J1 càng lớn càng manly, đẹp trai như tài tử :) Chắc lão Khăn muốn hỏi thuốc giảm đau ngoài moc phin? Chỉ biết chia sẻ nỗi niềm với lão thôi. Mình suy nghĩ thế này, vẫn là cái tính "chậm chạp" của mình thôi. Nền giáo dục VN bị kêu ca nhiều là "học để thi", biết vậy để tránh cho con em mình. Bố mẹ cần xác định cái gì cần cho con: kiến thức hay là điểm. Tất nhiên có lúc thì 2 cái đó có vẻ là 1, nhưng phải là thời điểm, giai đoạn nào? Làm toán còn có "từ khóa" nữa là đọc hiểu, nên từ nhỏ cũng nên khuyến khích con biết cách tìm ra từ khóa. Nhưng nếu đi theo "quy trình xuôi" là tìm ra từ khóa để giải mã bài toán/ đoạn văn, khác với tìm ra từ khóa để trả lời trúng câu hỏi (mình diễn đạt vậy có rõ ý không nhỉ?). Nếu con đang trong giai đoạn tích lũy kiến thức thì không nên quá quan tâm tới "tips" để đạt điểm cao, có thể sẽ làm con không chắc nền tảng, không hiểu sâu, dễ ẩu... Khi con đạt tới mức ổn định (và nếu để phục vụ thi cử :p ) thì mới nên học "tips" để nâng điểm. Mình cứ từ từ tới mức đến khi con thi đại học mới để con tự có nhu cầu "học tips" :))
Cho 1-2: Cô bé nhà em là đứa e dè, nhút nhát và sống 3 năm trong môi trường tư thục với giáo viên hiền lành, nhẹ nhàng. Ở gia đình bố mẹ cũng đối xử bằng sự tôn trọng và giải thích cặn kẻ mọi quy định mà không có sự áp đặt hay quát tháo. Môi trường con đang học cũng là một môi trường tư thục nhưng giáo viên đương nhiên là không phải mẹ hiền mà cách của cô vẫn là đe nẹt và quát nạt, cô giao cho các lãnh đạo trong lớp quyền được quát nạt các bạn. Trước lúc con đến lớp 1, em không nói với con rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui, cũng không thuyết giáo con rằng: tới trường có cô giáo và các bạn sẽ chơi vui lắm. Em kể cho con nghe về những ngày mình đi học lớp 1, dẫn con đi xem trường cấp 1 của mẹ (tất nhiên giờ đã đổi khác nhiều), kể cho con nghe những trò khờ dại, những lần bị bạn đánh, bạn dọa và về mùi phân gián trong lớp học, bố con bé còn kể cho con nghe về cái lớp học mái tranh sau trận gió lớn, ngồi học có thể nhìn thấy cả bầu trời. Tất cả điều đó đã đi vào kỹ niệm của bố và mẹ. Ngày con bé đến trường nhập học đầu tiên, từ 2 hôm trước, cả nhà cùng nhau lên kế hoạch chuẩn bị 1 bộ quần áo mới, 1 cặp sách mới, một hộp bút, bút chì... và tặng cho con 1 quyển sổ nhỏ để con vẽ hoặc ghi lại những điều mà con ấn tượng rồi nói với con rằng: ngày đầu tiên đến trường là một ngày đặc biệt mà con sẽ nhớ mãi sau này... Dẫu biết rằng trường học không như mơ, và chả có ngôi trường nào hoàn hảo, xác định như thế nhưng cho trải nghiệm đầu tiên của mẹ và con ở lớp 1 thật sự nhiều lo lắng. Làm sao không lo lắng cho được khi trong buổi đầu tiên vào lớp 1, cô giáo hô: các anh chị lớp 2,3,4,5 hãy nói: "Anh chị yêu các em lớp 1". Bài học đầu tiên, tình cảm đầu tiên mà con học được là sự giả dối. Các anh chị, các bố mẹ trong HPTOM có thể cho rằng em khó tính quá chăng? Cho rằng em để ý những cái tủn mủn? Vâng, làm sao không lo lắng, làm sao không buồn với sự giáo dục này đây? Đấy chả phải trót lưỡi đầu môi, còn tình cảm làm gì có chút nào? Đến yêu mà cũng khẩu hiệu và hô hào, đoàn thể thì em buồn và hoang mang lắm. Vào lớp học thì học tính bắt nạt, học cách thể hiện những cảm xúc tiêu cực. Mọi người sẽ bảo em rằng: bây giờ không sống trong môi trường như vậy, sau này ra đời bị bắt nạt. Vâng, em xin chấp nhận, hãy để việc bị bắt nạt diễn ra ở đâu đó chứ không phải ở trường học, nơi các cô biến sự bắt nạt thành lối sống và thành luật lệ, biến điều không được thành lẽ dĩ nhiên. Các bố mẹ ở đây, những ai đã thấy tranh cô bé nhà em cũng có thể cảm nhận, những bức tranh của con trong sáng và giàu cảm xúc ra sao, thế nhưng đến trường đến buổi thứ 3, con mang về 1 bức tranh mà mẹ ĐẮNG LÒNG. Con vẽ 1 ngôi nhà, bên cạnh ngôi nhà là 1 bông hoa to đùng hỏi ra thì thầy bảo vẽ như vậy, hôm sau một bức tranh khác, lại vẫn cái hoa to đùng bên cạnh 1 cái cây, tranh còn nhiều hình ảnh khác nữa. Đúng như chị GerHan đã nói với em cách đây 1 năm, những khả năng hội họa tự nhiên như con em sẽ được nhào nặn thành 1 thứ tiêu chuẩn chung, một thứ Mỹ thuật không đi liền với cái đẹp. Em đã dặn con rằng hãy vẽ những gì con thích, những gì con thấy, những gì con cảm nhận được, con không phải làm theo ý của thầy, cô cũng được. Vậy như thế có sai lầm nghiêm trọng không? Cho 3:Kêu ca là một nhu cầu, tôt hơn hết là con nên kêu để gia đình biết và chia sẽ với cảm xúc của con. Từ hôm mẹ viết hộ để động viên viết, hôm qua cô cũng có giao 1 trang viết nhưng em bảo con không phải viết đâu, vì ở lớp con đã viết nhiều rồi. Ở nhà, con được làm việc mà con thích.
Cu nhà tớ đỗ rồi.
https://www.facebook.com/#!/studyinsingapore101?pnref=story
Mình copy link vào đây qua sự ngỏ ý của các cháu du học sinh mong muốn giúp đỡ đc nhiều hơn các bạn tại Vnam!