Sở GTVT Hải Dương vừa công bố dành trên 48 tỷ đồng để tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ 5. Với tổng chiều dài chưa đầy 17km, đây được xem là một dự án đốt tiền kỳ lạ và khó chấp nhận của các quan chức tỉnh.
Cần làm rõ nguồn tiền 48 tỉ tháo dỡ 17km dải phân cách tôn lượn sóng trên quốc lộ 5
Theo Sở GTVT Hải Dương, sự tồn tại dải phân cách bằng tôn lượn sóng giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ trên tuyến quốc lộ 5, đoạn từ Km43+9 đến Km60+100 thuộc địa bàn thành phố là bất hợp lý và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho các phương tiện giao thông. Do đó, việc dỡ bỏ là cần thiết.
Kế hoạch dỡ bỏ được đề xuất là chỉ tiến hành tháo dỡ và nối cho êm thuận giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ; tháo dỡ toàn bộ biển báo nằm giữa phân làn xe cơ giới và xe thô sơ, đồng thời tiến hành trồng mới bổ sung tôn lượn sóng tại một số vị trí (đầu cầu, các vị trí ao, hồ, nền đắp cao, đầu cống…) còn quy mô đường hiện tại vẫn được giữ nguyên.
Theo quan sát, đoạn đường này có thiết kế mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe thô sơ. Dải phân cách được ngăn giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới gồm hai loại: dải phân cách cứng làm bằng tôn lượn sóng có cắm cọc và phân cách mềm chỉ là bê tông đặt giữa không có cọc cắm. Với chiều dài chưa đầy 17km, việc tháo dỡ dài phân cách này là một việc làm không quá khó khăn. Nói là tháo dỡ nhưng việc làm rất đơn giản chỉ là nhổ mấy cái cọc cắm đối với dải phân cách cứng có cọc cắm, còn với cọc bê tông mềm không có cọc thì chỉ cần bê đi chỗ khác là xong. Thế nhưng, với các lãnh đạo tỉnh Hải Dương, việc làm này được coi là hết sức khó khăn và phải cần đến công nghệ cao siêu.
Với số tiền 48 tỷ đồng cho 17km, tính ra mỗi mét dải phân cách mất tới gần 3 triệu đồng và nếu như cứ 2 mét có một cọc cắm thì chỉ cần nhổ một cọc là có 6 triệu đồng, bằng hai tháng lương của công nhân. Nhổ những chiếc cọc cắm vốn nông và chỉ chôn ngọn là việc làm quá đơn giản đối với các thanh niên tình nguyên hay bất kỳ công nhân nào. Và trong thời gian một buổi, một người cũng có thể nhổ được rất nhiều cọc như vậy.
Việc tháo dỡ dải phân cách tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, số tiền 48 tỷ đồng chỉ để nhổ mấy cái cọc ở đường bộ, thêm ít vạch vôi và trồng thêm vài cây xanh là số tiền quá lớn cần phải xem xét lại. Bởi với số tiền này, người ta có thể xây hàng chục km đường giao thông nông thôn; tu bổ, sửa sang rất nhiều công trình và làm được vô số việc có ý nghĩa; xây được 1.000 nhà tình nghĩa…Thậm chí, xây cầu vượt sông cho trẻ em đi học cũng đủ. Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Hải Dương lại dành cả số tiền lớn này chỉ để làm cái việc đơn giản đến không thể giản đơn hơn được nữa.
Ngay cả đại diện của một công ty chịu trách nhiệm việc này cũng cho rằng việc tháo dỡ dải phân cách là rất đơn giản, không mất nhiều thời gian và chỉ cần khoan cắt thông thường, không cần công nghệ cao siêu. Điều này lý giải vì sao nhiều công ty sẵn sàng nhận việc với giá rẻ, thậm chí còn cam kết sẽ dành nhiều tỷ trong tổng số 48 tỷ để ủng hộ người nghèo.
Tình trạng lãng phí trong xây dựng công trình nhà nước đã tồn tại từ lâu ở Việt Nam. Các chuyên gia cầu đường đều đánh giá, suất đầu tư cho các dự án đường cao tốc ở Việt Nam bình quân cao hơn 1,5-2 lần so với các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, thậm chí còn cao hơn cả Mỹ. Tuy nhiên người ta dễ chấp nhận hơn cho những lãng phí trong xây dựng công trình bởi ít ra còn được biện minh bằng các chi phí cho khoản này khoản nọ. Còn lãng phí trong việc nhổ mấy cái cọc đơn giản như vậy mà chi phí đến hàng chục tỷ đồng thì quả là quá quắt! Lấy cớ là dải phân cách không dỡ sẽ gây tai nạn, nguy hiểm phải làm ngay, đây là sự lấp liếm cho việc chi tiền sai, không hiệu quả ngay từ khi cho lắp cái “dải phân cách nguy hiểm” này hay là vì sự gì khác? Có gì mà phải vội đến thế!
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV
Mọi chuyện vẫn bình thường!
Trong nền kinh tế Việt Nam, thật khó có điều gì có thể được coi là bền vững. TTCK lại là một tiêu điểm cho tình cảnh thiếu bền vững như vậy. Càng mông muội, nó càng trở nên dã man. Càng hoang sơ hay còn được xem là “non trẻ”, nó càng biến thành nỗi tham lam vô độ, một lòng tham không có đường lùi.
Sẽ chẳng có gì đáng kinh ngạc với phiên rực lửa trên thị trường vào cuối phiên giao dịch ngày 21/02/2013. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm thậm chí còn có thể đoán trước được một hậu quả cận kề có thể xảy ra vào bất cứ giờ phút nào.
Tại sao phiên cuối cùng của năm âm lịch đầy sắc xanh, trong khi hoàn toàn ngược lại, hai phiên đầu năm mới lại nhuốm đầy “máu’ trên sàn, bất chấp tiếng cồng khai trương của đích thân Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh?
Vào năm trước, mọi sự diễn ra ngược lại khi sau tiếng cồng khai trương sàn giao dịch của Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ, mọi chuyện đã trở nên suôn sẻ đến không ngờ. Thị trường được hâm nóng bởi một sức cầu lạc quan đến từ một nơi vô thức nào đó, nhà đầu tư không đến nỗi phải rước lấy nỗi thất vọng tột đỉnh như thời gian sau tết năm nay.
Năm nay, một mối hoài nghi ẩn giấu sự thán phục đối với nhóm lũng đoạn thị trường có lẽ đang dần lan tỏa trong giới đầu tư nhỏ lẻ. Sự tự tin, và có lẽ là tự tin quá mức của những ông chủ giấu mặt khi thẳng tay cho thị trường giảm liền hai phiên ngay sau tết âm lịch, thậm chí sau đó còn biến thị trường này thành một nơi “chém giết”, đã khiến cho những người có kinh nghiệm phải thành tâm liên tưởng đến một tương lai sáng lạn đến khó ngờ.
Cũng lại là tin đồn, cũng lại là một bài bản không mới, thậm chí rất cũ. Từ năm 2007 đến nay, không dưới năm lần nhà đầu tư được chứng kiến tận mắt hình ảnh xáo xào tại các sàn giao dịch. Đặc trưng tâm lý của giới đầu tư chứng khoán lại là sự cả tin quá dễ dãi – tâm trạng trái ngược hoàn toàn với thói quen đa nghi cố hữu, luôn khiến cho họ bị hút hồn bởi những thông tin “nhạy cảm”, chẳng hạn như vụ Nguyễn Đức Kiên hoặc “vụ” Trần Bắc Hà.
Vì sao là Trần Bắc Hà?
Không thể hoài nghi rằng vụ Bầu Kiên đã khởi đầu cho một làn sóng đổ vỡ mới của thị trường trong năm cũ. Nhưng còn với những gì liên quan đến ông chủ tịch Ngân hàng BIDV thì sao? Tất nhiên, thói quen hoài nghi của nhà đầu tư có thể làm đầu óc họ bật ra câu hỏi về khả năng kịch bản Nguyễn Đức Kiên một lần nữa lặp lại đối với TTCK Việt Nam. Mà nếu đúng như thế thì quả là một tai họa kinh hoàng, đặc biệt đối với số nhà đầu tư đã lỡ mua các cổ phiếu tăng nóng và đương nhiên phải chịu cảnh mất mát từ 15-17% ngay trong phiên giao dịch kinh hoàng vừa qua.
Nhưng cũng một lần nữa, biểu đồ lượng giao dịch lại chứng minh bất cứ động thái nào trên TTCK man dã này cũng đều có nguyên do sâu xa của nó. Trong một phiên mà cổ phiếu đua nhau nằm sàn với lượng bán tháo tràn ngập, giá trị giao dịch của cả hai sàn vẫn đội trên 2,500 tỷ đồng - một mức mơ ước của thị trường và cũng làm cho người ta không ngớt mơ màng về cận cảnh tiếp tục đi lên của chỉ số chứng khoán.
Quá đủ để những người bán tháo vỡ mộng khi Trần Bắc Hà đứng ra đính chính về việc ông bị bắt chỉ là tin đồn ác ý. Vào chiều muộn ngày 21/2, sự xuất hiện của ông Hà cùng với lời đề nghị Tổng cục An ninh của Bộ Công an vào cuộc điều tra hẳn đã làm cho giới đầu tư bình tâm trở lại.
Lần này, rất có thể kịch bản Nguyễn Đức Kiên sẽ không lặp lại. Lần này, rất có thể thị trường vẫn tuân theo logic của nó là tiếp tục phục hồi, và đương nhiên không còn cách nào khác là phải phục hồi.
Vào tháng 9/2009, những đồn đoán về tổ chức Indochina Capital thoái vốn cũng đã làm cho thị trường lao dốc liên tiếp ba phiên - một trạng thái được coi là kinh khiếp. Thế nhưng điều lạ lùng là TTCK lại là nơi đặc trưng cho lòng can đảm của nhà đầu tư. Lòng tham bất chấp tất cả. Chính vì thế mà một khi xuất hiệu tín hiệu đánh lên trở lại, nhà đầu tư nhỏ lẻ và trong đó có cả những người vừa bán tháo lại lao vào mua đuổi cổ phiếu giá cao như chưa từng có tai họa nào vừa xảy ra.
Nhìn về phía trước, mọi chuyện dường như vẫn tạm ổn. Thị trường vẫn sẽ chuyển động ngược chiều với nỗi sợ hãi. Nhưng khác với thái độ lầm lũi trước đây, hình như sự chuyển động sắp tới còn có thể mang nhiều kịch tính và tất nhiên nhiều bất ngờ hơn. Cơn bốc đồng cũng vì thế có thể tái hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Cuộc chơi lớn đang tiến tới giai đoạn có thể được xem là hưng phấn nhất.
Vấn đề còn lại cần tìm hiểu chỉ là vì sao cái tin đồn kỳ quái kia lại liên quan đến ông Trần Bắc Hà mà không phải ai khác…
Vui lòng cho mình biết từ sân bay đến Ana Mandara đi bằng phương tiện gì , nếu đi taxi thi khoảng bao nhiêu và bao lâu thì đến. Nhà mình 4 người lớn. Cảm ơn bạn nhiều
Gửi từ ứng dụng di động Webtretho Android
Giảm tham nhũng vặt, tăng ‘đánh quả’ đậm
Bí thư tỉnh Hải Dương phải dạy lại con
Dự kiến rót 32.000 tỷ đồng xây thêm nhiều tuyến đường
Cần làm rõ nguồn tiền 48 tỉ tháo dỡ 17km dải phân cách tôn lượn sóng trên quốc lộ 5
Kế hoạch dỡ bỏ được đề xuất là chỉ tiến hành tháo dỡ và nối cho êm thuận giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ; tháo dỡ toàn bộ biển báo nằm giữa phân làn xe cơ giới và xe thô sơ, đồng thời tiến hành trồng mới bổ sung tôn lượn sóng tại một số vị trí (đầu cầu, các vị trí ao, hồ, nền đắp cao, đầu cống…) còn quy mô đường hiện tại vẫn được giữ nguyên.
Theo quan sát, đoạn đường này có thiết kế mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe thô sơ. Dải phân cách được ngăn giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới gồm hai loại: dải phân cách cứng làm bằng tôn lượn sóng có cắm cọc và phân cách mềm chỉ là bê tông đặt giữa không có cọc cắm. Với chiều dài chưa đầy 17km, việc tháo dỡ dài phân cách này là một việc làm không quá khó khăn. Nói là tháo dỡ nhưng việc làm rất đơn giản chỉ là nhổ mấy cái cọc cắm đối với dải phân cách cứng có cọc cắm, còn với cọc bê tông mềm không có cọc thì chỉ cần bê đi chỗ khác là xong. Thế nhưng, với các lãnh đạo tỉnh Hải Dương, việc làm này được coi là hết sức khó khăn và phải cần đến công nghệ cao siêu.
Với số tiền 48 tỷ đồng cho 17km, tính ra mỗi mét dải phân cách mất tới gần 3 triệu đồng và nếu như cứ 2 mét có một cọc cắm thì chỉ cần nhổ một cọc là có 6 triệu đồng, bằng hai tháng lương của công nhân. Nhổ những chiếc cọc cắm vốn nông và chỉ chôn ngọn là việc làm quá đơn giản đối với các thanh niên tình nguyên hay bất kỳ công nhân nào. Và trong thời gian một buổi, một người cũng có thể nhổ được rất nhiều cọc như vậy.
Việc tháo dỡ dải phân cách tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, số tiền 48 tỷ đồng chỉ để nhổ mấy cái cọc ở đường bộ, thêm ít vạch vôi và trồng thêm vài cây xanh là số tiền quá lớn cần phải xem xét lại. Bởi với số tiền này, người ta có thể xây hàng chục km đường giao thông nông thôn; tu bổ, sửa sang rất nhiều công trình và làm được vô số việc có ý nghĩa; xây được 1.000 nhà tình nghĩa…Thậm chí, xây cầu vượt sông cho trẻ em đi học cũng đủ. Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Hải Dương lại dành cả số tiền lớn này chỉ để làm cái việc đơn giản đến không thể giản đơn hơn được nữa.
Ngay cả đại diện của một công ty chịu trách nhiệm việc này cũng cho rằng việc tháo dỡ dải phân cách là rất đơn giản, không mất nhiều thời gian và chỉ cần khoan cắt thông thường, không cần công nghệ cao siêu. Điều này lý giải vì sao nhiều công ty sẵn sàng nhận việc với giá rẻ, thậm chí còn cam kết sẽ dành nhiều tỷ trong tổng số 48 tỷ để ủng hộ người nghèo.
Tình trạng lãng phí trong xây dựng công trình nhà nước đã tồn tại từ lâu ở Việt Nam. Các chuyên gia cầu đường đều đánh giá, suất đầu tư cho các dự án đường cao tốc ở Việt Nam bình quân cao hơn 1,5-2 lần so với các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, thậm chí còn cao hơn cả Mỹ. Tuy nhiên người ta dễ chấp nhận hơn cho những lãng phí trong xây dựng công trình bởi ít ra còn được biện minh bằng các chi phí cho khoản này khoản nọ. Còn lãng phí trong việc nhổ mấy cái cọc đơn giản như vậy mà chi phí đến hàng chục tỷ đồng thì quả là quá quắt! Lấy cớ là dải phân cách không dỡ sẽ gây tai nạn, nguy hiểm phải làm ngay, đây là sự lấp liếm cho việc chi tiền sai, không hiệu quả ngay từ khi cho lắp cái “dải phân cách nguy hiểm” này hay là vì sự gì khác? Có gì mà phải vội đến thế!