Em ở ngoài Bắc, thời gian này giao mùa, kiểu khí hậu thất thường, chưa tới mùa lạnh mà bé nhà em đã hay bị sổ mũi không biết đến mùa đông thì sẽ ra sao nữa đây :(( Giống như mấy hôm nay nè, mới mưa gió mấy hôm mà bé bị sốt mũi, hắt xì suốt ngày à. Em cũng thử mấy cách dân gian mấy chị ở công ty bày cho nhưng không đỡ được nhiêu. Thuốc kháng sinh thì con em mới hơn 6 tháng tuổi chút nên em cũng sợ không dám cho uống. Thành ra giờ đang đau đầu lắm, không biết nên làm gì :((
Bé không khỏi có thể do dùng thuốc chưa thực sự hợp lý và 1 nguyên nhân thường gặp hơn có thể do môi trường lớp học của bé thường có các bé khác cũng có những triệu chứng bệnh khiến các bé lây nhau. Mẹ nên cho con tái khám để kiểm tra lại và dùng thuốc cho hợp lý, bổ sung thêm vào chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt các loại quả chứa nhiều vitamin c như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho con. Đêm ngủ chú ý giữ ấm các vùng ngực, cổ, gan bàn chân tay cho bé, có thể dùng dầu tràm thoa 1 đôi giọt vào gan bàn chân và ngực, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tình trạng hiện giờ của bé nên đi khám để kết hợp thuốc nhưng mẹ có thể rút kinh nghiệm lần sau khi bé chớm sổ mũi mẹ nên điều trị sớm cho con bằng các siro không chứa kháng sinh, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, các siro này sẽ phát huy hiệu quả tốt khi được dùng ở ngay giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm vào chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt các loại quả chứa nhiều vitamin c như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho con. Đêm ngủ chú ý giữ ấm các vùng ngực, cổ, gan bàn chân tay cho bé, có thể dùng dầu tràm thoa 1 đôi giọt vào gan bàn chân và ngực, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Chào mẹ,
Bé 6 tháng tuổi cũng hay gặp các hiện tượng này và ở khí hậu ngoài bắc thì cũng hay gặp hơn nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng. Những biện pháp dân gian chủ yếu có công dụng giảm ho nhiều hơn nên có thể bé nhà mình dùng thấy ít hiệu quả. Mẹ có thể cho con dùng siro không chứa kháng sinh kết hợp rửa mũi cho con ngày 3-5 lần điều trị xem, trong trường hợp bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, nước mũi đặc, tanh, ho có đờm nhiều mới cần dùng kháng sinh.
Đêm ngủ chú ý giữ ấm các vùng ngực, cổ, gan bàn chân tay cho bé, có thể dùng dầu tràm thoa 1 đôi giọt vào gan bàn chân và ngực, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột và tránh nhiễm lạnh mẹ nhé.