Mình không biết các bạn coi truyện tranh để phát triển ước mơ thế nào, nhưng trên thực tế mình thấy cho trẻ con tiếp xúc với truyện tranh từ bé và dày đặc là một sai lầm lớn đối với trẻ con. Con mình đi học cấp một ở sing, hàng ngày, các cháu có giờ đọc truyện ở trường và các thầy cô giáo cấm tuyệt đối không cho đọc truyện tranh và kêu gọi bố mẹ các cháu cũng hạn chế cho các cháu đọc. Các thầy cô giáo giải thích, đọc truyện tranh không phải là không tốt, nhưng với các cháu tiểu học, nhận thức còn chưa tốt, nhưng khả năng tiếp thu thì lại cao nên nếu để các cháu đọc truyện tranh nhiều thì kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là về mặt ngôn ngữ. Truyện tranh thường có nội dung đơn giản, câu cú thì ngắn và tối giản hết mức có thể, phần lớn là văn nói nên nếu để cho trẻ đọc nhiều thì khả năng viết văn, câu cú, cách trình bày, tư duy của trẻ đều bị ảnh hưởng. Mình nghe và nhận thấy điều đó hoàn toàn đúng. Con mình đang học lớp ba, nhưng từ khi đi học thì cháu gần như không đọc truyện tranh, và cháu cũng tự ý thức để không đọc. Có lần dắt con đi thư viện, thấy truyện doremon liền bảo cháu, nhưng cháu từ chối và đi ra chọn những quyển truyện cổ điển như tiếng gọi nơi hoang dã, nanh trắng, không gia đình...Nếu mẹ nào bảo đọc truyện tranh để nuôi dưỡng tâm hồn cho con thì mình thiết nghĩ bạn đó nên xem lại để lựa chọn cái tốt nhất cho con mình
Không đồng tình với người mẹ trong vụ án này. Nhưng hiểu được diễn biến tâm lý của cô ta.Vài dòng phác họa về cuộc sống của phụ nữa Nhật sau kết hôn để các mẹ rõ.(Không hẳng là toàn nước Nhật, nhưng là số đông)Không thể phủ nhận - Đây là mặt trái của một nước Nhật văn minh. Hồi mới sang Nhật mình rất sốc, vì những tin như "mẹ ham chơi pachinko (1 dang đánh bài) bỏ quên con chết trong xe, mẹ ngược đãi con ruột đến chết, mẹ ném con từ lầu 15 v.v... Những tin kiểu đó, hình như tháng nào cũng có.Đến khi THỰC SỰ sống trong lòng nước Nhật mới hiểu được những người phụ nữ Nhật bị stress nặng dẫn đến mất kiểm soát hành vi như thế này... đầy rẫy. Lý giải cho hiện tượng này có 3 nguyên nhân chính (theo mình): 1/Kinh tế: Nhật là nước đến 85% dân số có mức sống trung lưu. Điều đó nghĩa là thu nhập ngang nhau, ko ai phải đi làm thuê cho ai, và cũng ko ai đủ tiền thuê người khác làm thay mình. Do đó ở Nhật ko có oshin như VN để hỗ trợ việc nhà.2/ Truyền thống: đàn ông Nhật ko đụng tay vào việc nhà. Người Nhật quan niệm Một người vợ mà để chồng phải nhúng tay vào việc nhà là loại phụ nữ không được hoan nghênh. Nên hầu như vợ Nhật phải cáng đáng toàn bộ việc nhà mà không có sự giúp sức của chồng. 3/ Tập quán: Bố mẹ đẻ ko cần thiết phải giúp con cái chăm sóc cháu. Ông bà đã khổ vì con cái rồi, thì bây giờ con cái phải khổ cực vì con của nó là chuyện đương nhiên. Những đứa con làm phiền đến bố mẹ phải chăm cháu sẽ bị xã hội lên án là những đứa con rất tệ. Không biết thương bố mẹ và không biết trân trọng tuổi già, sự nghỉ ngơi của bố mẹ. Nếu ko chăm được thì đừng đẻ, ko được ỷ lại việc ông bà chăm cháu.Nên phụ nữ sống ở Nhật sau khi kết hôn (đặc biệt sau khi có con) thực sự chỉ biết QUÊN MÌNH chăm sóc gia đình (Có thể đó cũng là phát tích của câu "lăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật"). Điều đó khiến phụ nữa Nhật đôi khi họ ko còn là chính họ nữa. Vừa chu toàn gia đình, vừa chu đáo với xã hội, trọn vẹn với nội ngoại v.v... Mà chuẩn về bề nếp, đạo đức, ứng xử của người Nhật thực sự đòi hỏi rất cao, nên người phụ nữ luôn bị áp lực. Họ thường cảm thấy phát điên trong tâm trạng "phải đơn thân khi có chồng".Lâu ngày (đối với họ), con cái là gánh nặng, là tội nợ... Và họ cần giải thoát bản thân bằng cách này cách khác... chủ yếu là bằng việc ngược đãi chính con ruột để cảm thấy được hả hê, được nhàn hạ... (dĩ nhiên đến giai đoạn này thì họ đang thuộc dạng bệnh nhân tâm thần rồi, dù mọi biểu hiện khác vẫn rất đỗi bình thường).Bản thân câu chuyện của mình (phải kể thêm là chồng cực kỳ yêu vợ và rất thích chăm sóc con cái - nhưng hay phải đi công tác xa. Gia đình chồng rất tâm lý và yêu cháu - nhưng cũng ở rất xa):Con (1 tuổi) bệnh 4 ngày liên tục chồng ko có ở nhà, đêm con quấy khóc không ngủ được, mình cũng thức. Ngày con mệt ngủ thiếp đi mình cũng vẫn phải thức để lo nấu nướng (cho chính mình & con ăn), giặt giũ, làm các việc nhà. Suốt 3 ngày đêm mình gần như không chợp mắt (trong khi mình cũng bệnh vì mùa đó bị dị ứng phấn hoa rất nặng, cơ thể khó chịu hết sức). Gia đình chồng ở xa. Hàng xóm quen nhiều nhưng ko thể làm phiền...Sáng thứ 4 papa về tới nơi trong lúc mình đang điên loạn - Từ đoạn này nghe chồng kể lại, chứ lúc đó mình thực sự mất kiểm soát, hết biết gì: Chồng bảo vừa bước vô nhà, nghe tiếng con khóc ré lên, còn mình cũng vừa khóc vừa chửi con "mày là quái thai chứ ko phải là người. Mày chết đi". Chồng vô tới phòng mình thì thấy mình đang ném bất cứ thứ gì có trong tầm tay vào con (bé mới 1 tuổi), xong mình mở cửa thông ra ban công định bế con vất nó xuống, chồng cản lại thì mình muốn chính mình lao xuống ban công vì "nó sống thì tôi phải chết"... Kể thì nghe lâu vậy, chứ lúc đó diễn biến rất nhanh. Chồng kể là trông mình lúc đó là 1 người hoàn toàn khác. Khi chồng giằng con ra khỏi tay mình và tống mình vào phòng không có cửa thông ban công, mình vật xuống nằm xụi lơ, không chống cự, ngủ 1 mạch từ 8h sáng tới 10h rưỡi đêm hôm đó mới tỉnh.Mình không dám tưởng tượng nếu hôm đó chồng về chậm vài phút, chuyện gì sẽ xảy ra....Kể lại để hiểu, có những điều bước qua rồi, giờ nhìn lại những hoàn cảnh như bài báo này, mình không bao giờ nhận xét.
Chuyện người Việt ở nước ngoài và người Nghệ An ra Bắc hay SG là 2 vấn đề khác nhau. Khi bạn mang tinh thần người Việt ở nước ngoài, phạm vị rộng hơn rất nhiều cộng với niềm tự tôn dân tộc khi đứng trước một sắc dân khác. Còn người Nghê An ra Sg hay Bắc cũng vẫn là trong đất nước Việt, nói tiếng Việt, tiếng Việt đó được nói, được bảo tồn sẵn trong đó dù. Ko ai cấm người Nghệ An ở Sg ko nói tiếng Nghệ An cả, khi họ nói chuyện với nhau, họ vẫn dùng tiếng Nghệ đó thôi. Bọn Ý ra nước ngoài từ rất lâu, đến nay có khi sang đời 3-4 nhưng con cháu vẫn dùng tiếng Ý rất tốt, nhưng nhiều người Việt lại cho rằng, tự do cá nhân, nên có thể ko cần bảo tồn tiếng Việt ở nước ngoài, bố mẹ cũng ko có thời gian cho con nên tiếng Việt cứ mai một là vì thế, dù rằng mới thế hệ thứ 2. Tiếng Việt bản thân là thứ tiếng cha, mẹ nói với con, cơ bản như cơm ăn, nước uống ấy, tự nó thấm nhuần vào máu từ lúc con mới ầu ơ, vậy nên nếu nó ko nói tiếng Việt được là vì đâu?. Người Việt có mang tiếng xấu ở một khía cạnh nào đó, nhưng với mình, mình là người Việt, nói tiếng Việt thì con mình cũng thế. Nơi mình ở, đất nước đa sắc tộc, ngôn ngữ chính là Anh-Pháp, mình gửi con đi học sợ ko theo bạn được nhưng cô giáo nói với mình: đừng có lo, hãy giữ tiếng Việt ở nhà cho con mày, ở lớp nó sẽ học được tất cả thôi. Vậy tai sao ko cùng con giữ gìn truyền thống, gốc gác của mình chứ?