Cũng không phải thế đâu. Vì chủ các website đặt phòng online là các đại lý du lịch trực tuyến (OTA - online travel agent), những OTA nổi tiếng và mạnh như booking.com, agoda.com, hotels.com, travelocity.com, wotif.com...thì họ sẽ có chiếm một lượng phòng cố định với khách sạn (gọi là allotment). Các khách sạn không được bán phạm vào số lượng cố định đã dành cho OTA đó. Vì vậy có thể có trường họp bạn gọi đến khách sạn, khách sạn báo hết phòng (là hết các phòng ngoài số allotment trên), nhưng trên OTA lại vẫn có phòng trống.Khách sạn có nhiều kênh bán, như qua các công ty tour (dành cho phân khúc khách đoàn đông), qua OTA, qua các công ty (như WWorld Bank ký trực tiếp với các khách sạn...), khung giá cũng phức tạp, cao thấp tùy. Thường giá cao nhất là khách walk-in, xong đến nhóm gồm các công ty tour, OTA, công ty ký trực tiếp....Mấy năm gần đây, OTA rất mạnh và có giá không thua các công ty tourTôi làm ngành du lịch, nhưng khi đi du lịch hay công tác nước ngoài đều book với OTA, lúc thì dùng agoda, lúc thì dùng booking... tùy cái nào rẻ với từng khách sạn, vì mỗi OTA lại mạnh ở thị trường khác nhau. Năm ngoái giá phòng của công ty tôi với khách sạn Renaissance trong Sài gòn còn cao hơn cả OTA :(
Mình thì thấy dớ dẩn nhất là báo chí quảng bá cho bà Bích Hằng và 1 số nhà ngoại cảm khác, rồi nhà nước còn cho đẻ ra cái trung tâm gọi là Nghiên Cứu tiềm năng con người mà có ông Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm bộ môn nghiên cứu tiềm năng con người. Chả hiểu nghiên cứu kiểu gì, ông này chả phải nhà khoa học, trung tâm thì không có máy móc với phòng thí nghiệm, đi nghiên cứu mấy cái chuyện tâm linh với linh hồn ...Đối với mình tất cả những chuyện gọi hồn, lên đồng, ngoại cảm ... là mê tín hết, cần phải cấm quảng bá.Thời đại kỹ thuật số không chấp nhận những chuyện như vậy.
Khách lẻ ngẫu nhiên vào khách sạn đặt phòng là chịu giá cao nhất. Cùng thuê khách sạn mà mình đặt online thì giá thấp hơn hẳn với khách vào khách sạn đặt.