Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Quần độc cho bé trai
"Mặt trước có hình con voi, có cái vòi voi lòng thòng bên ngoài ". Cái quần này..độc chiêu thật đấy. Cái vòi voi nó sẽ...đong đưa khi bé..đong đưa..lỡ mấy đứa nhóc cùng tuổi nó nghịch nó nắm cái vòi voi mà giật....mà có khi nắm nhầm cái...của thắng bé thì..... tiêu.
04:07 SA 18/11/2004
Sinh ở Bệnh viện Việt Pháp có yên tâm ko?
Các mẹ nào có gây tê ngoài màng cứng thì nhớ nói BS tiêm 1/2 ống thuốc thôi. Lúc đó mình giảm đau hẳn nhưng khi cơn gò nổi lên thì vẫn có cảm giác hơi râm ran và biết cơn rặn đến lúc nào để mà rặn, chứ gây tê hết cả ống thuốc thì chẳng còn cảm giác gì để rặn em bé ra dễ bị dùng foorcep hoặc hút thai. Dễ nguy hiểm cho em bé.
MLT bị đau lưng khủng khiếp sau khi sinh 1 tuần , đau đến nỗi phải nửa nằm nửa ngồi để ăn cơm như Nữ hoàng Cleopatra vậy. (1 tác dụng phụ của gây tê màng cứng ) Đau 2 tuần mới hết.
03:17 SA 18/11/2004
Mua gì cho cô giáo 20-11 đây???
Tối qua MLT cũng hỏi con gái muốn tặng cô giáo quà gì để mẹ tính , con nói : "mẹ cho cô tiền đi, mấy bạn trong lớp nói mẹ bạn cho tiền không hà, còn cô lớp chồi, lớp mầm mẹ mua dầu gội đầu đi "" hơ hơ, nó tính dùm mình luôn rồi :13: :13: :13:
02:16 SA 18/11/2004
Dẫn bé đi chơi vào cuối tuần
Chị Pooh ơi chổ này vừa mát vừa rẻ nè : Nhà thiếu nhi TP. (MLT sinh hoat trong đội vẽ của NTN tp hơn 10 lận đó, mê lắm)
Có nhiều trò chơi cho bé : câu cá, tô tượng , xe đạp,xe điện, ca nhạc thiếu nhi, bơi , thú nhún , vườn cổ tích, cầu tuột , chơi cát , vẽ trên máy tính.... mỗi trò chơi vé từ 1 tới 3 000 thôi. Mẹ có thể đem sách theo, ngồi xích đu đọc chờ bé chơi. Có cantin bán đồ ăn sáng (nếu chưa kịp ăn ở nhà)
Sáng thứ bảy nào MLT cũng cho Thi đi bơi ở NTN, vui lắm. Phù hợp nhiều lứa tuổi. không khí trong lành.
11:55 SA 16/11/2004
Chuẩn bị những gì cho bé vào lớp 1
Hôm qua con bé nhà mình cũng lôi giấy ra rồi tự viết tên, viết số, làm toán + - tới 10. Mình hỏi ai chỉ nó nói trong lớp bạn nào cũng biết hết rồi nên con tự học, không biết bạn chê. (?)
Cầu trời Ngành GD cải tổ nhanh nhanh, con tôi sắp đi học rồi.
gửi các mẹ đọc bài báo này :
Con cái chúng ta khổ thật!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Quy, viện phó Viện nghiên cứu giáo dục:
Con tôi cũng không thoát cảnh học thêm
"Tôi có hai con, và các cháu khi còn học ở bậc phổ thông cũng không thoát khỏi cảnh phải đi học thêm. Cháu đầu học phổ thông cách đây 10 năm. Khi đó, áp lực học thêm còn ít, không tràn lan như bây giờ. Nhưng đến cháu thứ hai mới hết phổ thông cách nay 2 năm thì phải học thêm rất nhiều môn. Cháu không phải chỉ học môn khoa học tự nhiên mà học cả những môn khoa học xã hội nên thời gian tự học còn rất ít. Cháu phải đi học thêm môn văn trong khi chính tôi là một giáo viên dạy văn. Đó là điều đáng buồn! Tôi cho con đi học thêm như là một giải pháp trong lúc bức bí vì cháu bị cuốn theo guồng máy.
Học tủ, học thuộc lòng từng ý không được sai chữ nào và không sáng tạo, đó là cách học văn của đa số học sinh hiện nay. Vì vậy, con tôi trở nên chán nản và sợ học môn này. Kết quả điểm văn thường thấp. Làm sao không nản lòng được khi những sáng tạo, sự khác biệt thì không được đánh giá cao và bị điểm thấp; trong khi nếu cứ học thuộc lòng, chép nguyên bản thì lại được điểm cao. Tôi cũng đã cố gắng và mong muốn rèn thêm môn văn cho cháu bằng cách kèm ở nhà nhưng cũng không thành công vì cháu không lấy đâu ra thời gian đọc sách. Đành phải cho con đi học thêm!
TS. Huỳnh Quốc Thắng, hiệu trưởng trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM:
Con tôi mới học mẫu giáo đã sợ đến lớp
Cả ba mặt của con người về trí lực (kiến thức và khả năng ứng dụng kiến thức), tâm lực (sức mạnh của tâm hồn, tình cảm, lý tưởng, cảm nhận chân thiện mỹ) và thể lực (sức khỏe bản thân) dưới sự đào tạo của nền giáo dục hiện đều tụt hậu và yếu kém. Học sinh học như vẹt, thiếu kỹ năng thực hành, lại thêm việc bị ép học, áp lực thi cử nặng nề làm sức khỏe ngày càng kém; số học sinh bị cận thị, suy dinh dưỡng, bị tâm thần ngày càng nhiều. Con học nhiều như thế thì tình trạng đạo văn, cha mẹ làm bài giùm con là một điều khó tránh khỏi. Con tôi mới học mẫu giáo đã có tình trạng sợ đến lớp vì bị cô giáo la nhiều quá. Còn cháu lớn học lớp 8 trường Thực nghiệm Sư phạm phải đi học thêm bù đầu. Lúc nào tôi cũng thấy cháu cắm đầu vào học sáng, trưa, chiều, tối, hết học thêm môn này đến học thêm môn khác, mặt mũi đờ đẫn, trông mà thương.
Ông Quách Tuấn Ngọc, giám đốc Trung tâm tin học, Bộ Giáo dục và đào tạo:
Buổi tối, gặp con tôi cũng khó
Ngay với cả con, vào buổi tối tôi cũng khó gặp cháu vì cháu còn phải đi học thêm Anh văn. Tôi khuyến khích cháu đi học vì khi thích học và cảm thấy cần thiết phải học, cháu sẽ học được tốt hơn. Cháu cũng đi học thêm môn hóa vì thấy môn này học chưa tốt. Còn có những môn có muốn cháu đi học thêm thì cháu cũng không cần phải học. Hiện nay dư luận xã hội đang rất bức xúc về vấn đề dạy thêm, học thêm là do tình trạng dạy thêm, học thêm tiêu cực. Nếu xử lý nghiêm những người này sẽ chấn chỉnh được vấn đề dạy thêm, học thêm.
PGS.TS Võ Văn Sen, trưởng khoa lịch sử trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM:
Con tôi đi học thêm vì không muốn "khác người"
Một trong những bệnh trầm kha hiện nay của ngành giáo dục là vấn nạn thi cử. Học sinh học để đi thi chứ không còn là một phương tiện để đánh giá chất lượng. Chính vì thế đừng trách sao có tình trạng dạy thêm và học thêm. Đó là một nhu cầu tất yếu sản sinh từ tâm lý căng thẳng, âu lo sợ thi rớt của học sinh. Gia đình tôi cũng không thoát khỏi dòng xoáy đó. Hai đứa con tôi, đứa lớp 3, đứa lớp 10, đứa nào cũng đi học chính rồi học thêm tối ngày, không có thời gian đi chơi. Tôi không cho cháu đi học thêm thì chính cháu lại là người phản đối đầu tiên, rằng cháu không muốn thi rớt, không muốn "khác người". Muốn giảm tình trạng này chỉ có cách là bỏ bớt các kỳ thi nặng nề.
Ông Huỳnh Công Ba, trưởng phòng công tác chính trị trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
Sợ nhất là áp lực học tập cao đang trở thành bình thường
Mới 12 tuổi, vậy mà con tôi đã tuyên bố: "Nếu như ai đi ngủ trước 10 giờ 30 thì không phải là học sinh trường Trần Đại Nghĩa". Tôi nghe, mừng vì con mình có ý chí học tập thì ít mà lo vì áp lực học tập con mình đang gánh chịu thì nhiều. Và ở đó, nó cho thấy áp lực học tập đã không còn là chuyện hiếm khiến các em học sinh cảm thấy lạ lẫm, nặng nề mà đã và đang trở thành câu chuyện bình thường. Đáng sợ là cái bất bình thường đang trở thành điều bình thường!
Áp lực đó thể hiện trong khối lượng bài vở mà con em chúng ta đang phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Con tôi có những đêm phải làm cả chục bài toán, Anh văn, văn rồi đến địa, kỹ thuật. Nhìn cháu buổi tối không dám ngủ mà tỉ mẩn đan, thêu hay may cái gì đó mà mình thấy xót xa lắm. Đồng ý là cần phải giáo dục các cháu tính kiên nhẫn, tỉ mỉ nhưng đâu nhất thiết phải học nhiều như thế. Đưa con đi học hàng ngày, tôi từng xách cái cặp của cháu 6 năm liền. Mỗi năm, tôi thấy cặp càng nặng thêm. Năm nay, cháu dùng cặp loại lớn nhất trong số cặp được phát thưởng với trọng lượng xách đi mỗi ngày chừng 6-7kg. Tôi mở ra xem chỉ thấy có sách vở, bút, dụng cụ học tập… toàn bộ để học trong ngày. Lâu lâu, cháu đem theo quyển E-chip hay truyện Đôrêmon để xem. Vậy mà ba xách cặp cho con nhiều khi còn mệt huống chi con.
Ngày trước, cuối tuần gia đình chúng tôi hay về nhà ngoại chơi. Con tôi rất hào hứng. Nhưng bây giờ, không biết nên vui hay buồn khi cha mẹ rủ con đi thì con nói không hoặc là kêu: "Đi một chút thôi nghen ba, để về nhà còn học"!
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, phó giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học quốc gia TP.HCM:
Chỉ mong con học thật thoải mái
Tôi có hai con. Tôi muốn nói đến cháu lớn tên Khôi, năm nay học cấp 3. Ở cấp 1 và cấp 2, cháu có 5 năm liền là học sinh giỏi trường tiểu học Hoà Bình, bốn năm liền học sinh giỏi trường PTCS Trần Văn Ơn, quận 1. Vậy nhưng tôi vẫn cho rằng mình đã không thành công.
Tuổi thơ của con tôi tuy không đến nỗi "bi kịch" nhưng đó là những ngày chỉ có khoảng 4 tiếng ở với ba mẹ, 12 tiếng đi học và 8 tiếng để ngủ. Tuổi thơ của con tôi có dấu ấn về cái nhìn của sự khác biệt giữa bạn và con về vật chất; bạn đi học thêm mà con không đi học thêm…
Có một chuyện xảy ra khi con tôi học cấp 1 là lúc tôi không cho con đi học thêm vì thấy điều đó không cần thiết. Con tôi không hiểu được vì xung quanh, tất cả các bạn đều học thêm. Thú thật, lúc đó tôi phân vân lắm. Nếu như nhà gần, tôi cũng cho con đi học thêm cho xong.
Sang cấp II, con tôi về trường PTCS Trần Văn Ơn theo đúng tuyến. Tôi muốn chuyển cháu sang một trường bình thường khác nhưng cuối cùng tôi thấy không có lý do gì để "khác người". Cháu vẫn tiếp tục học bán trú ở trường chuyên.
Một trục trặc xảy ra với con tôi ngay năm cháu học lớp sáu. Con tôi có xu hướng thích học các môn khoa học xã hội. Nhưng, lúc đó đã có thái độ coi đó là những môn nhẹ nhàng, để gỡ điểm. Trong lớp, chỉ cần học thuộc lòng dàn ý làm văn, thuộc lòng sử, địa là được điểm cao. Con tôi dần dần mất tự tin. Để khắc phục, tôi cho cháu đi học thêm toán. Được chừng 2 tháng, tôi lại cho nghỉ vì thấy cháu cực quá. Đổi lại, điểm toán của cháu chỉ bình thường chứ không còn ở điểm 9,10. Bài tập trong sách giáo khoa cháu làm được nhưng bài tập nâng cao thầy cô cho thì chịu. Tôi đã nói với con mình: "Mẹ không đặt cho con bất kỳ tiêu chuẩn nào. Chỉ mong con cứ việc học thật thoải mái". Lần này, cháu không đau khổ như lần trước mà trái lại, còn sung sướng vì không bị đi học thêm. Cuối năm cháu tốt nghiệp loại giỏi.
Tôi là một nhà giáo và cũng là một phụ huynh. Như bao phụ huynh khác, tôi cũng mong đem lại những gì tốt nhất cho con mình. Đã có lúc, tôi có mâu thuẫn: theo mọi người để con mình được "đo ni đóng giày" trong chiếc khuôn thành công với điểm 9 - 10 trường chuyên lớp chọn, hay cứ để phát triển theo thiên hướng của cháu? Cuối cùng, chúng tôi chọn cách thứ hai. Con tôi giờ đang học cấp III ở một trường bình thường và sắp thi đại học. Tôi để cho cháu lựa chọn và theo thiên hướng của mình. Dù muộn nhưng chắc còn kịp và tôi tin là chọn lựa này đúng!
SGTT
11:47 SA 16/11/2004
m
Me Lam Thi
Bắt chuyện
996
Điểm
·
5
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
MLT bị đau lưng khủng khiếp sau khi sinh 1 tuần , đau đến nỗi phải nửa nằm nửa ngồi để ăn cơm như Nữ hoàng Cleopatra vậy. (1 tác dụng phụ của gây tê màng cứng ) Đau 2 tuần mới hết.
Có nhiều trò chơi cho bé : câu cá, tô tượng , xe đạp,xe điện, ca nhạc thiếu nhi, bơi , thú nhún , vườn cổ tích, cầu tuột , chơi cát , vẽ trên máy tính.... mỗi trò chơi vé từ 1 tới 3 000 thôi. Mẹ có thể đem sách theo, ngồi xích đu đọc chờ bé chơi. Có cantin bán đồ ăn sáng (nếu chưa kịp ăn ở nhà)
Sáng thứ bảy nào MLT cũng cho Thi đi bơi ở NTN, vui lắm. Phù hợp nhiều lứa tuổi. không khí trong lành.
Cầu trời Ngành GD cải tổ nhanh nhanh, con tôi sắp đi học rồi.
gửi các mẹ đọc bài báo này :Con cái chúng ta khổ thật!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Quy, viện phó Viện nghiên cứu giáo dục:
Con tôi cũng không thoát cảnh học thêm
"Tôi có hai con, và các cháu khi còn học ở bậc phổ thông cũng không thoát khỏi cảnh phải đi học thêm. Cháu đầu học phổ thông cách đây 10 năm. Khi đó, áp lực học thêm còn ít, không tràn lan như bây giờ. Nhưng đến cháu thứ hai mới hết phổ thông cách nay 2 năm thì phải học thêm rất nhiều môn. Cháu không phải chỉ học môn khoa học tự nhiên mà học cả những môn khoa học xã hội nên thời gian tự học còn rất ít. Cháu phải đi học thêm môn văn trong khi chính tôi là một giáo viên dạy văn. Đó là điều đáng buồn! Tôi cho con đi học thêm như là một giải pháp trong lúc bức bí vì cháu bị cuốn theo guồng máy.
Học tủ, học thuộc lòng từng ý không được sai chữ nào và không sáng tạo, đó là cách học văn của đa số học sinh hiện nay. Vì vậy, con tôi trở nên chán nản và sợ học môn này. Kết quả điểm văn thường thấp. Làm sao không nản lòng được khi những sáng tạo, sự khác biệt thì không được đánh giá cao và bị điểm thấp; trong khi nếu cứ học thuộc lòng, chép nguyên bản thì lại được điểm cao. Tôi cũng đã cố gắng và mong muốn rèn thêm môn văn cho cháu bằng cách kèm ở nhà nhưng cũng không thành công vì cháu không lấy đâu ra thời gian đọc sách. Đành phải cho con đi học thêm!
TS. Huỳnh Quốc Thắng, hiệu trưởng trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM:
Con tôi mới học mẫu giáo đã sợ đến lớp
Cả ba mặt của con người về trí lực (kiến thức và khả năng ứng dụng kiến thức), tâm lực (sức mạnh của tâm hồn, tình cảm, lý tưởng, cảm nhận chân thiện mỹ) và thể lực (sức khỏe bản thân) dưới sự đào tạo của nền giáo dục hiện đều tụt hậu và yếu kém. Học sinh học như vẹt, thiếu kỹ năng thực hành, lại thêm việc bị ép học, áp lực thi cử nặng nề làm sức khỏe ngày càng kém; số học sinh bị cận thị, suy dinh dưỡng, bị tâm thần ngày càng nhiều. Con học nhiều như thế thì tình trạng đạo văn, cha mẹ làm bài giùm con là một điều khó tránh khỏi. Con tôi mới học mẫu giáo đã có tình trạng sợ đến lớp vì bị cô giáo la nhiều quá. Còn cháu lớn học lớp 8 trường Thực nghiệm Sư phạm phải đi học thêm bù đầu. Lúc nào tôi cũng thấy cháu cắm đầu vào học sáng, trưa, chiều, tối, hết học thêm môn này đến học thêm môn khác, mặt mũi đờ đẫn, trông mà thương.
Ông Quách Tuấn Ngọc, giám đốc Trung tâm tin học, Bộ Giáo dục và đào tạo:
Buổi tối, gặp con tôi cũng khó
Ngay với cả con, vào buổi tối tôi cũng khó gặp cháu vì cháu còn phải đi học thêm Anh văn. Tôi khuyến khích cháu đi học vì khi thích học và cảm thấy cần thiết phải học, cháu sẽ học được tốt hơn. Cháu cũng đi học thêm môn hóa vì thấy môn này học chưa tốt. Còn có những môn có muốn cháu đi học thêm thì cháu cũng không cần phải học. Hiện nay dư luận xã hội đang rất bức xúc về vấn đề dạy thêm, học thêm là do tình trạng dạy thêm, học thêm tiêu cực. Nếu xử lý nghiêm những người này sẽ chấn chỉnh được vấn đề dạy thêm, học thêm.
PGS.TS Võ Văn Sen, trưởng khoa lịch sử trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM:
Con tôi đi học thêm vì không muốn "khác người"
Một trong những bệnh trầm kha hiện nay của ngành giáo dục là vấn nạn thi cử. Học sinh học để đi thi chứ không còn là một phương tiện để đánh giá chất lượng. Chính vì thế đừng trách sao có tình trạng dạy thêm và học thêm. Đó là một nhu cầu tất yếu sản sinh từ tâm lý căng thẳng, âu lo sợ thi rớt của học sinh. Gia đình tôi cũng không thoát khỏi dòng xoáy đó. Hai đứa con tôi, đứa lớp 3, đứa lớp 10, đứa nào cũng đi học chính rồi học thêm tối ngày, không có thời gian đi chơi. Tôi không cho cháu đi học thêm thì chính cháu lại là người phản đối đầu tiên, rằng cháu không muốn thi rớt, không muốn "khác người". Muốn giảm tình trạng này chỉ có cách là bỏ bớt các kỳ thi nặng nề.
Ông Huỳnh Công Ba, trưởng phòng công tác chính trị trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
Sợ nhất là áp lực học tập cao đang trở thành bình thường
Mới 12 tuổi, vậy mà con tôi đã tuyên bố: "Nếu như ai đi ngủ trước 10 giờ 30 thì không phải là học sinh trường Trần Đại Nghĩa". Tôi nghe, mừng vì con mình có ý chí học tập thì ít mà lo vì áp lực học tập con mình đang gánh chịu thì nhiều. Và ở đó, nó cho thấy áp lực học tập đã không còn là chuyện hiếm khiến các em học sinh cảm thấy lạ lẫm, nặng nề mà đã và đang trở thành câu chuyện bình thường. Đáng sợ là cái bất bình thường đang trở thành điều bình thường!
Áp lực đó thể hiện trong khối lượng bài vở mà con em chúng ta đang phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Con tôi có những đêm phải làm cả chục bài toán, Anh văn, văn rồi đến địa, kỹ thuật. Nhìn cháu buổi tối không dám ngủ mà tỉ mẩn đan, thêu hay may cái gì đó mà mình thấy xót xa lắm. Đồng ý là cần phải giáo dục các cháu tính kiên nhẫn, tỉ mỉ nhưng đâu nhất thiết phải học nhiều như thế. Đưa con đi học hàng ngày, tôi từng xách cái cặp của cháu 6 năm liền. Mỗi năm, tôi thấy cặp càng nặng thêm. Năm nay, cháu dùng cặp loại lớn nhất trong số cặp được phát thưởng với trọng lượng xách đi mỗi ngày chừng 6-7kg. Tôi mở ra xem chỉ thấy có sách vở, bút, dụng cụ học tập… toàn bộ để học trong ngày. Lâu lâu, cháu đem theo quyển E-chip hay truyện Đôrêmon để xem. Vậy mà ba xách cặp cho con nhiều khi còn mệt huống chi con.
Ngày trước, cuối tuần gia đình chúng tôi hay về nhà ngoại chơi. Con tôi rất hào hứng. Nhưng bây giờ, không biết nên vui hay buồn khi cha mẹ rủ con đi thì con nói không hoặc là kêu: "Đi một chút thôi nghen ba, để về nhà còn học"!
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, phó giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học quốc gia TP.HCM:
Chỉ mong con học thật thoải mái
Tôi có hai con. Tôi muốn nói đến cháu lớn tên Khôi, năm nay học cấp 3. Ở cấp 1 và cấp 2, cháu có 5 năm liền là học sinh giỏi trường tiểu học Hoà Bình, bốn năm liền học sinh giỏi trường PTCS Trần Văn Ơn, quận 1. Vậy nhưng tôi vẫn cho rằng mình đã không thành công.
Tuổi thơ của con tôi tuy không đến nỗi "bi kịch" nhưng đó là những ngày chỉ có khoảng 4 tiếng ở với ba mẹ, 12 tiếng đi học và 8 tiếng để ngủ. Tuổi thơ của con tôi có dấu ấn về cái nhìn của sự khác biệt giữa bạn và con về vật chất; bạn đi học thêm mà con không đi học thêm…
Có một chuyện xảy ra khi con tôi học cấp 1 là lúc tôi không cho con đi học thêm vì thấy điều đó không cần thiết. Con tôi không hiểu được vì xung quanh, tất cả các bạn đều học thêm. Thú thật, lúc đó tôi phân vân lắm. Nếu như nhà gần, tôi cũng cho con đi học thêm cho xong.
Sang cấp II, con tôi về trường PTCS Trần Văn Ơn theo đúng tuyến. Tôi muốn chuyển cháu sang một trường bình thường khác nhưng cuối cùng tôi thấy không có lý do gì để "khác người". Cháu vẫn tiếp tục học bán trú ở trường chuyên.
Một trục trặc xảy ra với con tôi ngay năm cháu học lớp sáu. Con tôi có xu hướng thích học các môn khoa học xã hội. Nhưng, lúc đó đã có thái độ coi đó là những môn nhẹ nhàng, để gỡ điểm. Trong lớp, chỉ cần học thuộc lòng dàn ý làm văn, thuộc lòng sử, địa là được điểm cao. Con tôi dần dần mất tự tin. Để khắc phục, tôi cho cháu đi học thêm toán. Được chừng 2 tháng, tôi lại cho nghỉ vì thấy cháu cực quá. Đổi lại, điểm toán của cháu chỉ bình thường chứ không còn ở điểm 9,10. Bài tập trong sách giáo khoa cháu làm được nhưng bài tập nâng cao thầy cô cho thì chịu. Tôi đã nói với con mình: "Mẹ không đặt cho con bất kỳ tiêu chuẩn nào. Chỉ mong con cứ việc học thật thoải mái". Lần này, cháu không đau khổ như lần trước mà trái lại, còn sung sướng vì không bị đi học thêm. Cuối năm cháu tốt nghiệp loại giỏi.
Tôi là một nhà giáo và cũng là một phụ huynh. Như bao phụ huynh khác, tôi cũng mong đem lại những gì tốt nhất cho con mình. Đã có lúc, tôi có mâu thuẫn: theo mọi người để con mình được "đo ni đóng giày" trong chiếc khuôn thành công với điểm 9 - 10 trường chuyên lớp chọn, hay cứ để phát triển theo thiên hướng của cháu? Cuối cùng, chúng tôi chọn cách thứ hai. Con tôi giờ đang học cấp III ở một trường bình thường và sắp thi đại học. Tôi để cho cháu lựa chọn và theo thiên hướng của mình. Dù muộn nhưng chắc còn kịp và tôi tin là chọn lựa này đúng!
SGTT