Mình tôn trọng quyết định của gia đình này nhưng mình sẽ không bao giờ chọn hình thức học này cho con mình. Đúng là giáo dục Việt Nam có nhiều vấn đề nhưng đâu phải có mỗi lựa chọn trường công để học, có rất nhiều trường tư, trường quốc tế chú trọng vào đào tạo toàn diện hơn trường công cơ mà.
Thứ 2 là việc trẻ con đến trường không chỉ đơn giản là thu nạp kiến thức. Trường học là một xã hội thu nhỏ, ở đây trẻ con có bạn bè, học cách sống trong xã hội có nhiều người không cùng suy nghĩ. Học cách đối mặt với những khó khăn. Trong gia đình ai cũng yêu thương bạn nhưng xã hội thì không thế, phải học cách có bạn bè, giao tiếp và tạo network. Những network này sẽ theo các em suốt đời và sau này sẽ giúp các em rất nhiều trong cuộc sống. Không phải tự nhiên mà giới nhà giàu phương tây cho con học trường tư tốn cả mớ tiền, hay phải vào bằng được các trường IVY cái họ muốn ngoài vấn đề giáo dục là network. Ba mẹ em nói em có thể giao tiếp với bạn bè ở lớp học đàn học võ, nhưng hỏi thật có mấy ai chơi thân với bạn ở lớp học thêm đâu.
Thứ 3: về tiếng Anh, các em còn nhỏ giỏi tiếng Anh là rất tốt. Mình ở nước ngoài nên hiểu rõ lợi thế của việc giỏi Tiếng Anh. Nhưng mình cũng muốn nhấn mạnh là học giỏi tiếng Anh không hề khó và nó chỉ là bước đầu, nó không quyết định thành công của bạn khi ở nước ngoài. Mình đi học khi đã khá lớn, 20 tuổi, ra nước ngoài với accent không thể Việt Nam hơn. Nhưng mà sau vài năm quyết tâm đã loại bỏ được accent hoàn toàn. Trừ những người sinh ra ở Úc những người khác kể cả native speaker từ vùng khác trên thế giới đều nghĩ mình sinh ra ở Úc. Accent Úc vẫn bị chê là quê nên cũng k có gì để tự hào nhưng ít nhất về vấn đề ngôn ngữ mình hoà nhập hoàn toàn và không có bất cứ rào cản gì. Mình để ý thấy các bạn du học sinh đi học từ cấp 3 đều như vậy cả vậy nên việc giỏi thứ ngôn ngữ đó hoàn toàn không hề khó.
Thứ 4: Có nhiều người sinh ra ở đây, tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất họ nói nhưng họ vẫn không thành công, vì họ thiếu hoặc kĩ năng chuyên môn hoặc kĩ năng xã hội. Mà thời đại bây giờ kĩ năng xã hội nhiều khi còn cao hơn cả chuyên môn. Các bạn nghĩ những ngành kĩ thuật, khoa học không cần đến kĩ năng xã hội?. Cái này cực kì sai lầm, trừ phi bạn là siêu nhân, ai cũng cần đến bạn còn nếu bạn chỉ là một nghiên cứu sinh có chút đầu óc thì bạn rất cần đến nhiều mối quan hệ. Đã học đến mấy ngành này sự thực là ai cũng khá thông minh mới học được, nhưng hiện nay trên thế giới tỉ lệ người học mấy ngành này đã quá cao. Một vị trí nghiên cứu tại Melbourne tỉ lệ chọi đã là 1/300 thì huống gì những nơi như Mĩ với Anh, nới người giỏi đổ về. Ai cũng giỏi vậy làm sao bạn vào được, đó là nhờ mối quan hệ, càng lên vị trí cao trong giới khoa học bạn lại càng cần nhiều mối quan hệ để kéo funding về cho viện của bạn. Nếu bạn không làm được thì bạn cũng lên đường và thành thất nghiệp ngay lập tức. Mình chỉ đơn cử ngành cần nhiều đầu óc là khoa học để mọi người thấy với những ngành khác nó là sự cạnh tranh cực bền bỉ và lúc đấy chính kĩ năng xã hội mới thực sự là quan trọng.
Thứ 5: gia đình định hướng con bạn đi du học, nhưng du học rồi thì sao? Liệu 2 bé có khả năng ở lại Mĩ trong khi cả thế giới đang thắt chặt nhập cư không riêng gì Mĩ. Nếu 2 bé không có khả năng ở lại phải quay về Việt Nam. Liệu 2 bé có khả năng hoà nhập vào xã hội và cách làm việc ở Việt Nam?. Bản thân mình sống ở nước ngoài gần 10 năm mình thấy Việt Nam cũng có rất nhiều điều thú vị và rất nhiều cơ hội. Sinh ra và lớn lên hiểu biết sâu sắc cả 2 nền văn hoá là 1 sự may mắn, không nên quá cực đoan để mất một trong 2 cái này.
Cuối cùng: mình cảm thấy gia đình 2 bé tuy theo con đương học thuật (academic) nhưng họ không phải là người thành công trong chính ngành của họ. Ông chỉ là giáo viên dạy vật lý không tên tuổi. Ba nghỉ dạy vì lương ba cọc ba đồng, mẹ dạy trường không nổi tiếng và cũng không có thành tựu gì nổi bật. Mình đồ rằng sự không thành công của họ đến từ việc xem thường kĩ năng xã hội và có cái nhìn khá cực đoan về giáo dục.
Gởi từ ứng dụng Webtretho của Chuot_tui7
vụ Bon Nguyễn thế nào bạn ơi, tớ cũng ko ưa