng như vậy rất khó phục hồi thông qua điều trị nên bác sĩ đề nghị vợ chồng có thể thực hiện ước mơ có con thông qua IVF (thụ t.inh ống nghiệm). Dù biết có nhiều rắc rối và rủi ro nhưng Tần Phương vì khao khát có con nên đã quyết định mạo hiểm.

hình ảnh

Ảnh Sina

Năm 2019, vợ chồng cô đã đến Bệnh viện chuyên khoa di truyền và sinh sản CITIC Xiangya ở Hồ Nam để điều trị. Tháng 8 năm 2019, ca phẫu thuật chuyển phôi đầu tiên đã được thực hiện thành công tại bệnh viện. Sau khi hoàn thành thành công ca phẫu thuật chuyển phôi, Tần Phương rất vui mừng. Cô cảm thấy chỉ cần mình cẩn thận hơn thì sẽ sớm gặp được con yêu, nhưng lại xảy ra một chuyện không thể chấp nhận được, đó là phôi thai đã ngừng phát triển.  

Tin tức này như một tia sét giáng xuống 2 vợ chồng. Sau khi sảy thai, trong quá trình tái khám, bệnh viện phát hiện Tần Phương bị dính t.ử cung mức độ vừa phải, tiến hành phẫu thuật. Trải qua tất cả những chuyện này, khát vọng có con của họ không hề yếu đi mà càng trở nên mạnh mẽ hơn. Người mẹ cảm thấy mình đã chịu nhiều đau khổ như vậy, nếu vẫn không thể có con, cô thật sự rất không cam lòng.

Vì vậy, vào tháng 3 năm 2020, 2 vợ chồng thực hiện ca phẫu thuật chuyển phôi lần thứ hai. Nhưng lần này có một vấn đề mới, đó là trong lần siêu âm kiểm tra tiếp theo phát hiện trong t.ử cung của Tần Phương có hai túi thai. Nói cách khác, trong bụng người mẹ có hai đứa con. Khi thực hiện chuyển phôi, rõ ràng cô ấy chỉ chuyển một phôi? Vậy tại sao bây giờ lại có hai túi thai?

hình ảnh

Bệnh viện chỉ chuyển 1 phôi nhưng có đến 2 túi thai tạo nên cặp sinh đôi (Ảnh Sina)

Hơn nữa, điều khiến vợ chồng Tần Phương lo lắng hơn cả là do cơ thể người mẹ đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật trước đó nên khó có thể sinh được hai đứa con song sinh. Tuy nhiên, vì đã mang thai thành công nên 2 vợ chồng không truy cứu tại sao đặt 1 phôi mà lại có 2 bé.

Vì Tần Phương vốn đã yếu và lại mang song thai nên vào tháng 9 năm 2022, cô vỡ ối và sinh non. Sản phụ sinh mổ ở Hồ Bắc và hạ sinh được một trai một gái, cả nhà vô cùng hạnh phúc.

Tuy nhiên, được kiểm tra tại bệnh viện, có vẻ như bé gái có một số vấn đề về thính giác. Tháng 2 năm 2023, điều Tần Phương lo lắng đã xảy ra, bệnh viện chẩn đoán con gái bị đi.ếc bẩm sinh cả hai tai, bác sĩ đề nghị đeo máy trợ thính và tiến hành cấy ốc tai điện tử.

Nhìn đứa con gái mới vài tháng tuổi, người mẹ cảm thấy rất đau lòng. Cô và chồng đều không bị điếc bẩm sinh, sao đứa trẻ lại có thể ra nông nỗi này? Nhớ lại tình huống mang thai đôi trước đây, cô đã liên hệ lại với CITIC Xiangya và nhận được câu trả lời: Th.ụ tinh trong ống nghiệm không tiến hành xét nghiệm di truyền trên phôi và nguy cơ dị tật ở con cái cũng giống như người bình thường.

hình ảnh

Chưa kịp mừng vui vì có cặp long phụng, người mẹ đã sửng sốt nhận tin con gái không có cùng huyết thống với bố (Ảnh Sina)

Theo đề nghị của bác sĩ, 2 vợ chồng đã đưa bé gái đi xét nghiệm, nhưng kết quả khiến họ bất ngờ. Con gái không có quan hệ huyết thống với bố, chỉ có quan hệ huyết thống với mẹ. Tần Phương và người nhà của cô ấy hoàn toàn sững sờ, làm sao con gái không có quan hệ huyết thống với chồng mình?

Khi Tần Phương chất vấn CITIC Xiangya, bệnh viện cho biết: Vào thời điểm đó, cô thực sự chỉ được cấy một phôi. Có lẽ sau khi cấy ghép, cô đã ngủ cùng người khác. Câu trả lời khiến người mẹ suy sụp.

“Bao nhiêu năm qua tôi đã chịu bao nhiêu khổ cực để mong có một đứa con. Sau khi cấy ghép thành công, phôi thai lại phát triển bình thường, sao tôi có thể ở cùng người khác bất chấp sự an toàn của thai nhi? Đây rõ ràng là vừa làm sai vừa vu khống người khác.”, Tần Phương cho biết.

Ngoài ra, vì không thể thụ thai tự nhiên mà phải nhiều lần phải sinh con qua ống nghiệm nên tuyên bố vô lý của bệnh viện thực sự khiến cô rất tức giận. Do bệnh viện không trả lời rõ ràng cho 2 vợ chồng đã khiếu nại lên trên. Trong đơn, Tần Phương nói rằng chỉ cần đặt một phôi trong quá trình cấy ghép nhưng cuối cùng lại có hai túi thai. Cô sẵn sàng hợp tác với cuộc điều tra của bệnh viện để tìm ra nguyên nhân, nhưng tình trạng của đứa trẻ không thể chậm trễ và cô hy vọng rằng bệnh viện có thể ứng trước các chi phí điều trị liên quan. Bé gái cần phải đeo máy trợ thính ngay lập tức và tiến hành phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử càng sớm càng tốt sau 6 tháng tuổi, chi phí cho ca phẫu thuật khoảng 600.000 nhân dân tệ (hơn 2 tỷ đồng).

Bệnh viện có thời hạn 20 ngày để tiến hành điều tra, nếu điều tra không tìm ra nguyên nhân, trước tiên bệnh viện sẽ chịu chi phí phẫu thuật ốc tai của con gái Tần Phương. Đồng thời, bệnh viện cũng xin lỗi người mẹ vì ban đầu bệnh viện đã đưa ra nhận xét "quan hệ với người khác sau khi cấy phôi", đồng thời xử lý nhân viên y tế đã nói ra điều này.

hình ảnh

Ảnh Sina

Nhưng bệnh viện cũng nói chưa từng gặp qua loại tình huống này. Đương nhiên nếu phôi thai ở trong cơ thể Tần Phương phân thành hai bào thai, cả hai hẳn là cũng cùng cha cùng mẹ. Nhưng bé gái lại không có huyết thống với người chồng thì nguyên nhân có thể do mang thai tự nhiên hoặc chuyển phôi khác trong chu kỳ. Cũng có thể trong quá trình cấy ghép đã xảy ra vấn đề ở bệnh viện, chẳng hạn như “nòng nọc” của những người đàn ông khác lẫn vào trong quá trình lấy trứng và thụ tinh, hoặc chuyển hai phôi. Nhưng xét từ hồ sơ của bệnh viện thì không có vấn đề gì trong quy trình của ca cấy phôi này. Và văn bản cũng cho biết chỉ cấy 1 phôi mà thôi.

Hiện tại vụ việc vẫn đang được cư dân đại lục quan tâm và trước hết là thân phận của bé gái sẽ ra sao khi mọi vấn đề được công khai. Người mẹ thì cho biết rằng muốn cấy ốc tai cho con còn sáng càng tốt, bệnh viện thì khẳng định không làm sai quy trình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng thì nhận định nếu không sai thì không thể có một ca sinh hy hữu như vậy: 1 phôi mà 2 túi thai, sinh đôi nhưng con gái chỉ là con của mẹ thôi, không phải con bố.  Bệnh viện chỉ có thể đảm bảo quy trình trên giấy tờ không có sai sót chứ không thể đảm bảo quy trình vận hành thực tế không có sai sót.  Cũng may người mẹ được chẩn đoán vô sinh, nếu không tự bản thân cũng không giải thích được rõ ràng.Trẻ em là những sinh vật sống, và không có chỗ cho sự bất cẩn. Người mẹ mang thai con của người khác, đứa trẻ đã sinh ra rồi, vứt đi cũng không được, muốn nuôi thì người chồng sẽ cảm thấy thế nào?

Tôi chỉ mong các cơ quan hữu quan vào cuộc điều tra làm rõ sự việc này và cho gia đình bà Tần một lời giải thích.