Mẹ con sản phụ ở Đồng Nai vừa được cứu sống trong niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình và tập thể y bác sĩ. Trên hết là sự nhạy bén của người chồng khi thấy vợ đau bụng bất thường.
Mỗi bà mẹ đều có những kỷ niệm khó quên khi đi sinh, chắc chắn là không lần nào giống lần nào và không bà mẹ nào giống bà mẹ nào. Vậy mới thấy cho dù y học có hiện đại cách mấy thì sinh con khó nói trước chuyện gì. Sáng nay đọc bài báo trên Vietnamnet mà cảm thấy ấm lòng quá đỗi, giá như ông bố nào cũng thận trọng và quan tâm đến mẹ bầu các mẹ nhỉ?
Theo thông tin trên báo, sản phụ được cứu sống là chị P.T.H (37 tuổi) ngụ tại Đồng Nai. Chị H. mang thai lần thứ hai được 38 tuần 1 ngày. Suốt thai kỳ, chị khám thai đều đặn tại một khám khám tư nhân, không ghi nhận bất thường. Sản phụ từng sinh mổ vào năm 2014. Đến năm 2018, chị có thai nhưng bị thai ngoài tử cung đoạn kẽ bên phải. Chị được mổ nội soi xén góc phải t.ử cung để lấy khối thai. Năm 2022, chị mang thai lần tiếp theo.
Chưa đến ngày dự sinh nhưng tối 17/4, chị H. thấy đau bụng âm ỉ ở t.ử cung góc phải dưới hạ sườn. .Thai nhi máy liên tục, nhiều so với bình thường. Người chồng thấy không yên tâm nên quyết định gọi xe đưa vợ từ Đồng Nai lên thẳng cấp cứu tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) lúc 3 giờ sáng. Các bác sĩ hội chẩn thống nhất mổ khẩn cấp. Bé trai chào đời, nặng 2,6 kg, khóc rất to. Hai mẹ con được cứu sống trong gang tấc, là niềm vui cho gia đình và cho cả tập thể bệnh viện.
Quyết định nhanh chóng của người chồng đã góp phần giúp 2 mẹ con được cứu sống (Ảnh Vietnamnet)
Điều đặc biệt là sau khi phẫu thuật, bác sĩ kiểm tra thấy trong ổ bụng sản phụ có 300ml má.u đỏ, góc phải tử cung (ngay sẹo xén góc) bị vỡ với đường kính 3x4cm, nhau thai thoát ra một phần, gần như vỡ t.ử cung. Quyết định của chồng chị H. đã góp phần cứu cả 2 mẹ con sản phụ.
Trước đó một tuần, bệnh viện Từ Dũ cũng cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong trường hợp khá hy hữu. Đó là chị L. (Củ Chi, TP.HCM), đang ngủ thấy đau bụng âm ỉ nên đến cấp cứu tại bệnh viện. Tại đây, bác sĩ thăm khám mạch, huyết áp bình thường, tim thai 138 lần/phút, bụng mềm không có cơn gò. Tuy nhiên, sản phụ đau bụng ngày càng nhiều. Một lúc sau sản phụ thấy bé máy mạnh một cái và nghe một tiếng "bập" ngay hạ sườn bên trái. Sau tiếng "bập" bất thường, người mẹ đau bụng dữ dội.
Chị L. được mổ khẩn, bé trai chào đời nặng 2,5kg. Sau khi khâu phục hồi cơ t.ử cung thì phát hiện ở đáy tử cung lệch góc trái có 1 lỗ thủng kích thước 3x4cm.
Sau tiếng bập bất thường, sản phụ ở Củ Chi được đẩy vào mổ khẩn, bé trai chào đời khỏe mạnh (Ảnh VNE)
Vỡ t.ử cung là một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp trong quá trình mang thai và chuyển dạ, đặc biệt là với các bà mẹ đã từng can thiệp mổ t.ử cung. Những bà mẹ này khi mang thai cần theo dõi sát các diễn tiến, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để xử lý kịp thời.
Trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng sau:
- Ngứa trong ba tháng cuối của thai kỳ, do da bị kéo căng.
- Cảm giác nóng rát ở bụng do t.ử cung ngày càng lớn và chứng khó tiêu.
- Tăng cân
- Táo bón
- Cảm giác mệt mỏi gia tăng trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ là do cơ thể đang phát triển để thích nghi với em bé.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, sản phụ nên có năm cuộc hẹn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình: vào tuần 30, tuần 34, tuần 36, tuần 38 và tuần 40. Mặc dù trải nghiệm mang thai của tất cả phụ nữ là khác nhau, nhưng trong tháng cuối thai kỳ, sản phụ nên nói chuyện với bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau:
- Chảy m.áu nhiều
- Nhức đầu với những đốm hoặc đèn nhấp nháy không biến mất
- Cảm giác bụng co thắt đột ngột
- Giảm cử động thai nhi
- Vỡ ối nhưng không có cơn co thắt
- Đau liên tục giữa các cơn co thắt.
Những biện pháp phòng ngừa trong ba tháng thứ ba của thai kỳ nên được tuân theo là gì?
Theo dõi huyết áp và lượng đường: Nhiều phụ nữ trong ba tháng cuối thai kỳ bị tăng huyết áp và phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Mặc dù những triệu chứng này thường giảm dần sau khi sinh em bé, nhưng mẹ nên theo dõi chúng và báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ khó chịu nào.
Hạn chế tập thể dục gắng sức và các hoạt động cường độ cao: Ở giai đoạn này, cơ thể phải làm việc thêm giờ để phát triển và nuôi dưỡng em bé. Đây cũng là thời điểm da và bụng căng ra nhiều nhất, tăng áp lực lên chân và các bộ phận khác. Do đó, nên tránh các bài tập thể dục gắng sức và tập luyện cường độ cao vào thời điểm này.
Tránh bay hoặc di chuyển hành trình dài: Nên tránh đi máy bay hoặc di chuyển trong thời gian dài trong giai đoạn này để tránh gây căng thẳng cho bé. Khi em bé chuẩn bị chào đời, căng thẳng và áp lực quá mức có thể gây ra sinh non và các biến chứng khác.
Ảnh VNN, TLP
Tránh nằm ngửa khi ngủ: Ở giai đoạn sau, phụ nữ thường khó nằm ngửa khi ngủ và điều này cũng nên tránh. Tư thế này gây áp lực lên t.ử cung và có thể gây khó chịu cho cả mẹ và con. Ngủ nằm nghiêng bên trái được khuyến khích trong giai đoạn này.
Theo dõi mức độ hoạt động của bé: Theo dõi thai máy và chuyển động của bé và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cử động giảm sút vì điều này có thể cho thấy bé đang bị căng thẳng.
Theo dõi chuột rút và đau lưng: Chuột rút và đau lưng có thể là dấu hiệu của sinh non và cần được bác sĩ cập nhật cho phù hợp. Điều này cũng có thể do các cơn co thắt Braxton Hicks gây ra và không nên bỏ qua.