Cộng đồng châu Á tại Mỹ có thu nhập cao hơn cả người bản xứ. Ảnh:CNN Báo cáo có tên "Người châu Á tại Mỹ: Biệt lập nhưng Ngang hàng" cho thấy người Ấn Độ và Nhật Bản là nhóm có lợi thế kinh tế lớn nhất. Trong khi đó, người Việt Nam có thu nhập, trình độ giáo dục và tỷ lệ có việc làm thấp nhất. Dù vậy, người Việt có xu hướng tập trung tại những khu vực có chất lượng sống ngang với tầng lớp trung lưu da trắng. Báo cáo kết luận người nhập cư châu Á thường sống trong những khu vực có mức sống và trình độ học thức cao hơn người Mỹ da trắng. John Logan, nhà xã hội học tại Đại học Brown cho biết: "Chúng ta hiểu rõ sự bất lợi của người da đen và người nhập cư gốc Latin đến nỗi ta thường cho rằng sự biệt lập sẽ khiến các nhóm thiểu số có mức sống thấp. Tuy nhiên, việc này chẳng hề đúng với các quốc gia châu Á và họ cũng không có nhu cầu hòa nhập với cộng đồng người da trắng". Trung Quốc có số người nhập cư vào Mỹ lớn nhất với hơn 4 triệu, chiếm một phần tư dân châu Á tại đây. Theo sau là Philippines (3,4 triệu) và Ấn Độ (3,2 triệu). Ấn Độ có thu nhập bình quân cao nhất với 89.600 USD năm 2010, cao hơn nhiều so với người Mỹ da trắng bình thường (54.000 USD). Theo sau là Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản. AFPtrích báo cáo: "Người châu Á sống tách biệt, nhưng trên một vài phương diện, họ còn sống tốt hơn người da trắng". Los Angeles và New York là hai thành phố có đông người nhập cư châu Á nhất, với 1,5 triệu người tại khu trung tâm đông đúc.
Cô nàng người Hàn Quốc "sốc" vì nhận xét của dân mạng Việt Tạm dịch đoạn comment của cô gái người Hàn Quốc sốc trước nhận xét của dân mạng Việt: "Tôi không biết tiếng Việt, nhưng có một số bạn Việt Nam phản hồi lại nhận xét của tôi, và tôi định trả lời một cách lịch sự. Tôi dùng Google Translate, và tôi bị SỐC! Tôi nghĩ người Việt Nam lịch sự, vậy mà các bạn khiến tôi buồn. Các bạn nước khác đâu có vậy, thế mà các bạn lại như thế. Tôi chỉ là một cô gái Hàn Quốc bình thường, vì sao các bạn lại nói những lời lẽ đó với tôi?" Nếu như những bạn facebook-er Việt đó treo cờ Tổ quốc để thể hiện lòng yêu nước, để cho bạn bè quốc tế thấy được hình ảnh Việt Nam thì các bạn đã rất thành công, nhưng đó là một hình ảnh quá xấu trong mắt bạn bè quốc tế. Thiết nghĩ, cộng đồng mạng chúng ta đã từng đoàn kết làm nhiều việc tốt như chia sẻ thông tin tìm người, đăng tin giúp đỡ một ai đó. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ trong số đó chưa kiểm soát được việc làm cá nhân của mình. Bất cứ việc gì "hot" đều dễ dàng lôi kéo một lượng cư dân mạng "bầy đàn" tham gia cùng, và có lẽ nào chính việc treo cờ Tổ quốc nhân ngày kỉ niệm 30/4 - 1/5 cũng chỉ là phong trào hay không!? Liệu trong số những bạn đang treo cờ có bao nhiêu người nhớ được 2 ngày lễ đó để kỉ niệm sự kiện gì của quốc gia…
Mang lá cờ Tổ quốc đến với bạn bè thế giới bằng những câu nói cợt nhả... Hi vọng sau những hành động "thiếu suy nghĩ" vừa qua, một bộ phận cư dân mạng sẽ nhận thức được hành động của mình, trả lại một Việt Nam mến khách và lịch thiệp trong mắt bạn bè quốc tế. Hơn nữa, khi đang treo lá cờ Tổ quốc lên trên avatar của mình, mong rằng các cư dân mạng sẽ ý thức hơn trong những hành động của mình. > Xin đừng "xuất khẩu" sự bầy đàn ra nước ngoài | Internet | GenK.vn
Đoạn xương tay ấy đã được bác sĩ Sam Axelrad cất giữ 47 năm qua. Ông không thể ngờ rằng nửa thế kỷ sau cuộc phẫu thuật, người lính Việt Nam ấy vẫn còn sống để nhận lại một phần cơ thể tưởng đã mất mát vĩnh viễn.
Bác sĩ Sam Axelrad vừa bay từ thành phố Houston sang Hà Nội hôm 28/6. Hôm nay, ông cùng con trai và hai người cháu đích thân trao lại những đoạn xương tay cho cựu chiến binh Nguyễn Quang Hùng ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
"Tôi là người giám hộ cánh tay này", bác sĩ Sam Axelrad nói, bày tỏ rằng ông "hạnh phúc không tưởng tượng được" khi có cơ hội trả lại kỷ vật thật đặc biệt của một thời bom đạn cho chủ nhân của nó.
Bức ảnh được chụp năm 1967, bác sĩ Sam Axelrad cầm đoạn xương tay đã cắt bên cạnh anh lính Nguyễn Quang Hùng. Ảnh: AP
Cánh tay của ông Hùng bị trúng đạn và hoại tử trong một cuộc tập kích của lính Mỹ cách thị xã An Khê 75 km, vào tháng 10/1966. Sau khi bơi qua một dòng suối và trú ẩn trong một kho gạo ba ngày, ông Hùng được một trực thăng Mỹ chuyển đến trại y tế của ông Axelrad trong tình trạng hấp hối, cánh tay không còn có thể cứu được.
"Khi tôi cắt bỏ cánh tay của cậu ấy, các đồng nghiệp của tôi đã nhận lấy nó, bỏ đi phần thịt, nối các đoạn xương lại một cách hoàn hảo và đưa nó cho tôi, ông Axelrad, 74 tuổi, nói.
"Khi tôi rời Việt Nam 6 tháng sau, tôi không muốn vứt bỏ cánh tay đi. Tôi đặt nó vào vali và mang về nước. Kể từ đó, cánh tay được giữ tại nhà của tôi".
Hơn 40 năm sau, bỗng một ngày Axelrad mở các kỷ vật chiến tranh ra và dâng trào cảm xúc, ông muốn tìm cách trả lại cánh tay cho chủ nhân của nó. Năm 2011, ông quay trở lại Việt Nam, đi thăm bongke dưới khách sạn Metropole Hà Nội và kể cho hướng dẫn viên, chính là một phóng viên địa phương những chuyện chiến tranh. Cô đã viết về câu chuyện của bác sĩ người Mỹ và cánh tay đặc biệt trên lên báo. Nhờ đó, ông Axelrad phát hiện ra người lính năm xưa vẫn còn sống và quyết định trả lại đoạn xương tay.
Để thực hiện được ý định của mình, Axelrad đã phải làm việc nhiều tháng liền với các cơ quan lãnh sự và vận tải tại Mỹ.
"Cuối cùng, tôi được phép cất đoạn xương trong hành lý của mình và nó đã đi qua các chốt kiểm tra mà không gặp vấn đề gì", ông nói. "Bạn không thể mang theo một thi thể nếu không được phép, nhưng xương thì có thể".
Ông Nguyễn Quang Hùng, giờ đã 74 tuổi và có 7 người con. Vợ ông mới qua đời gần đây.
Năm 1966, sau khi bị cắt chi, ông Hùng phải mất 8 tháng mới phục hồi được sức khỏe. Ông làm trợ lý cho các bác sĩ quân đội Mỹ 6 tháng và trải qua phần còn lại của cuộc chiến bằng cách hành nghề y ở làng. Sau chiến tranh, ông từng làm việc trong chính quyền địa phương 10 năm rồi sau đó nghỉ hưu và ở nhà làm nông.
Cuộc gặp gỡ sau 47 năm của bác sĩ người Mỹ và người lính Nguyễn Quang Hùng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Ảnh: AP
Ban đầu, khi nghe tin cánh tay bị cắt bỏ ngày nào của mình sẽ được đưa về Việt Nam, ông "thực sự không thể tin được". Ông quá kinh ngạc khi biết rằng mình sẽ được nhận lại một phần cơ thể mà ông đã mất đi từ năm mới 27 tuổi.
"Tôi quá vui mừng. Tôi nghĩ rằng chuyện này rất hiếm có ở Việt Nam, thậm chí trên thế giới", cựu chiến binh nói. "Tôi sẽ đặt cánh tay vào tủ kính. Tôi sẽ nói với những người đến thăm nhà mình rằng "hãy nhìn này, tôi đã từng chiến đấu như thế", ông nói và hy vọng sau này, khi qua đời, sẽ được chôn cất cùng đoạn xương.
> Bác sĩ Mỹ trả xương cho bộ đội Việt Nam sau 47 năm - VnExpress