Ghen cũng nên ....đo...nồng độ
chào chị, em có kinh nghiệm mua nhà nên tư vấn cho chị như sau:1. Tìm hiểu pháp lý của căn nhà:Cách 1: Theo đúng thủ tục, chị xin chủ nhà định mua 1 bảnphoto có công chứng chưa quá 3 tháng, mang đến phòng tài nguyên môi trường của Quận huyện, họ sẽ bán cho chị một bộ hồ sơ dùng để xem tính pháp lý của mảnh đất hay căn nhà đó. Sau khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày họ sẽ trả lời chị về ngôi nhà: Có vướng quy hoạch hay dự án nào không, có vướng tranh chấp ở tòa án hay không,.... Cách này khá lâu và rườm rà.Cách 2: Chị mang bản photo sổ hồng nhà hay đất đến sở tài nguyên môi trường quận huyện. Chị tìm các công ty nhà đất ở gần đó ( Gần sở tài nguyên mà chị đến ấy ạ). Chị nhờ người ta kiểm tra quy hoạch giúp. Họ sẽ kiếm tra giúp chị. Để yên tâm chị có thể kiếm tra ở 2-3 văn phòng khác nhau nhé. Mỗi lần kiểm tra họ lấy 50-100k. Lúc kiểm tra họ sẽ nhập tọa độ căn nhà để tìm vị trí của nó. Họ sẽ kiểm tra được căn nhà có vướng quy hoạch giải tỏa hay không? Có bị mất lộ giới nhiều không. Nhưng không kiểm tra được có bị tranh chấp hay không. Tuy nhiên việc này không lo vì nếu nhà có tranh chấp thì không làm hợp đồng công chứng sang tên được. Em khuyên chị làm theo cách 2 này, rất nhanh và chính xác vì các văn phòng công ty này thường có chân trong làm ở sở tài nguyên môi trường nên họ nắm được các bản vẽ quy hoạch mới nhất ạ!2. Kiểm tra tính pháp lý trước khi đặt cọc.Khi mua nhà đất, thường có bước đặt cọc. Bước này lập nên chủ yếu để làm tin. Với mục đích là để bên bán không lật lọng bán cho người khác, và cũng để tránh bên mua đổi ý không mua nhà nữa . Tuy nhiên khi giá nhà đất tăng mạnh thì bên bán rất hay hủy giao dịch, chấp nhận bồi thường vì số tiền cọc thường không lớn (5-10 triệu). Và ngay cả bên mua nếu tìm được căn nhà khác ưng ý hay rẻ hơn họ cũng sẵn sàng bỏ cọc. Vì vậy bước này theo em là không cần thiết ạ. Tuy nhiên bước đặt cọc cũng có cái hay là giúp bên mua có thêm thời gian chuẩn bị đủ tiền. Vậy tùy chị có lựa chọn đặt cọc hay không nhé. Nếu chị có đủ tiền mua nhà rồi, thì nên bỏ qua bước này mà tiến hành công chứng sang tên ngay. Để tránh trường hợp sau khi đặt cọc tiền, vì bên bán vướng mắc giấy tờ nên không làm hợp đồng công chứng sang tên được. Lúc đó đòi lai tiền cọc cũng khá vất vả. Chị cần kiểm tra giấy tờ của họ như sau: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, giấy kết hôn ( nếu người bán là vợ chồng), Sổ hồng nhà đất.Chị chú ý kiểm tra xem 4 loại giấy tờ đó có khớp tên và số cmnd không nhé. Nếu không khớp nhau là không công chứng sang tên được đâu ạ.3. Làm hợp đồng công chứng và thanh toán tiền.Để thuận lợi, chị cần trao đổi với người bán nhà cách thức thanh toán tiền. Thường có các cách sau ạ:- Làm hợp đồng công chứng và trao tiền mặt tại phòng công chứng. (Phòng công chứng có trang bị máy đếm tiền). Khi đi nhớ để người nhà đem tiền theo vì chị còn phải bận rộn kí nhiều thứ lúc công chứng, sợ rơi tiền. Nhớ là làm hợp đồng xong thì trao tiền tại chỗ.- Làm hợp đồng công chứng, sau đó tới ngân hàng trao tiền. Chú ý là công chứng trước, trao tiền sau. Chị nên tìm hiểu ngân hàng nào gần phòng công chứng đó nhất. Báo trước cho ngân hàng là ngày đó sẽ tới rút tiền để họ chuẩn bị trước.- Chú ý: Chị nên tự lựa chọn phòng công chứng, tránh trường hợp người bán và công chứng viên kết hợp lừa người mua.4. Vấn đề giữ lại 10-15% giá trị nhà!Khi mua bán nhà, người bán sẽ đóng thuế thu nhập (2% giá trị hợp đồng mua bán). Người mua chịu lệ phí trước bạ. Tuy nhiên nếu chị yêu cầu giữ lại 10-15% giá trị nhà chờ họ đóng thuế xong mới trả thì hầu như không người bán nhà nào chịu đâu ạ. Họ cũng rất sợ chị lừa vì làm hợp đồng công chứng xong thì coi như căn nhà đã là nhà của chị. Thường họ chỉ cho chị giữ lại 5-10 triệu thôi.Vì số tiền quá nhỏ nên nếu gặp phải người bán không tốt, họ sẵn sàng không đóng thuế thu nhập, vì thế việc sang tên căn nhà cho chị sẽ gặp vướng mắc vì chưa đóng thuế thì chưa được sang tên. Hoặc nói dại lỡ người bán gặp phải sự cố gì như chết hay ốm đau, họ không đi đóng thuế được thì coi như rắc rối đổ lên đầu người mua.Để giải quyết vấn đề này, khi làm hợp đồng công chứng chị yêu cầu người bán làm hợp đồng ủy quyền cho chị. Theo đó chị sẽ tự đi đóng thuế thu nhập giúp họ và đóng thuế trước bạ cho chị luôn. Nhớ là làm cách này thì chị phải tự đi đóng thuế nhé.5. Làm thủ tục sang tên nhà đất tại phòng tài nguyên môi trường. Cái này chị lên sở tài nguyên môi trường mua 1 bộ hồ sơ rồi về tự làm ạ. Họ hướng dẫn rất kỹ.Em viết dài quá nên túm lại cho chị như sau nhé:1. Lên các văn phòng nhà đất đối diện sở tài nguyên môi trường để kiểm tra tính hợp pháp của căn nhà. Chi phí 50k-100k/ 1 lần xem/ 1 căn nhà hay 1 mảnh đất. Cẩn thận thì vào 2-3 nơi mà xem.2. Nếu đã chuẩn bị đủ tiền thì không cần đặt cọc. Tuy nhiên trước khi công chứng chị cần kiểm tra giấy tờ của người bán: CMND, Hộ Khẩu (tỉnh hay thành phố đều được), giấy kêt hôn (nếu là giấy ly hôn thì phải có kèm quyết định của tòa án xem nhà đó thuộc về người nào), sổ hồng nhà. Tên và số CMND của người bán ở 4 loại giấy tờ này phải giống nhau thì mới công chứng được.3. Làm hợp đồng công chứng tại phòng công chứng do chính chị chọn, kết hợp làm hợp đồng ủy quyền đóng thuế để mình tự đi đóng thuế. Chị chú ý là hợp đồng mua bán thường khi giá rất thấp so với giá thực tế để tránh đóng thuế. Ví dụ nhà 1 tỷ chỉ ghi 100 triệu, lúc này tiền thuế thu nhập người bán đóng là 2% của 100 triệu = 2 triệu. Chị trừ số tiền này đi, nên chỉ cần trả cho người bán 998 triệu.Sau khi công chứng chị cần giữ lại các giấy sau:-Sổ hồng bản chính.-CMND+Sổ hộ khẩu+ giấy kết hôn photo có công chứng của bên bán.-Bản vẽ hiện trạng nhà (phôto không cần công chứng)- Hợp đồng mua bán bản chính-Hợp đồng ủy quyền bản chính.Có gì vướng mắc chị cứ hỏi em sẽ trả lời. Em biết gì sẽ chỉ cho chị ạ. Chúc moi việc thuận lợi :D
"Tại đây ông Trường trả cho tôi 1,2 tỉ đồng tiền mặt là đủ 10 tỉ và hai bên đặt bút ký hợp đồng trước mặt công chứng viên” - ông Quyện kể.
Tháng 1, ông Cường mua ngôi nhà 3 tầng với số tiền gần 3 tỷ đồng ở quận Sơn Trà. Khi dọn đồ đến ngôi nhà trên, chủ sở hữu mới biết tài sản của mình bị người khác chiếm.
Ngày 10/4, ông Đặng Ngọc Cường (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) có đơn gửi Zing.vn, phản ánh về việc ngôi nhà của gia đình ông bị chiếm dụng trái phép.
Theo đơn, đầu tháng 1, vợ chồng ông Cường đầu tư gần 3 tỷ đồng để mua lại căn nhà và đất tại số 32 đường Nguyễn Thị Định (quận Sơn Trà) của ông Nguyễn Khắc Lương (32 tuổi, tạm trú phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu). Sau khi hoàn tất các thủ tục, ngày 19/1 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà cấp giấy chuyển nhượng cho ông Cường.
Ông Cường mua nhà (ngôi nhà thứ 2 từ trái qua) hợp pháp nhưng vẫn chưa thể dọn đến ở. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Cầm sổ đỏ trong tay, vợ chồng ông Cường đến nhận nhà thì có người tên là Mai Thị Huệ (trú phường Nại Hiên Đông) đang ở. Người đàn ông này yêu cầu bà Huệ rời khỏi nhà nhưng không được. Bà Huệ nói ngôi nhà trên thuộc sở hữu của bà.
Khi tìm hiểu, ông Cường được biết trước đây căn nhà và đất ở số 32 Nguyễn Thị Định là tài sản của bà Huệ. Tháng 2/2011, bà này bán lại cho vợ chồng ông Phạm Phú Sơn và bà Nguyễn Thị Kiều Ngọc Diễm (trú phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) với giá 2,4 tỷ đồng.
Sau đó ông Sơn, bà Diễm bán lại cho ông Lương. Đầu năm 2017, ông Lương bán nhà và đất cho vợ chồng ông Cường với giá gần 3 tỷ đồng. Tất cả 3 lần mua bán, đều đã được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất cho người mua lại.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi mua lại căn nhà trên, ông Sơn đã cho bà Huệ thuê lại thời hạn 1 năm với giá 9 triệu đồng/tháng (3 tháng trả tiền 1 lần). Thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 21/2/2011 đến 21/2/2012. Tuy nhiên, khi trả tiền thuê nhà được 6 tháng thì bà Huệ không trả nữa.
Ngày 20/2/2012, ông Sơn yêu cầu bà Huệ phải dọn ra khỏi nhà, nhưng người phụ nữ này vẫn không chịu. Nhận đơn khởi kiện của ông Sơn, tháng 12/2012 TAND quận Sơn Trà mở phiên tòa xét xử và tuyên án: Buộc bà Mai Thị Huệ trả lại căn nhà số 32 đường Nguyễn Thị Định cho ông Sơn.
Cơ quan tòa án đã có phán quyết như trên nhưng hơn 3 năm qua bà Huệ vẫn không chịu giao nhà. Ngày 7/5/2015, Cục Thi hành án dân sự quận Sơn Trà ra quyết định cưỡng chế, buộc bà Huệ bàn giao nhà cho chủ sở hữu nhưng người phụ nữ này vẫn không chịu giao nhà.
Sổ đỏ mà cơ quan chức năng cấp cho ông Cường là thật. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Do cần tiền trả nợ, ông Sơn đành bán lại căn nhà và đất nói trên cho ông Nguyễn Khắc Lương. Đầu tháng 1/2017 ông Lương bán lại nhà và đất ở số 32 đường Nguyễn Thị Định cho ông Cường.
Dù có trong tay sổ đỏ hợp pháp nhưng gần 3 tháng qua, ông Cường vẫn chưa thể dọn đến ngôi nhà trên để ở. “Chúng tôi đến đòi nhà thì bà Huệ nói là sổ đỏ của tôi là giả. Bà ấy cứ khăng khăng nói ngôi nhà này là của gia đình bà ấy”, ông Cường chia sẻ với Zing.vn.
Để có thông tin hai chiều, phóng viên đã đến ngôi nhà trên gặp bà Huệ nhưng bị từ chối tiếp xúc. Người phụ nữ này nói giấy tờ mà ông Cường có là giả mạo.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Thủy, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà, khẳng định: “Sổ đỏ mà đơn vị cấp cho ông Cường là thật. Việc mua bán ngôi nhà trên giữa ông Cường và ông Lương là đúng pháp luật”.
Ông Huỳnh Văn Hùng, Chánh Văn phòng UBND quận Sơn Trà, xác nhận việc bà Huệ đang chiếm dụng trái phép ngôi nhà của ông Cường là có thật. UBND quận đã nhiều lần khuyên bà Huệ trả lại nhà cho chủ sở hữu là ông Cường nhưng người phụ nữ này vẫn chưa đồng ý.
“Vụ việc này cũng làm cho lãnh đạo quận đau đầu. Anh Cường mua nhà hợp pháp lẽ ra phải được ở trong ngôi nhà của mình. Cũng vì nể nang nên quận mới chưa cương quyết cưỡng chế. Tuần tới, quận sẽ cưỡng chế, buộc gia đình bà Huệ bàn giao lại ngôi nhà trên cho ông Cường”, ông Hùng khẳng định.
Luật sư Trần Hùng (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) phân tích, vụ việc này ông Cường hoàn toàn có quyền "đuổi" bà Huệ ra khỏi ngôi nhà trên. Cơ quan chức năng cũng phải sớm vào cuộc để lấy lại nhà cho ông Cường. Trong trường hợp bà Huệ không chịu trả nhà, ông Cường có thể khởi kiện ra tòa.
Đoàn Nguyên
http://news.zing.vn/mua-nha-gan-3-ty-nhung-khong-duoc-vao-o-post736147.html