Tấm ảnh này đã bị thay thế. Tác giả bài báo đã chôm ảnh này của người khác. TRích nguyên văn của tác giả bức ảnh: ..."Tấm ảnh ấy chính là một trong những tấm ảnh ưng ý nhất của mình, chụp vợ nhà báo Nguyễn Việt Chiến bên lề phiên tòa xửa các nhà báo liên quan đến vụ điều tra chống tham nhũng ở PMU18 cách đây 3 năm- một sự kiện đã đi vào lịch sử báo chí VN và cũng có sức thu hút dư luận chả kém gì vụ xử Tiến sĩ CHHV vừa qua cả. Một tấm ảnh thể hiện sự đau đớn cùng cực, hoang mang, vật vã của người vợ khi nghe tin chồng bị kết án đã được đông đảo người xem đón nhận và ghi nhớ, chia sẻ và nó khiến người ta phải nghĩ ngợi về nhiều điều. Song dứt khoát, nó không hề liên quan đến sự quay cuồng thác loạn của các con nghiện mà trong bài báo kia viết cả. Một người đáng thương, đáng kính như chị vợ anh Chiến chắc chắn sẽ cảm thấy tổn thương khi thấy bức ảnh chụp mình bị minh họa cho những thứ tệ nạn quái đản vậy."... Đây là chú thích của bức ảnh:(theo tác giả bức ảnh) Vợ của "nguyên phóng viên" Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) sau phiên tranh tụng chiều 14.10.2008 tại vụ án xét xử các cựu sỹ quan công an và phóng viên về tội danh đã đưa thông tin sai lạc về vụ tham nhũng ở PMU18. Mức án Nguyễn Việt Chiến bị tuyên là 2 năm tù giam
Nhằm hỗ trợ các gia đình mới có con bị chẩn đoán tự kỷ, nhóm “tương trợ phụ huynh” của CLB Gia đình trẻ tự kỷ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giúp các phụ huynh những kiến thức đầy đủ về hội chứng tự kỷ, về vai trò của gia đình trong việc nuôi dạy trẻ tự kỷ. Ngoài ra, các phụ huynh còn được hướng dẫn cách chăm sóc, các kỹ năng cơ bản để giao tiếp với trẻ tự kỷ và một số bài tập cơ bản để dạy trẻ mới phát hiện tự kỷ… Chị Yến cho biết, đến nay, số phụ huynh tham gia các khóa tập huấn đã lên đến 100 gia đình, trung bình mỗi lớp có từ 15-20 gia đình tham gia. Phuơng Lan ( Báo Tin Tức ngày 09.9.2010)
Nếu cháu đã học được ở trường mầm non bình thường mà ít bị cô giáo phàn nàn nhiều thì em nên tiếp tục cho cháu học ở đó cũng như mời cô giáo dạy thêm cho cháu. Cô giaó can thiệp ở nhà là cô giáo ngành giáo dục đặc biệt càng tốt, còn ko có thì mời chính cô giáo đã dạy ngay tại trường lớp cháu đang học với giáo trình là những gì cô đang dạy trên lớp trẻ bình thường.
Ngoài ra, cha mẹ cũng chính là người dạy cháu tuyệt vời nhất. Em cố gắng cho cháu nên lui tới các công viên, khu trò chơi để cháu làm quen từng bước với xã hội.
PHÁT HUY QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ
Tấm ảnh này đã bị thay thế. Tác giả bài báo đã chôm ảnh này của người khác.
TRích nguyên văn của tác giả bức ảnh: ..."Tấm ảnh ấy chính là một trong những tấm ảnh ưng ý nhất của mình, chụp vợ nhà báo Nguyễn Việt Chiến bên lề phiên tòa xửa các nhà báo liên quan đến vụ điều tra chống tham nhũng ở PMU18 cách đây 3 năm- một sự kiện đã đi vào lịch sử báo chí VN và cũng có sức thu hút dư luận chả kém gì vụ xử Tiến sĩ CHHV vừa qua cả. Một tấm ảnh thể hiện sự đau đớn cùng cực, hoang mang, vật vã của người vợ khi nghe tin chồng bị kết án đã được đông đảo người xem đón nhận và ghi nhớ, chia sẻ và nó khiến người ta phải nghĩ ngợi về nhiều điều. Song dứt khoát, nó không hề liên quan đến sự quay cuồng thác loạn của các con nghiện mà trong bài báo kia viết cả. Một người đáng thương, đáng kính như chị vợ anh Chiến chắc chắn sẽ cảm thấy tổn thương khi thấy bức ảnh chụp mình bị minh họa cho những thứ tệ nạn quái đản vậy."...
Đây là chú thích của bức ảnh:(theo tác giả bức ảnh)
Vợ của "nguyên phóng viên" Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) sau phiên tranh tụng chiều 14.10.2008 tại vụ án xét xử các cựu sỹ quan công an và phóng viên về tội danh đã đưa thông tin sai lạc về vụ tham nhũng ở PMU18. Mức án Nguyễn Việt Chiến bị tuyên là 2 năm tù giam
Cần lắm những tấm lòng
“Mẹ muốn làm gì đó, để cùng mọi người la toáng lên rằng: Tự kỷ không phải là bị thần kinh, là hấp dở. Người tự kỷ có thế giới cảm quan khác biệt, tuy tự thấy mình đang cô đơn nhưng không biết cách hòa nhập như thế nào…”.
"... Thế nên dù bệnh tự kỷ làm con khác xa chị con, mẹ vẫn thấy bên trong con một đứa bé vẫn luôn cố giơ tay cầu cứu mẹ... Bạn bè không cho chơi cùng, cười chọc ghẹo, chế diễu, bực tức… Những lưỡi dao vô hình và vô tình đó sẽ cứa vào da thịt con, làm con tổn thương, vì con đâu có giỏi chịu đựng và giỏi tự kiểm soát… Con ạ, chỉ hai mẹ con mình sẽ không chống lại được đâu. Chúng mình phải dựa vào cộng đồng thôi, phải kéo cộng đồng gần lại với chúng mình để cảm thông, sẻ chia, và giúp đỡ… Mẹ biết là rất khó, nhưng đó là một hy vọng mới của mẹ…”. Đó là những dòng tâm sự nghe xót xa của chị T, một bà mẹ có con tự kỷ trên diễn đàn Tretuky.com. Người phụ nữ này, cũng như cha mẹ những trẻ tự kỷ khác, vẫn biết rằng để giúp con hòa nhập được với cuộc sống, bản thân họ phải thật kiên trì, phải dốc vào rất nhiều tâm sức, nhưng nếu có được sự giúp đỡ từ cộng đồng thì con đường ấy sẽ bớt chông gai hơn nhiều.
Sau bao nhiêu vất vả, chị Thu Trang tìm được một ngôi trường phù hợp cho con. Ở đây, cô giáo chủ nhiệm chấp nhận sự khác biệt của cháu. Cô hỏi han chị mỗi khi thấy cháu có những biểu hiện khác lạ và dần dần cháu đã quyến luyến đến mức có lúc cô đi đâu là cháu đi tìm cô ở đó. Năm học vừa qua, kết quả học tập của bé K đã vượt trên cả sự mong đợi của chị. Chị Trang tự hào khoe: “Con tiếp thu bài tốt, con học toán rất giỏi và con đặt câu tìm từ dễ dàng… Hơn thế nữa, ở đó, con thực sự thấy an toàn vì được các thầy cô tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đón nhận con một cách tự nhiên...”.
Còn với cháu bé con anh My Lăng, năm lên 8 tuổi, bé được vào học tại một trường tiểu học công lập. Ở môi trường có nhiều bạn bè bình thường, bé đã hiểu biết nhiều hơn, bé vui hơn khi đi học và tiến bộ nhanh hơn. “Hiện cháu đang học lớp 4. Cháu học môn Toán giỏi so với các bạn khác, nhưng môn Tiếng Việt thì cháu vẫn học rất kém” – anh My Lăng cho biết.
Và những ước mơ
Có một ngôi trường công lập cho trẻ tự kỷ học hòa nhập là mơ ước của rất nhiều các bậc cha mẹ có con tự kỷ. Tại Hà Nội, đã có trường Nguyễn Đình Chiểu cho trẻ khiếm thị, trường Bình Minh cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và trường Xã Đàn cho trẻ khiếm thính. Nếu có được một ngôi trường công lập cho trẻ tự kỷ học hòa nhập với đội ngũ giáo viên có chuyên môn sẽ giúp các em vừa học, vừa hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn. Ở Việt Nam, mặc dù Quyết định 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 22 tháng 5 năm 2006 đã quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật, nhưng thực tế hiện nay, nhiều trường mẫu giáo và tiểu học từ chối không nhận trẻ tự kỷ, thậm chí chối bỏ cả những em bị tự kỷ nhẹ khiến cho các trẻ tự kỷ mất cơ hội được hòa nhập, còn cha mẹ có trẻ tự kỷ lại thêm nỗi nhọc nhằn và lo lắng khi con đến tuổi đi học.
Ngoài ra, việc nuôi dạy một trẻ tự kỷ và theo đuổi bất kỳ một chương trình trị liệu nào cũng cực kỳ lâu dài và tốn kém. Từ việc tư vấn chuyên môn, mua sắm dụng cụ học tập và tập luyện thể lực, thần kinh, các loại thuốc men, thuê giáo viên… Thêm vào đó, trong gia đình thường phải có một người nghỉ việc để trông nom, quản lý chương trình can thiệp cho con nên khó khăn càng chồng chất. Nhiều gia đình vì không đủ điều kiện đã phải bỏ dở giữa chừng hoặc cắt giảm các liệu pháp. Theo TS. Nguyễn Minh Đức – Nhà tâm lý lâm sàng, Phó Giám đốc Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện, ngành y tế nên sớm đưa chứng bệnh tự kỷ vào mã số của nhóm bệnh tâm thần trẻ em để các em bị tự kỷ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh. Có như vậy thì những em bị tự kỷ trong những gia đình trung lưu và những gia đình nghèo mới có điều kiện chăm chữa lâu dài. TS. Đức cũng cho rằng, cần sớm tổ chức một cuộc điều tra cơ bản nhằm phát hiện sớm các trẻ tự kỷ và có nét tự kỷ, từ đó có thể đưa ra được một bức tranh số liệu đủ độ tin cậy về chứng bệnh này như nhiều nước phát triển đã làm. Số liệu này sẽ làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách lâu dài nhằm phòng ngừa và chăm chữa trẻ tự kỷ ở Việt Nam.
Phương Lan (Báo Tin Tức -TTXVN ngày 10.9.2010)
Bài 2: Hội chứng tự kỷ - căn bệnh ngày càng phổ biến
Ngày càng nhiều trẻ tự kỷ
Theo thống kê, ở Mỹ, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ năm 2009 là 1/110. Mới đây, Tổng thống Mỹ Ôbama công bố 3 thách thức y tế lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt: Bệnh tim, ung thư và tự kỷ.
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán hơn 10 năm trước nhưng đã phát triển rất nhanh. Năm 2003, bệnh viện Nhi đồng I , thành phố Hồ Chí Minh chỉ điều trị 2 trẻ, đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 đã là 350 trẻ. Còn ở bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng theo từng năm: Năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 là 1.752 trẻ. Nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều trẻ tự kỷ chưa được đưa đến khám và can thiệp kịp thời.
Chúng ta có thể đã từng nghe, từng thấy những người có hội chứng tự kỷ, nhưng để hiểu một cách chính xác nhất về căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, do không hiểu biết đầy đủ về chứng bệnh này nên không ít người đã nhầm lẫn giữa một số biểu hiện riêng lẻ có vẻ giống tự kỷ (có nét tự kỷ) với hội chứng tự kỷ.
Theo TS. Nguyễn Minh Đức, Nhà tâm lý lâm sàng, Phó Giám đốc Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện, tự kỷ là một hội chứng rối loạn về tương tác xã hội, giao tiếp và sự nghèo nàn, rập khuôn trong các hành vi ứng xử, trong các mối quan tâm và các hoạt động được biểu hiện một cách ổn định và rõ nét trong đời sống hàng ngày. Ở trẻ em, các biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng nhưng thường tập trung vào bốn nhóm dấu hiệu chính: Trẻ thờ ơ, không quan tâm đến người khác, hoặc có những ứng xử rất khác lạ với những người xung quanh; Trẻ không nói hoặc nói rất ít, thường lặp lại các từ hoặc câu. Giọng nói nghe như có âm dội lại; Trẻ không quan tâm đến các đồ vật hoặc chơi với đồ vật một cách rất kỳ lạ (ví dụ: trẻ lặp đi lặp lại các động tác lắc, quay đồ vật,...) và trẻ có những hoạt động lặp đi lặp lại trên các bộ phận cơ thể, ví dụ như giật tay, quay người, hay làm những động tác rập khuôn... Trong tự kỷ, bốn nhóm dấu hiệu này thường liên kết với nhau thành hội chứng. Nếu chỉ mới quan sát được một số dấu hiệu riêng lẻ thì không thể kết luận là trẻ bị tự kỷ.
Cũng theo TS. Đức, để chẩn đoán chính xác về hội chứng tự kỷ cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia được đào tạo rất bài bản trong các lĩnh vực có liên quan đến sự phát triển tâm sinh lý và tâm bệnh lý trẻ em. Các chuyên gia thường phải dành một thời gian khá dài để thu thập thông tin qua các lần tiếp xúc trực tiếp với trẻ kết hợp với những quan sát tỉ mỉ chi tiết của các bậc cha mẹ.
Cho đến nay, hội chứng tự kỷ ở trẻ em vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị. Qua nhiều nghiên cứu thì các nhà khoa học trên thế giới đưa ra những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như yếu tố di truyền, yếu tố môi trường hoặc một số tổn thương não... và họ cũng chỉ ra rằng, tự kỷ không do lỗi của cha mẹ thiếu chăm sóc như nhiều người vẫn nghĩ.
Gian nan việc điều trị
Theo TS. Nguyễn Minh Đức, với những trẻ chỉ có một số dấu hiệu riêng lẻ có vẻ giống tự kỷ (có nét tự kỷ), nếu được phát hiện sớm, thì sự can thiệp kịp thời và tích cực thường đạt hiệu quả cao sau một thời gian nhất định. Còn đối với những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thực sự, quy trình can thiệp giúp đỡ thường khó khăn hơn rất nhiều và đòi hỏi sự hợp tác rất kiên trì giữa gia đình và nhà trị liệu. Ngay cả trong các trường hợp tự kỷ nặng, sự cố gắng của gia đình và các nhà trị liệu cuối cùng cũng có thể được đền đáp bằng việc giúp cho trẻ tự kỷ chung sống tốt hơn với triệu chứng, và có một số khả năng thích nghi trong cuộc sống hàng ngày như khả năng tự phục vụ hoặc làm các công việc đơn giản. Cũng có những trẻ tự kỷ có năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực như hội họa, âm nhạc, văn học, tin học…
Một trong những khó khăn của việc can thiệp trị liệu hiện nay là các bậc cha mẹ thường bị áp lực, bị stress khi thấy con mình mắc chứng tự kỷ. Theo TS. Nguyễn Minh Đức, việc lo lắng thái quá sẽ làm suy sụp tinh thần của cha mẹ, sẽ không giúp được con mình mà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tự kỷ của con. Điều các cha mẹ cần làm là khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, cần kịp thời đưa trẻ đến những trung tâm chăm sóc trẻ em hoạt động chuyên nghiệp để có những chẩn đoán và định hướng trị liệu một cách hiệu quả nhất.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy và chăm sóc trẻ tự kỷ, anh Nguyễn Quốc Thanh, một giáo viên có 6 năm gắn bó với việc dạy trẻ tự kỷ cho biết: "Theo tôi, ngoài kiến thức, kinh nghiệm, người dạy trẻ tự kỷ phải thực sự yêu thương các cháu, luôn coi đó như đứa con của chính mình thì công việc dạy dỗ các cháu mới có tiến triển”. Theo anh Thanh, với một nghề thực sự khó khăn, người thầy phải hết sức kiên trì, chịu đựng và nhiệt tình thì mới có thể thành công.
Do hội chứng tự kỷ ngày càng phổ biến, nhiều phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về hội chứng tự kỷ, tìm hiểu về cách can thiệp giúp con em mình. Những phụ huynh này đã liên lạc với nhau, cùng chia sẻ thông tin, tư liệu về tự kỷ. Cũng chính từ nhu cầu chia sẻ đó mà CLB gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội ra đời. Chị Phạm Thị Yến, Phó Chủ tịch CLB cho biết: “CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội được thành lập từ nhiều năm nay và có gần 1000 hội viên. CLB đã lập trang web www.tretuky.com nhằm giúp phụ huynh có thêm kiến thức về tự kỷ và cách chăm sóc con bị tự kỷ. Đây cũng là nơi để các cha mẹ có con tự kỷ chia sẻ kinh nghiệm, tìm sự đồng cảm…
Ngoài ra, còn có một số diễn đàn khác như diễn đàn www.Webtretho.com, trang web www.mamnon.com, trang www.meyeucon.com, trang giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng http://www.facebook.com/giuptretuky cũng là nơi để các cha mẹ có con tự kỷ chia sẻ thông tin.
Nhằm hỗ trợ các gia đình mới có con bị chẩn đoán tự kỷ, nhóm “tương trợ phụ huynh” của CLB Gia đình trẻ tự kỷ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giúp các phụ huynh những kiến thức đầy đủ về hội chứng tự kỷ, về vai trò của gia đình trong việc nuôi dạy trẻ tự kỷ. Ngoài ra, các phụ huynh còn được hướng dẫn cách chăm sóc, các kỹ năng cơ bản để giao tiếp với trẻ tự kỷ và một số bài tập cơ bản để dạy trẻ mới phát hiện tự kỷ… Chị Yến cho biết, đến nay, số phụ huynh tham gia các khóa tập huấn đã lên đến 100 gia đình, trung bình mỗi lớp có từ 15-20 gia đình tham gia.
Phuơng Lan ( Báo Tin Tức ngày 09.9.2010)