Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Làm thế nào để kiểm soát đồng tiền tốt khi ở 1...
Hôm qua mình mới được Thầy giáo GVĐH tư vấn cách kinh doanh hiệu quả phải biết kết hợp giữa công nghệ và nguồn lực con người. Mình nghĩ thấy cũng đúng, thời buổi công nghệ cao rồi mà. Mẹ nó thử tìm hiểu 1 vài phần mềm chuyên về quản lý xem sao???
Mình đang học thêm cách quản trị, cũng đang làm kế hoạch kinh doanh, đang lăng tăng với cái đề tài Quản lý doanh nghiệp kết hợp giữa công nghệ và con người. Sẵn tiện đây nhờ cả nhà ai có cao kiến gì hay giúp mình luôn nhé!!!
11:58 SA 14/11/2013
Sách, bài viết sưu tầm
Tòa soạn Báo Người Lao Động đã nhận được quyển nhật ký của bạn đọc M.K (ngụ tỉnh Bình Dương). Gia đình ông K. là một gia đình gia giáo, con cái thành đạt (người con đầu từng đoạt giải 3 toán toàn quốc, người con thứ hai là sinh viên giỏi toàn diện). Bi kịch bắt đầu ập đến với gia đình ông kể từ khi cậu con trai út trở thành “tín đồ” của game online.
Cảm động, đau xót… là cảm xúc để lại cho chúng tôi khi đọc từng trang nhật ký. “Ai cứu được con tôi! Không lẽ làm cha mẹ đành bất lực nhìn con mình chết dần, chết mòn hay sao?”, những nỗ lực vô vọng đã được ông K. trải lên từng trang viết.
Được sự cho phép của ông K., ngay từ tối nay, chúng tôi sẽ trích đăng liên tục trên báo Người Lao Động Online những trang nhật ký này vào lúc 21 giờ mỗi ngày trên chuyên mục mới mở mang tên Nhật ký 21 giờ. Những ai đã và đang có những hoàn cảnh giống như ông K. hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm. Từ diễn đàn này, hy vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm được hạnh phúc cho chính cuộc sống của gia đình mình.
-------
Con hư lắm con có biết không?(*)
Ngày 22-4-10
Ít nhất đây cũng là lần thứ tư nó không dậy để đi học, có lẽ nó suy nghĩ là học cho có, cho cha cho mẹ, học phải thuê mướn nó mới học, chứ không phải học cho bản thân.
Trưa hôm qua sau khi cơm nước xong. Không thay quần áo (khoảng 12 giờ 45 phút) nó ngữa tay xin tiền mẹ, mẹ nó không cho. Thực ra thì chưa kịp cho… Nó mượn kế đi học thêm rồi chơi game. Nó không thèm, dắt xe mở cửa, đóng sầm coi cha mẹ không là cái gì hết.
Mình đang nằm trong phòng nghỉ trưa, nghe tất cả, cũng cố ý tránh chứng kiến cái cảnh xốn mắt đó xảy ra. Đi một lèo đến tối (khoảng 8 giờ tối) nó mới về, không thay quần áo, không thèm tắm rửa nằm trong phòng ngủ luôn đến trưa hôm nay mới dậy ăn cơm.
Đã bỏ học sáng nay (thứ năm 22-4-10), ngày thứ sáu là mồng 10/3 âm lịch - giỗ tổ HV ngày thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ có lẽ nó đã nghỉ học thực sự rồi.
Cái cảnh ngày hôm sau phải viết đơn xin phép nghỉ bệnh cho con mang lên trường sẽ không còn nữa.
23-4-2010
Đã hơn ba tháng rồi kể từ sau tết âm lịch đến nay gia đình xuống cấp hết sức trầm trọng. Chưa bao giờ có như trong thời gian này, ảnh hưởng nặng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Tinh thần lúc nào như cũng bị căng thẳng, kinh tế hụt hẫng, không khí ảm đạm, buồn bã chán chường đang trùm lấy ngôi nhà này.
Những giọt nước mắt của mẹ nó lăn dài mình cũng nghe nghẹn đắng trong lòng, nhìn chiếc áo trắng của nó treo đó, nhìn những đứa trẻ trạc tuổi nó tung tăng cắp sách đến trường sao con mình không đi học - ai không cho nó đi học? Quyền được đi học của nó đâu rồi?
Tôi đã thật sự mất con chưa? Vì đâu nên nỗi? Ai cứu được con tôi - Không lẽ làm cha mẹ đành bất lực nhìn con mình chết dần chết mòn hay sao?
Con hư lắm con có biết không?
Hay là mình thử đi tìm nguyên nhân nào dẫn đến nông nỗi này. Phải chăng là sự giáo dục.
Cách đây ít hôm có ông thầy N phòng GD chuyên ghé may quần áo, mình có hỏi thăm dò: “Ở huyện mình học sinh bậc THCS có em nào bỏ học không thầy?” Thầy nói rằng có, năm nào cũng có một số em bỏ học nhưng tỉ lệ ấy không cao. Đa số là các em con của những gia đình thiếu quan tâm đến con cái, cha mẹ cũng dạng hư hỏng không ra gì, còn những gia đình cha mẹ đàng hoàng thì chưa thấy. Có một vào trường hợp đặc biệt như các em bị bệnh tật ngặt nghèo, hay bị tai nạn thương tật nặng nề không thể đi học được mới nghỉ mà thôi”.
Mình thôi không hỏi nữa - con mình cũng đúng là một trường hợp đặc biệt, gia đình mình có truyền thống học tốt ai cũng phải nể nang. Anh chị nó học tốt làm cha mẹ tự hào, khu phố công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu.
Trước đây mình cũng hay nói, thấy những đứa học kém hay bỏ học giữa chừng thậm chí thi rớt tốt nghiệp mình coi rẻ, chê bai.
Những đứa con trong nhà đều hưởng sự giáo dục của cha mẹ giống nhau, thằng út có lợi thế hơn vì đã có anh chị nó đi trước đều học hành tốt, ngoan hiền hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Không thể bỏ con (*)
Sáng thứ hai (26-4-10)
Nó dậy ăn sáng và đi học, không mang giày. Hỏi: Sao không mang giày? Cô cho mang dép.
Học hành đàng hoàng, giỏi giang theo truyền thống hiếu học của gia đình đó là điều tất nhiên.
Nhớ năm rồi mình có gọi điện về nội khoe với mấy chú là thằng L. hiện nay nó học rất giỏi, sức học có thừa, sách nâng cao cũng giải được nhiều bài. Cô N. mở lớp dạy thêm toán dạy buổi chiều. Sau mỗi buổi học về có hỏi thăm học được không? Nó khoe là học tốt, thầy cho bài tập ở sách giáo khoa chỉ làm tích tắc là xong, sau đó chỉ bài cho một bạn học lớp 9 ( lúc nó đang học lớp 8 ).
Cứ đem sự giáo dục của gia đình mình ra so sánh với nhiều gia đình khác thì không tha kém thậm chí có thể xếp loại là gia đình có giáo dục tốt...
1-5-10 (sáng thứ bảy)
Hôm thứ năm (29/4) có một ngày không thể tồi tệ hơn.
Sáng hôm ấy vẫn cái điệp khúc, mẹ nó lên lầu đánh thức để đi học, ít ra cũng mất 20 phút, rồi cũng dậy ăn sáng và đi học như mọi hôm.
Đến trưa học về không ăn cơm, phát hiện điện thoại đã bị xem tin nhắn, nó kêu mẹ để hoạnh họe bằng từ ngữ và hành động không thể chấp nhận được (không thể ghi ra đây).
Gia đình ăn cơm trưa xong, mình vào phòng nghỉ để tránh cái cảnh phải nhìn thấy nó xin tiền để đi chơi như mọi hôm. Trong phòng nghe loáng thoáng tiếng “chó nhà người ta” cứ tưởng chó nhà ai đó cắn dép của nó.
Và tiếng cửa sắt đóng sầm.
Mẹ nó vào phòng nằm khóc, bảo rằng: “Nó ngày càng quá quắt không còn coi cha mẹ ra gì, có hành động và lời lẽ vô cùng mất dạy". Nó nói: "Thà làm chó nhà người ta còn hơn làm con nhà này”. Mình cũng không thể nghĩ ra được tại sao gia đình này lại có một đứa con như vậy.
Và khi dắt xe ra khỏi nhà còn bảo rằng đi luôn có chết cũng không về cái nhà này nữa.
Sau khi nó đi cả nhà vào phòng đóng cửa, mẹ nó vẫn nằm khóc đây. Nói nhau rằng có thể hôm nay nó sẽ chết bằng tự tử, hoặc lang thang đầu đường xó chợ nào đó, rồi ít hôm sau nó cũng kiệt sức rồi chết. Thế là đã mất đi một đứa con, từ lúc chào đời, sống mươi lăm năm, ngắn ngủi quá!
Không thể bỏ con cho dù quá giận, nó còn quá nhỏ để suy nghĩ ra điều đúng, điều sai - Nó sẽ đi đâu? ở đâu? hay nó đã chết rồi? Chiều hôm ấy có dượng Chín - khoảng 6h chia nhau hai ngã - dượng Chín sẽ tìm hướng trường học nơi tập trung các tiệm net.
Hai vợ chồng tìm hướng hỏi thăm ở nhà Cu H. vì nghe đâu chiều nay có tiết dạy thêm Văn tại nhà H. Đến nhà thấy dạy thêm gọi điện thoại cô giáo thì cô nói rằng hôm nay là ngày sinh nhật cô. L. có hứa đi chúc mừng ở nhà cô nhưng giờ này không thấy.
Vừa xong thì nghe điện thoại dượng Chín báo là đã tìm được nó đang ngồi chơi game ở quán net 858, đối diện quán thịt mèo ở khu 18B. Hai anh em cùng ngồi ở quán thịt mèo để mẹ nó vào gặp. Khoảng 15 phút sau mẹ nó ra bảo rằng nó không về, và lạnh lùng bảo mẹ “về đi”.
Khoảng 8h tối mẹ nó buồn bỏ về ngoại sau đó dì Tư và dì Chín cùng ra. Dì Tư vào bảo về, nó hẹn 9h, sau đó dì Tư mua chai trà xanh cho nó uống đến 9h thì cũng tập trung về ngoại và ở luôn trong ngoại đến nay (2/5).
Phải chăng do bản tánh con người. Có câu “sanh tử bất sanh tâm, sanh ngựa vô sanh giác” hay “cha mẹ sanh con, trời sanh tánh” - Ông bà mình ngày xưa nói ít có sai, bản tánh con người thì có tánh tốt, tánh xấu.
Mong sao cho con mình đã đến nông nỗi này nhưng không phải do nơi bản tánh mà là do ở nguyên nhân nào khác, sợ câu “giang sơn dễ đỗi, bản tánh khó dời”.
Mẹ nó nói: “Cứ ngỡ như chiêm bao, không thể tưởng tượng, không thể nghĩ ra được là nhà mình có một đứa con như vậy".
Mình cũng nghĩ là nếu nó không ham học thì tà tà nó cũng hết phổ thông (mới suy nghĩ vậy thời gian gần đây thôi) chứ chuyện cứng đầu cứng cổ, hay có hỗn hào với ông bà cha mẹ thì mình không bao giờ nghĩ đến.
Cái tên mà chính mình đã đặt cho nó theo từ điển Hán Việt có nghĩa là trong sáng. Chính mình đã suy nghĩ điều đó trước và hơn cả kim tiền.
Mười lăm tuổi, tuy chưa đủ trí khôn để biết những chuyện lớn nhưng những chuyện tối thiểu của những người không học cũng biết mà nó lại không biết!
Ít ra nó cũng một vài lần nghe câu hát ru con:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
03:52 SA 05/04/2013
Bàng hoàng phát hiện con gái có thai!
Thế giới công nghệ mỗi ngày 1 hiện đại thì mặt trái của nó cũng nhiều vô kể. Chính vì sự tin tưởng tuyệt đối ở con mà chị đã ít quan tâm đến con. Bây giờ chuyện đã lỡ như vậy, chị và gia đình hãy cố gắng bên cạnh động viên nâng đỡ tinh thần cho con. Đừng để con có cảm giác cô quạnh và bế tắc. Rồi thời gian sẽ giúp con chị nhận ra mọi chuyện và sẽ vượt qua nổi đau này thôi chị à. Cố gắng lên chị nhé!
03:26 SA 10/01/2013
Sách, bài viết sưu tầm
Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Người bệnh phải chơi game một cách cưỡng bức và tách rời bản thân khỏi gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội khác lơ là học tập, tập trung hầu hết thời gian vào việc làm sao để có thể đạt được thành tích cao nhất trong các trò chơi game.
Hậu quả về gia đình, tài chính:
trẻ không làm công việc trong gia đình, căng thẳng mâu thuẫn phát sinh, tiêu tốn tiền của bố mẹ, trẻ có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường...
Theo Tổ chức Y học Mỹ, người nghiện game có thể sử dụng 2 giờ/ngày hoặc từ 6- 12 giờ/tuần vào việc chơi game. Và theo nhiều nghiên cứu về dịch tễ học trên thế giới thì cứ khoảng 10 người chơi game thì có 1 người nghiện.
Nghiện game gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có học sinh vì không có tiền chơi game đã đi trộm cắp, giết người, có sinh viên từng là học sinh giỏi, do chơi game đã không thể qua khỏi các kỳ thi, nợ môn và cuối cùng bị nhà trường cho nghỉ học và đến lúc đó gia đình mới biết con mình đã bị nghiện game.
Nghiện game tuy chưa được công nhận và phân loại một cách chính thức trong các bảng phân loại bệnh tâm thần của Mỹ (DSM V) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng Hội Tâm thần học Mỹ đã coi đây là một rối loạn tâm thần.
Những biểu hiện về tâm lý
Khi nghiện game, trẻ không còn hứng thú học tập để có được kết quả tốt ở trường. Cảm thấy tức giận, thất vọng, căng thẳng và buồn chán khi không được chơi game, nhất là trường hợp đã bị bệnh lâu ngày. Trẻ thường nghĩ đến buổi chơi game sắp tới và thường mơ ngủ về các trò chơi game.
Trẻ cảm thấy bình tĩnh, thư giãn hoặc hưng phấn khi chơi game.
Trẻ không còn thích thú với những hoạt động trước kia trẻ vẫn thích.
Cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng, trẻ dành thời gian cả ngày và đêm để chơi game.
Việc chơi game làm cho trẻ lơ là việc học hành ở trường và bài vở ở nhà, bỏ học để đi chơi, chơi hai ba ngày mới về nhà, ăn luôn tại quán chơi game.
Thiếu sự kiểm soát về thời gian, trẻ ban đầu có ý định chỉ chơi khoảng 15-20 phút nhưng không thể kiểm soát được thời điểm ngừng chơi và thời gian trôi qua mà không hề nghĩ là lại nhanh đến thế và cần phải tăng thời gian chơi nhiều hơn trước để thỏa mãn sự ham muốn.
Ham mê một cách mãnh liệt, tìm mọi cách để có thể được chơi game khi bị cấm: ví dụ trốn nhà đi, ăn trộm cắp để có tiền chơi… chúng tôi đã gặp những ông bố đến tâm sự với bác sĩ, cháu nhà tôi thường trốn học đi chơi, cháu đi chơi vài ngày mới về, ăn, ngủ ở quán internet, đến khi mệt quá kiệt sức mới quay về nhà. Và đã nhiều lần, bố của các em này phải đi tìm hết quán này đến quán kia, phải ngồi theo dõi các em hàng giờ ở lớp học để ngăn cản chúng bỏ học đi chơi điện tử.
Những biểu hiện về cơ thể của nghiện game
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân là do não quá bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực với những biểu hiện như mất ngủ, ác mộng, ngừng thở khi ngủ...
Lơ là việc vệ sinh cá nhân: trẻ lười tắm giặt, gội đầu, đánh răng mà dành nhiều thời gian vào việc chơi game, mức độ tùy theo sự nặng của bệnh.
Ăn uống kém hoặc ăn uống thất thường: trẻ thường ăn uống qua quýt, ăn những đồ ăn nhanh gọn như mì tôm, sữa, bánh mỳ... là những thức ăn không đủ chất, thậm chí những trường hợp nghiện nặng còn bỏ cả ăn.
Đau đầu: thường gặp chứng đau đầu migrain vì trẻ tập trung vào chơi và phải nhìn vào màn hình quá lâu.
Khô mắt và đỏ mắt.
Đau lưng, đau tay, đau cổ do trẻ phải ngồi quá lâu ở một tư thế.
Hội chứng ống cổ tay: đám dây thần kinh, gân cơ ở giữa cẳng tay và cổ tay sưng lên do cử động quá nhiều khi làm việc với máy tính hoặc sử dụng chuột.
Hậu quả của nghiện game
Hậu quả về xã hội: trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè.
Hậu quả về giáo dục và nghề nghiệp: trẻ học hành giảm sút, bỏ thi, thi trượt, có thể bị lưu ban, bị đuổi học hoặc không thể xin việc được dù đã tốt nghiệp ngành nghề nào đó.
Những hậu quả về tâm lý, cảm xúc: trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình.
Nguồn isafe.vn
10:18 SA 27/12/2012
Sách, bài viết sưu tầm
Giới trẻ ngày nay được đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu là một trong những nguyên nhân làm cho giới trẻ có lối sống sa đọa, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.
Đằng sau lối sống buông thả đó, còn lí do nào sâu xa hơn, quan trọng hơn dẫn đến sự xuống cấp hàng loạt về đạo đức của họ như thế? Do hiếu thắng, đua đòi hay chính sự nuông chiều, thiếu quan tâm của gia đình và xã hội đã đẩy những con người trẻ trở nên lầm lạc?
Bài viết dưới đây là góc nhìn của học sinh Trần Hồng Hạnh (lớp 10C2 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu –Nghệ An).
Đốt tiền hủy hoại bản thân?
Ngày nay, trong thời buổi mà người ta đang phải bỏ cả một đống tiền ra để mua sức khoẻ, kéo dài mạng sống thì một bộ phận lớn giới trẻ đang bỏ tiền, hay nói đúng hơn là đốt tiền để tự huỷ hoại bản thân, huỷ hoại tính mạng người khác và cả xã hội.
Thỉnh thoảng, người ta bắt gặp trên đường hình ảnh những “phi đội bay” bịt mắt, thả phanh, gạt chân chống cà vỉa hè đến toé lửa.
Những cuộc “bão đêm” với phần thưởng được treo lên đến hàng chục triệu, và giới trẻ đặt vào đó tính mạng mình. Cao hơn tiền, đó chính là những danh hiệu “anh hùng” tự phong, sự tự hào trong mắt bạn bè.
Điều đáng buồn là nếu có xảy ra tai nạn, những vị “anh hùng” ấy phải chịu trận đã đành, nhưng người gánh trách nhiệm nặng hơn là gia đình, là bố mẹ, hay chính những nạn nhân mà họ đâm phải. Do hiếu thắng, đua đòi hay chính sự nuông chiều, thiếu quan tâm của gia đình và xã hội đã đẩy những con người trẻ trở nên lầm lạc?
Để chứng tỏ mình là dân chơi...
Không chỉ thể hiện mình bằng việc đua xe, dùng chất kích thích cũng được cho là một cách thức chứng tỏ mình đã trưởng thành, mình là dân chơi của các thanh niên trẻ.
Các bạn trẻ ngày nay quay sang dùng những món đồ độc hơn, rẻ hơn và an toàn hơn ẩn chứa dưới những cái tên dường như vô hại như đá, cỏ, nước biển, búa lưỡi. "Đá" thực chất là một loại ma tuý tổng hợp, dùng nhiều sẽ gây các tác hại xấu, làm người dùng trở nên hung hãn, gây ra hiện tượng ảo giác, làm những việc bình thường không dám làm như la hét, chạy xe một cách điên cuồng, mất tự chủ đối với bản thân mình. Nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện nặng, khó bỏ.
Với túi tiền của học sinh, sinh viên, khó có thể chu cấp đủ cho thú vui của mình lâu dài, từ đó dể dàng nảy sinh ra các tệ nạn xã hội như trộm cướp, rủ rê người khác cùng tham gia hoặc thậm chí buôn bán tàng trữ để có tiền mua “đá”.
Có rất nhiều con đường để đưa một học sinh ngoan ngoãn trở thành một con nghiện thuốc. Có thể do áp lực học hành, muốn tìm một thứ gì đó để giải trí. Có thể do chán nản trong yêu đương, do bản tính hiếu thắng ham vui, ham thể hiện hay do chính những áp lực trong gia đình mà giới trẻ hiện giờ đang phải gánh chịu.
Lỗ hổng từ gia đình?
Phần lớn bố mẹ khi biết được tình hình chính xác về con cái mình thì thường đã là quá muộn. Phản ứng của các bậc phụ huynh thường là ngạc nhiên tột độ, tiếp đến là nghi ngờ, rồi khi xác minh được sự thật họ sẽ ngay lập tức trút cơn giận của mình lên những “đứa con ngoan” mà không cần nghe một lời giải thích hay phân trần rồi trừng phạt con bằng nhiều cách như cấm túc, cắt tiền tiêu vặt, đánh đập chửi bới hay thậm chí là dọa đưa con vào trại cai nghiện.
Có bao giờ họ đã thử một lần suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân? Nếu phần lớn những vị phụ huynh trong trường hợp này thường không quan tâm đến con cái là nhiều, thì số nhỏ còn lại thường là do quá khắt khe với con mình. Họ kiểm soát những đứa trẻ đang trong tuổi ăn, tuổi lớn nhiều hết mức có thể, cấm tiệt mọi giao lưu với bên ngoài và lấp đầy những buổi không đến trường của con bằng những giờ học thêm triền miên với suy nghĩ “Không có việc gì quan trọng hơn việc học”! Có thể những việc làm đó sẽ không làm con bạn phí sức vào những cuộc hội hè vô bổ, nhưng chính trong cái “vỏ bọc” an toàn đó, mầm mống của những sự khủng hoảng trầm trọng tinh thần đang dần được hình thành.
Cần bao dung đúng mực
Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến căn bệnh tự kỷ xuất hiện nhiều ở học sinh thành phố, nhất là khi áp lực học tập đang đè nặng lên vai học sinh hơn bao giờ hết.
Bức xúc, đau khổ, dồn nén mà không thể kể với bố mẹ, giới trẻ giải tỏa bằng cách tự làm đau mình. Mới đây, cư dân trên mạng được dịp xôn xao khi chứng kiến những bức ảnh chụp một nữ sinh tự rạch lên chân mình. Đập ngay vào mắt người xem là hình ảnh bắp chân, đùi và cả đầu gối của cô gái chi chít những vết rạch dọc ngang. Có những vết rất sâu và khô, có những vết thương mới còn đang rỉ máu.
Chưa ai rõ về nguồn gốc của bức ảnh nhưng nó đã thực sự là một hồi chuông cảnh báo cho xã hội về hiện tượng bất ổn trong tâm lý của một bộ phận thanh niên trẻ hiện nay. Họ chưa đủ nhận thức để hiểu rõ hậu quả của những việc mình đang làm, về những căn bệnh có thể mắc phải như nhiễm trùng, uốn ván hoặc nguy hiểm hơn cả là sự mất máu dẫn đến tử vong.
Đó đã không còn đơn giản chỉ là thước đo của sự “dũng cảm”, “anh hùng” hay thậm chí là một trào lưu rạch tay xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, nó đã trở thành một căn bệnh - tâm bệnh hủy hoại dần dần trong tâm hồn những mần non tương lai đất nước.
Cần biết bao sự quan tâm, hỗ trợ và thấu hiểu dành cho họ từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè!
Nguồn isafe.vn
10:09 SA 27/12/2012
d
DauTay_Baby2012
Bắt chuyện
584
Điểm
·
7
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Mình đang học thêm cách quản trị, cũng đang làm kế hoạch kinh doanh, đang lăng tăng với cái đề tài Quản lý doanh nghiệp kết hợp giữa công nghệ và con người. Sẵn tiện đây nhờ cả nhà ai có cao kiến gì hay giúp mình luôn nhé!!!