Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Sinh viên Kinh tế quốc dân phát hiện camera trong...
Nhiều sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân đang hoang mang khi có thông tin tìm thấy camera quay trộm gắn trong một nhà vệ sinh nữ. Sự việc đang được nhà trường xác minh.
Chiều 29/5, nhiều sinh viên đại học Kinh tế quốc dân hoang mang khi có thông tin một nhà vệ sinh nữ trong trường có gắn trộm camera. Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội thông tin này nhanh chóng lan nhanh và khiến nhiều nữ sinh lo lắng.
Theo các sinh viên, chiếc camera được giấu sau tấm poster dán trên tường nhà vệ sinh nữ, tại vị trí đối diện bồn cầu, do một nam thanh niên gắn lúc 15-16h chiều ngày 29/5. Nhiều bạn còn chia sẻ thông tin đây là khu vệ sinh nữ tầng 2 nhà D2. Sự việc sau đó đã được báo cáo lên bộ phận quản lý của nhà trường.
Hình ảnh chiếc camera được cho là phát hiện trong nhà vệ sinh nữ tại ĐH Kinh tế quốc dân.
Camera trong bức hình các sinh viên đăng tải trên mạng được ngụy trang giống một chiếc cúc áo thông thường, ống kính rất nhỏ nằm chính giữa. Sáng 30/5, trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Hoàng Hà, Trưởng phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho biết: "Nhà trường đã nắm được thông tin này và lập tức tiến hành điều tra làm rõ sự việc". Tuy nhiên, ông Hà cho rằng những thông tin đăng tải trên mạng ngày 29/5 vẫn cần phải xác minh thêm. Vì vậy, hiện tại nhà trường vẫn chưa khẳng định sự việc này có thật hay không.
Bài viết:
http://news.zing.vn/Nha-ve-sinh-nu-DH-Kinh-te-quoc-dan-co-camera-quay-trom-post421280.html
12:27 CH 31/05/2014
Đảo chính quân sự ở Thái Lan
ổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm nay công bố quân đội đã giành quyền kiểm soát Chính phủ từ 16h30, sau hai ngày tuyên bố thiết quân luật.
Tuyên bố trên được Prayuth Chan-ocha thông báo trên truyền hình, sau khi cuộc gặp giữa các phe phái chính trị đối lập nhằm tìm giải pháp cho các cuộc biểu tình chống Chính phủ kéo dài ở nước này suốt 6 tháng qua bị thất bại. Theo đó, quân đội sẽ thiết lập trật tự và thúc đẩy cải cách đất nước,
Reuters
cho hay.
Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha (giữa) xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố quân đội đã giành quyền kiểm soát Chính phủ. Ảnh:
EPA
"Để tình hình đất nước trở lại bình thường một cách nhanh chóng, thiết lập xã hội hòa bình, cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, quân đội cần nắm quyền kiểm soát", Prayuth nói.
Tướng Prayuth nhấn mạnh, mọi người dân Thái Lan cần bình tĩnh, các quan chức Chính phủ vẫn phải làm việc như bình thường. Ông cũng cho biết việc đảo chính sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước.
Người phát ngôn của quân đội Thái Lan cho biết, lệnh giới nghiêm sẽ được áp đặt toàn quốc từ 20h đến 5h.
"Chúng tôi sẽ triển khai binh lính và phương tiện để đưa người biểu tình ra khỏi tất cả các khu vực tập trung", Teerachai Nakwanit, chỉ huy quân đội khu vực 1, cho hay.
Các binh sĩ Thái Lan đứng gác ở trung tâm Bangkok. Ảnh:
Reuters.
Trước tuyên bố trên, lãnh đạo phe áo đỏ cho biết, họ sẽ tiếp tục các hoạt động biểu tình ở các khu vực ngoại ô thủ đô Bangkok, bất chấp việc quân đội tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát chính phủ.
"Các bạn sẽ chiến đấu hay không chiến đấu. Chúng tôi sẽ không đi đâu hết. Đừng lo sợ vì chúng tôi đã dự liệu điều này. Điều gì đến sẽ đến", thủ lĩnh phe áo đỏ Jatuporn Prompan cho hay.
Trước thời điểm ông Prayut tuyên bố đảo chính, các nhân chứng cho biết nhìn thấy các lãnh đạo của hai chính đảng Thái Lan và những người biểu tình được người của quân đội dẫn đi, từ địa điểm họ được triệu tập về giải quyết các bất đồng giữa hai bên.
Cuộc khủng hoảng là diễn biến mới nhất trong thời gian dài diễn ra các cuộc đối đầu giữa những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và phe bảo hoàng. Các quan chức Chính phủ hiện chưa đưa ra bình luận nào sau tuyên bố đảo chính.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại việc quân đội đảo chính có thể khiến tình hình trở nên hỗn loạn hơn.
"Đảo chính không phải là giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng mà chính nó sẽ trở thành khủng hoảng", Pavin Chachavalpongpun, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Tokyo, nói. "Nó cho thấy quân đội vẫn chưa học được bài học của năm 2006", ông nói thêm và nhắc đến cuộc khủng hoảng chính trị và lật đổ ông Thaksin Shinawatra.
Chuyên gia này cũng nói rằng cuộc đảo chính sẽ khiến những người biểu tình chống chính phủ "rất vui mừng". Cuộc biểu tình phản đối chính quyền của ông Thaksin 8 năm trước cũng khéo dài trong nhiều tháng và khiến 28 người chết, hàng trăm người bị thương.
"Tổng tư lệnh quân đội dường như phải hành động vì chính phủ kế nhiệm vốn yếu thế nhưng lại từ chối nhường chỗ cho một chính quyền lâm thời", ông Paul Chambers thuộc Viện Quan hệ Đông Nam Á của Đại học Chiang Mai cho hay.
"Vì chính phủ thay thế từ chối chuyển giao cho một thủ tướng đặc biệt, ông Prayut bị áp lực để làm điều tương tự như năm 2006", ông Chambers nói.
Prayut, một người thuộc phe bảo hoàng và nghiêng về phía chống Thaksin, trước đó từng tuyên bố sẽ không để Thái Lan trở thành một Ukraine hoặc Ai Cập thứ hai. "Những điều tôi làm nằm trong nghĩa vụ an ninh của tôi. Nếu tôi làm ai đó thất vọng thì tôi xin lỗi nhưng điều đó là cần thiết", ông phát biểu hôm nay trước khi tuyên bố đảo chính.
Nền dân chủ Thái Lan từng chứng kiến 19 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932. Luật pháp nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.
Thùy Linh
Nguồn:
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dao-chinh-quan-su-o-thai-lan-2994416.html
10:49 SA 22/05/2014
Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển...
TP HCM triệu Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan
Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào thềm lục địa Việt Nam, Sở Ngoại vụ TP HCM đồng thời đề nghị Tổng lãnh sự Sài Văn Duệ trao đổi thông tin, nhằm đảm bảo an ninh cho trụ sở Lãnh sự quán nước này.
Ngày 12/5, Sở Ngoại vụ TP HCM đã mời Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP HCM Sài Văn Duệ đến để phản đối việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương-981 và một lượng lớn tàu các loại, trong đó có tàu quân sự và nhiều lượt máy bay trinh sát, quân sự hoạt động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người dân TP HCM biểu tình phản đối trước trụ sở Tổng lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) hôm 10/5. Ảnh:
Trung Sơn.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM nhấn mạnh, việc làm trên của Trung Quốc là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam, trong đó có nhân dân TP HCM.
Giám đốc Sở Ngoại vụ khẳng định, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.
Theo Sở Ngoại vụ, nhiều tầng lớp nhân dân TP HCM rất bất bình và bày tỏ sự phản đối của mình với việc Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn chủ quyền trên biển của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan cùng các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Người dân cũng ủng hộ chủ trương của Chính phủ giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Sở Ngoại vụ đã đề nghị Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở Tổng Lãnh sự quán tại TP HCM và công dân Trung Quốc.
Động thái này của TP HCM diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục mở rộng phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan, đồng thời sử dụng nhiều tốp máy bay, trong đó có máy bay quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan này. Người dân Việt Nam ở cả ba miền đất nước đã tuần hành ôn hòa, yêu cầu Trung Quốc dời giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Hải Dương-981 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Giàn khoan trị giá khoảng 1 tỷ USD nàyđược đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, ở phía nam Hong Kong.
Hữu Công
Nguồn:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-trieu-tong-lanh-su-trung-quoc-de-phan-doi-viec-dat-gian-khoan-2989760.html
12:15 CH 13/05/2014
Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển...
Ngư dân đảo Lý Sơn mít tinh phản đối Trung Quốc
Sáng ngày 9/5, gần 1.000 ngư dân tại huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức mít tinh, phản đối hành động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc khi đặt giàn khoan trong vùng biển gần đảo Lý Sơn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.
Phát biểu tại buổi mit tinh, thay mặt cho ngư dân đảo Lý Sơn, Ông Nguyễn Quốc Chinh - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ VN, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải đã chính thức lên tiếng phản đối hành động ngang ngược, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc bằng hành động ngang nhiên đặt giàn khoan trên biển gần đảo Lý Sơn. Việc làm phi pháp của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của bà con ngư dân đảo Lý Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hàng ngàn ngư dân Lý Sơn mít tinh phản đối Trung Quốc
Tham gia mít tinh, nhiều ngư dân đang ngày đêm gắn bó với ngư trường Hoàng Sa đều bức xúc cho rằng: Thời gian gần đây, việc làm ăn của bà con gặp không ít khó khăn do thường xuyên bị các lực lượng Trung Quốc xua đuổi, tấn công rồi đập phá, tịch thu tài sản khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, khiến nhiều ngư dân trắng tay. Tất cả những cản ngại trên vẫn không làm ngư dân chùn bước, tiếp tục giong thuyền vượt sóng vươn khơi.
Ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96169 TS, ngụ thôn Đông, xã An Hải, đã năm lần bảy lượt bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá tài sản khi đang làm ăn tại ngư trường Hoàng Sa, nói : “Việc Trung Quốc sử dụng nhiều lực lượng trên biển, tự ý đặt giàn khoan ngay cửa ngõ ra vào vùng biển Hoàng Sa đã làm ngư dân chúng tôi gặp không ít khó khăn. Giờ muốn đi Hoàng Sa chúng tôi phải đi đường vòng, vừa tăng thời gian, chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi, vừa mất an toàn, khiến việc làm ăn đã khó nay lại khó khăn thêm. Chúng tôi phản đối hành động ngang ngược, phi lý của Trung Quốc khi xâm phạm trắng trợn vùng biển và tấn công các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam”.
Ngư dân thắp hương tri ân đội dân binh Hoàng Sa
Sau lễ mít tinh, hàng trăm ngư dân đã tập trung về Bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải để thắp hương tri ân các bậc tiền nhân đất đảo đã vâng lệnh vua ban, ra cắm mốc dựng bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước. Đồng thời thể hiện tinh thần quyết tâm bám biển, bám ngư trường truyền thống của ông cha để lại, vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ, gìn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
“Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam là không thể chối cãi. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng, rút phương tiện, tàu và máy móc ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ngư dân Lý Sơn nói riêng và cả nước nói chung yêu cầu Trung Quốc tôn trọng lãnh hải của Việt Nam. Dù các tàu Trung Quốc đe dọa, ngư dân chúng tôi vẫn thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa để đánh bắt hải sản và làm các cột mốc di động để khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa” - ông Nguyễn Quốc Chinh- Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải khẳng định.
VĂN MỊNH
Nguồn:
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/ngu-dan-dao-ly-son-mit-tinh-phan-doi-trung-quoc/a119333.html
09:27 SA 09/05/2014
Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển...
Daniel Russel: Mỹ phản đối hành động hăm dọa của tàu Trung Quốc
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm nay cho biết Mỹ phản đối bất cứ sự hăm dọa nào bằng tàu thuyền khi được hỏi về việc các tàu của Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam mới đây.
Ông Daniel Russel trong cuộc họp báo trưa nay tại Hà Nội. Ảnh:
Việt Anh
“Mỹ rất quan ngại về các hành xử gây nguy hiểm trên biển và chúng tôi phản đối bất kỳ hành động hăm dọa nào của tàu. Các bên liên quan cần phải kiềm chế”, ông Russel, phụ trách các vấn đề đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói với một nhóm phóng viên tại Hà Nội.
Ông cũng nhấn mạnh việc các bên cần sử dụng những kênh ngoại giao và chính trị để xử lý tranh chấp. Mỹ và cả cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế. Nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng và quá mong manh để cuộc khủng hoảng có thể leo thang thành xung đột. Vì vậy, Mỹ cho rằng các nước có liên quan trong khu vực cần kiềm chế những hành động đơn phương có thể hủy hoại hòa bình và làm tăng căng thẳng.
Cũng theo nhà ngoại giao Mỹ, ngày nay, mỗi nước đều có quyền biện hộ về vị trí và yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, quan điểm của Mỹ là việc đó cần phải thực hiện bằng ngoại giao và phương tiện để đạt được yêu sách cần tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Trong cuộc trao đổi với các quan chức Việt Nam, ông Russel nói rõ cam kết của Mỹ về các nguyên tắc tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở. Khi các phóng viên Việt Nam tranh luận rằng, vị trí giàn khoan mà Trung Quốc mới đây hạ đặt là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong khi Mỹ vẫn nói đó là vùng có tranh chấp, như vậy có phải Trung Quốc đã thành công trong việc khiến quốc tế hiểu lầm vùng không có tranh chấp thành là vùng có tranh chấp không, ông Russel nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm qua, các quan chức Việt Nam cho biết trong các ngày 3 và 4/5, Trung Quốc điều 80 tàu với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công, đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng giàn khoan đang đặt hạ trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Đã có 6 người phía Việt Nam bị thương.
Thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ
Trước đó, ông Russel nói rằng, tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một phần quan trọng trong sự can dự rộng hơn của Mỹ ở khu vực châu Á. Từ khi Việt Nam và Mỹ tuyên bố quan hệ đối tác toàn diện năm ngoái, đã có những tiến bộ đáng kể trong quan hệ hai nước.
Sự có mặt của ông Russel tại Hà Nội lần này là nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường đối thoại cùng các cơ chế hợp tác. Gặp gỡ với các quan chức Việt Nam, ông Russel bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm Đông Bắc Á và Đông Nam Á mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tái khẳng định chiến lược của Washington về khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mỹ dành quan tâm lớn đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì khu vực này có liên kết trực tiếp đến an ninh và lợi ích lâu dài của Mỹ. Do đó, Washington muốn xây dựng quan hệ song phương gần gũi hơn với các nước thuộc khu vực này. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là nơi Mỹ tham gia các thể chế quan trọng như ASEAN, Cấp cao Đông Á (EAS) và APEC.
Trong ngày hôm qua và hôm nay, ông Russel đã gặp gỡ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, đồng chủ trì Đối thoại Việt-Mỹ về vùng châu Á- Thái Bình Dương với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Hai bên trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việt Anh
Nguồn:
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/daniel-russel-my-phan-doi-hanh-dong-ham-doa-cua-tau-trung-quoc-2987950.html
11:26 SA 08/05/2014
p
Peasy
Bắt chuyện
741
Điểm
·
65
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
"Để tình hình đất nước trở lại bình thường một cách nhanh chóng, thiết lập xã hội hòa bình, cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, quân đội cần nắm quyền kiểm soát", Prayuth nói.
Tướng Prayuth nhấn mạnh, mọi người dân Thái Lan cần bình tĩnh, các quan chức Chính phủ vẫn phải làm việc như bình thường. Ông cũng cho biết việc đảo chính sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước.
Người phát ngôn của quân đội Thái Lan cho biết, lệnh giới nghiêm sẽ được áp đặt toàn quốc từ 20h đến 5h.
"Chúng tôi sẽ triển khai binh lính và phương tiện để đưa người biểu tình ra khỏi tất cả các khu vực tập trung", Teerachai Nakwanit, chỉ huy quân đội khu vực 1, cho hay.
Trước tuyên bố trên, lãnh đạo phe áo đỏ cho biết, họ sẽ tiếp tục các hoạt động biểu tình ở các khu vực ngoại ô thủ đô Bangkok, bất chấp việc quân đội tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát chính phủ.
"Các bạn sẽ chiến đấu hay không chiến đấu. Chúng tôi sẽ không đi đâu hết. Đừng lo sợ vì chúng tôi đã dự liệu điều này. Điều gì đến sẽ đến", thủ lĩnh phe áo đỏ Jatuporn Prompan cho hay.
Trước thời điểm ông Prayut tuyên bố đảo chính, các nhân chứng cho biết nhìn thấy các lãnh đạo của hai chính đảng Thái Lan và những người biểu tình được người của quân đội dẫn đi, từ địa điểm họ được triệu tập về giải quyết các bất đồng giữa hai bên.
Cuộc khủng hoảng là diễn biến mới nhất trong thời gian dài diễn ra các cuộc đối đầu giữa những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và phe bảo hoàng. Các quan chức Chính phủ hiện chưa đưa ra bình luận nào sau tuyên bố đảo chính.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại việc quân đội đảo chính có thể khiến tình hình trở nên hỗn loạn hơn.
"Đảo chính không phải là giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng mà chính nó sẽ trở thành khủng hoảng", Pavin Chachavalpongpun, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Tokyo, nói. "Nó cho thấy quân đội vẫn chưa học được bài học của năm 2006", ông nói thêm và nhắc đến cuộc khủng hoảng chính trị và lật đổ ông Thaksin Shinawatra.
Chuyên gia này cũng nói rằng cuộc đảo chính sẽ khiến những người biểu tình chống chính phủ "rất vui mừng". Cuộc biểu tình phản đối chính quyền của ông Thaksin 8 năm trước cũng khéo dài trong nhiều tháng và khiến 28 người chết, hàng trăm người bị thương.
"Tổng tư lệnh quân đội dường như phải hành động vì chính phủ kế nhiệm vốn yếu thế nhưng lại từ chối nhường chỗ cho một chính quyền lâm thời", ông Paul Chambers thuộc Viện Quan hệ Đông Nam Á của Đại học Chiang Mai cho hay.
"Vì chính phủ thay thế từ chối chuyển giao cho một thủ tướng đặc biệt, ông Prayut bị áp lực để làm điều tương tự như năm 2006", ông Chambers nói.
Prayut, một người thuộc phe bảo hoàng và nghiêng về phía chống Thaksin, trước đó từng tuyên bố sẽ không để Thái Lan trở thành một Ukraine hoặc Ai Cập thứ hai. "Những điều tôi làm nằm trong nghĩa vụ an ninh của tôi. Nếu tôi làm ai đó thất vọng thì tôi xin lỗi nhưng điều đó là cần thiết", ông phát biểu hôm nay trước khi tuyên bố đảo chính.
Nền dân chủ Thái Lan từng chứng kiến 19 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932. Luật pháp nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dao-chinh-quan-su-o-thai-lan-2994416.html
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM nhấn mạnh, việc làm trên của Trung Quốc là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam, trong đó có nhân dân TP HCM.
Giám đốc Sở Ngoại vụ khẳng định, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.
Theo Sở Ngoại vụ, nhiều tầng lớp nhân dân TP HCM rất bất bình và bày tỏ sự phản đối của mình với việc Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn chủ quyền trên biển của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan cùng các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Người dân cũng ủng hộ chủ trương của Chính phủ giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Sở Ngoại vụ đã đề nghị Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở Tổng Lãnh sự quán tại TP HCM và công dân Trung Quốc.
Động thái này của TP HCM diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục mở rộng phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan, đồng thời sử dụng nhiều tốp máy bay, trong đó có máy bay quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan này. Người dân Việt Nam ở cả ba miền đất nước đã tuần hành ôn hòa, yêu cầu Trung Quốc dời giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Hải Dương-981 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Giàn khoan trị giá khoảng 1 tỷ USD nàyđược đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, ở phía nam Hong Kong.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-trieu-tong-lanh-su-trung-quoc-de-phan-doi-viec-dat-gian-khoan-2989760.html
Hàng ngàn ngư dân Lý Sơn mít tinh phản đối Trung Quốc
Tham gia mít tinh, nhiều ngư dân đang ngày đêm gắn bó với ngư trường Hoàng Sa đều bức xúc cho rằng: Thời gian gần đây, việc làm ăn của bà con gặp không ít khó khăn do thường xuyên bị các lực lượng Trung Quốc xua đuổi, tấn công rồi đập phá, tịch thu tài sản khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, khiến nhiều ngư dân trắng tay. Tất cả những cản ngại trên vẫn không làm ngư dân chùn bước, tiếp tục giong thuyền vượt sóng vươn khơi.
Ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96169 TS, ngụ thôn Đông, xã An Hải, đã năm lần bảy lượt bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá tài sản khi đang làm ăn tại ngư trường Hoàng Sa, nói : “Việc Trung Quốc sử dụng nhiều lực lượng trên biển, tự ý đặt giàn khoan ngay cửa ngõ ra vào vùng biển Hoàng Sa đã làm ngư dân chúng tôi gặp không ít khó khăn. Giờ muốn đi Hoàng Sa chúng tôi phải đi đường vòng, vừa tăng thời gian, chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi, vừa mất an toàn, khiến việc làm ăn đã khó nay lại khó khăn thêm. Chúng tôi phản đối hành động ngang ngược, phi lý của Trung Quốc khi xâm phạm trắng trợn vùng biển và tấn công các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam”.
Ngư dân thắp hương tri ân đội dân binh Hoàng Sa
Sau lễ mít tinh, hàng trăm ngư dân đã tập trung về Bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải để thắp hương tri ân các bậc tiền nhân đất đảo đã vâng lệnh vua ban, ra cắm mốc dựng bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước. Đồng thời thể hiện tinh thần quyết tâm bám biển, bám ngư trường truyền thống của ông cha để lại, vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ, gìn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
“Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam là không thể chối cãi. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng, rút phương tiện, tàu và máy móc ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ngư dân Lý Sơn nói riêng và cả nước nói chung yêu cầu Trung Quốc tôn trọng lãnh hải của Việt Nam. Dù các tàu Trung Quốc đe dọa, ngư dân chúng tôi vẫn thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa để đánh bắt hải sản và làm các cột mốc di động để khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa” - ông Nguyễn Quốc Chinh- Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải khẳng định.
Nguồn: http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/ngu-dan-dao-ly-son-mit-tinh-phan-doi-trung-quoc/a119333.html
“Mỹ rất quan ngại về các hành xử gây nguy hiểm trên biển và chúng tôi phản đối bất kỳ hành động hăm dọa nào của tàu. Các bên liên quan cần phải kiềm chế”, ông Russel, phụ trách các vấn đề đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói với một nhóm phóng viên tại Hà Nội.
Ông cũng nhấn mạnh việc các bên cần sử dụng những kênh ngoại giao và chính trị để xử lý tranh chấp. Mỹ và cả cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế. Nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng và quá mong manh để cuộc khủng hoảng có thể leo thang thành xung đột. Vì vậy, Mỹ cho rằng các nước có liên quan trong khu vực cần kiềm chế những hành động đơn phương có thể hủy hoại hòa bình và làm tăng căng thẳng.
Cũng theo nhà ngoại giao Mỹ, ngày nay, mỗi nước đều có quyền biện hộ về vị trí và yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, quan điểm của Mỹ là việc đó cần phải thực hiện bằng ngoại giao và phương tiện để đạt được yêu sách cần tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Trong cuộc trao đổi với các quan chức Việt Nam, ông Russel nói rõ cam kết của Mỹ về các nguyên tắc tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở. Khi các phóng viên Việt Nam tranh luận rằng, vị trí giàn khoan mà Trung Quốc mới đây hạ đặt là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong khi Mỹ vẫn nói đó là vùng có tranh chấp, như vậy có phải Trung Quốc đã thành công trong việc khiến quốc tế hiểu lầm vùng không có tranh chấp thành là vùng có tranh chấp không, ông Russel nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm qua, các quan chức Việt Nam cho biết trong các ngày 3 và 4/5, Trung Quốc điều 80 tàu với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công, đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng giàn khoan đang đặt hạ trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Đã có 6 người phía Việt Nam bị thương.
Thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ
Trước đó, ông Russel nói rằng, tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một phần quan trọng trong sự can dự rộng hơn của Mỹ ở khu vực châu Á. Từ khi Việt Nam và Mỹ tuyên bố quan hệ đối tác toàn diện năm ngoái, đã có những tiến bộ đáng kể trong quan hệ hai nước.
Sự có mặt của ông Russel tại Hà Nội lần này là nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường đối thoại cùng các cơ chế hợp tác. Gặp gỡ với các quan chức Việt Nam, ông Russel bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm Đông Bắc Á và Đông Nam Á mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tái khẳng định chiến lược của Washington về khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mỹ dành quan tâm lớn đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì khu vực này có liên kết trực tiếp đến an ninh và lợi ích lâu dài của Mỹ. Do đó, Washington muốn xây dựng quan hệ song phương gần gũi hơn với các nước thuộc khu vực này. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là nơi Mỹ tham gia các thể chế quan trọng như ASEAN, Cấp cao Đông Á (EAS) và APEC.
Trong ngày hôm qua và hôm nay, ông Russel đã gặp gỡ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, đồng chủ trì Đối thoại Việt-Mỹ về vùng châu Á- Thái Bình Dương với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Hai bên trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/daniel-russel-my-phan-doi-hanh-dong-ham-doa-cua-tau-trung-quoc-2987950.html