Chào anhcaheo!Em có 2 bé gái 6t và 2t và em đã theo dõi topic của anh từ lúc bé con em 3t đến nay bé đã 6t rồi. Nhờ có topic của anh mà em khai sáng được rất nhiều nên và không nên chọn trường nào cho con. Em chọn khu nam sài gòn vì thuận tiện về mặt vị trí đi lại cho gia đình và bé anh ạ. Em có 2 ý muốn đc anhcaheo hổ trợ tư vấn tí ạ.- Thứ nhất: Có 3 trường mà em muốn cho bé tham gia học, đó là: ABC; RISS và CIS. Anh cho em xin một vài thông tin cập nhật về 3 trường trên sau 1 năm học mới với nhé. Trường ABC được kiểm định chất lượng của COBIS, được xếp hạng Outstanding theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục Anh (ngang bằng BIS), trường RISS được CIS kiểm định, được chính phủ Anh xếp hạng "Good", trường CIS chưa được kiểm định chất lượng bởi tổ chức kiểm định nào.- RISS bảo họ đã được chứng nhận của CIS, cơ sở vật chật vừa mới nới rộng ra thêm: Đúng vậy, họ mở rộng ra phần sân thể thao ở kế bên, là sân cỏ tự nhiên.- CIS bảo họ dạy và học cũng như tuyển giáp viên theo tiêu chuẩn từ canada: Đúng, CIS tuyển dụng giáo viên theo tiêu chuẩn của Hiệp hội giáo viên tỉnh bang Ontario. Hầu hết giáo viên CIS là thành viên của Ontario College of Teachers/OCT- Có phu huynh có con học ở RISS lại bảo họ đánh giá học thuật ở ABC cao hơn RIS, cụ thể là gì thì lại không cụ tỉ được rỏ nét: Trường ABC dạy IGCSE và A level, trường RISS dạy IGCSE và IB Diploma. Cả 2 chương trình đều có yêu cầu cao về học thuật.- Vấn đề thứ hai là em có đc gặp một phụ huynh đang cho con học ở AIS đến làm thủ tục chuyển con sang học ở trường khác vì theo phụ huynh ấy có sự chia phe phái trong lớp học, và con của anh ta bị cô lập. Thật ra đây không phải lần đầu em đc nghe về vấn đề này ở môi trường các trường học quốc tế. Vậy, theo anhcaheo có ý kiến hay nhận định thế nào về vấn đề này trong môi trường học mà các phụ huynh chúng ta đang cố gắng tìm và lý tưởng hóa môi trường học quốc tế cho con không ạ? Chúng ta thì đang tìm môi trường học, giáo dục lý tưởng nhất cho các con như chúng ta có thể, còn các con, các con thì có hiểu và đạt đc nguyện vọng lý tưởng như các em mong muốn không, điều đó, em nghĩ cũng rất rất ư cần thiết, vì cụ thể phải quyết định chuyển trường cho con và lý do nêu ra của phụ huynh em vừa nêu là rất rỏ ràng và khá bức xúc. Em rất sợ điều đó đến với các con của chúng ta! Dẫu biết rằng ngay cả khi trường học ở ngay trên đất Mỹ, Canada hay Anh đi chăng nữa thì điều ấy vẩn có thể xảy ra, nhưng nếu chuyển trường cho thì khó mà chấp nhận đc phải không ạ?Vấn đề này không giới hạn ở bất cứ trường học nào. Hầu hết các trường đều có chính sách chống bắt nạt. Nếu cha mẹ thấy có những dấu hiệu con cái bị bắt nạt, nên ngay lập tức trao đổi với giáo viên hoặc hiệu trưởng để tìm ra một giải pháp tốt nhất. Mình có thể chuyển trường, nhưng không chuyển được vấn đề. Thông thường, một trường được quản lý tốt thì họ sẽ có các cơ chế, biện pháp, quy trình và kinh nghiệm xử lý vấn đề bullying, thậm chí ngăn ngừa nó trước khi xảy ra. Cha mẹ nên tìm hiểu quy định của trường về anti-bullying, không chỉ ở bản nội quy, mà còn ở thực tế trường làm như thế nào để bảo vệ well-being của học sinh trong trường. Xin nhấn mạnh, theo giáo dục phương Tây, bắt nạt là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe học sinh.Rất cảm ơn anhcaheo!!!
Chào Anhcaheo,Hôm nay đọc bài của anh, tuy nội dung có hơi khác với những thảo luận của chúng ta ở trên về việc chia sẻ thông tin và lựa chọn trường cho các con, tôi cảm nhận được sự nhân văn trong cách nhìn của anh và cũng muốn trao đổi thêm về cách nghĩ của mình.Nói cho cùng, tất cả mọi người, mọi nghề đều giống nhau ở chổ chúng ta làm công việc này để kiếm sống, có người có sự yêu thích đam mê với công việc mình đang làm, có người "do nghề chọn mình" hay những lý do cá nhân khác.Các thầy cô giáo của trường tư tương tự như chúng ta đi làm cho các công ty tư nhân, thay vì hiệu tưởng thì là CEO, các trưởng bộ môn là các trưởng phòng, ngoài ra còn có cách chức danh khác như giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự...Đã xác định là làm công thì phải tuân theo quy định của công ty, công ty đặt lợi nhuận lên trên hết, có lợi nhuận thì mới có lương tăng, thưởng thêm, tái đầu tư phát triển kinh doanh, đầu tư các hoạt động cộng đồng...Cũng như việc chúng ta đi làm công ăn lương, các thầy cô giáo cũng phải thích nghi trong môi trường kinh doanh dựa trên lợi nhuận để tồn tại với nghề, với công việc mình chọn.Sự phân biệt công dân hạng nhất, công dân hạng hai, người nước ngoài, người Việt Nam tương tự đều xảy ra không ít thì nhiều ở các công ty nước ngoài. Lý do có sự phân biệt đó thì ai cũng biết, bởi người nước ngoài họ đến từ những đất nước phát triển hơn, họ được thừa hưởng nền giáo dục tốt hơn, tư duy văn minh hơn...Thế nhưng, tôi nghĩ người Việt Nam cũng không vì thế mà thấy mình trở nên yếu thế. Nên tận dụng cơ hội này để học hỏi những điều hay, điều tốt ở họ, tự "nâng cấp" bản thân mình. Bằng chứng là chúng ta vẫn có những người Việt nắm trọng trách cao trong các công ty nước ngoài, ngang tầm vị thế với expat, thậm chí hơn họ. Một số công ty Việt (trường học Việt) cũng đang thuê người nước ngoài về làm công. Hơn thế nữa, chúng ta cũng đang nỗ lực để con em mình sau này năng lực và tri thức ngang bằng với các công dân các nước khác còn gì. Thế hệ của cha mẹ chúng sinh trưởng ở một nước đang phát triển nhưng không có nghĩa là con chúng ta sẽ không có cơ hội ngang bằng với con cái của cha mẹ các nước khác. Tầm nhìn chúng ta có, thế giới này trở nên phẳng hơn bao giờ hết, hãy cùng nỗ lực để con cái chúng ta trở thành những công dân toàn cầu tương lai. Đây là cách để chúng ta không phải thấy sự phân biệt đối xử giữa công dân nước phát triển và công dân hạng hai xảy ra với con cái mình.
http://afamily.vn/khong-phai-truong-quoc-te-day-moi-la-nhung-kieu-truong-mam-non-ken-phu-huynh-nhat-sai-gon-20171204100837642.chn
THƯƠNG MẠI HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG HÓA GIÁO DỤC: NHỮNG MẬP MỜ NGUY HIỂM
http://phunuonline.com.vn/giao-duc/thuong-mai-hoa-va-thi-truong-hoa-giao-duc-nhung-map-mo-nguy-hiem-111863/
Trường công chất lượng cao biến trường học thành nơi...buôn bán?
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/201307/ong-gian-tu-trung-truong-cong-chat-luong-cao-bien-truong-hoc-thanh-noibuon-ban-2351481/
Chào bạn
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để chia sẻ thêm những cách nhìn khác nhau về vấn đề này.
Thực sự là mình thấy có sự khác khau, rất khác giữa việc Việt Nam cho phát triển thoải mái giáo dục tư nhân vì lợi nhuận với giáo dục tư nhân ở các nước khác. Mỹ là quốc gia tư bản đi đầu trong việc tư nhân hóa giáo dục, song đại đa số trường tư của Mỹ là phi lợi nhuận. Đó là các trường của các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ… lập ra để phục vụ cộng đồng chứ không phải là mô hình kinh doanh như công ty.
Trường tư ở VN chủ yếu là trường học vị lợi nhuận, thậm chí có nhiều quỹ đầu tư ngồi trên lưng, và rõ ràng đó là bức tranh thiếu lành mạnh. Nếu chính phủ khuyến khích giáo dục tư nhân vì lợi nhuận, thì sẽ có những hệ quả vô cùng lớn: bất bình đẳng về cơ hội giáo dục do mức thu nhập của người dân giàu nghèo khác nhau, kinh doanh giáo dục trở thành một ngành béo bở, giáo dục công lập càng trì trệ bao nhiêu thì các nhà kinh doanh càng có lợi nhuận bấy nhiêu. Trong khi đó mục đích của tư nhân hóa giáo dục là thu hút nguồn lực của xã hội (chủ yếu là cha mẹ học sinh tự nguyện đóng học phí và các nhà hảo tâm hiến tặng tài sản) để xây dựng các ngôi trường có chất lượng, giảm tải cho trường công. Cơ chế hiện nay sẽ khiến nguồn lực của cha mẹ VN rót vào trường tư không chảy vào chất lượng giáo dục, mà chảy vào túi những người kinh doanh dựa trên mô hình trường.
Trường học công ty (corporate schools) thực sự là một mối đe dọa với giáo dục chất lượng. Thực ra, chính phủ nào cũng có nghĩa vụ phải cung cấp giáo dục công lập miễn phí cho người dân. Nhà nước có thể khuyến khích tư nhân mở trường nhưng phải vì mục đích phát triển giáo dục, chứ không phải mục đích thu lợi. Trường có quyền “ăn nên làm ra”, nhưng tiền đó thực ra là tài sản của cha mẹ học sinh đóng góp, do vậy nó phải ở lại trường, trở thành tài sản của ngôi trường. Còn trường tư vì lợi nhuận của VN cho phép tài sản của trường trở thành tài sản của tư nhân.
Cũng vì cách vận hành bất cập như vậy, mà trong trường tư của VN, hiệu trưởng và giáo viên bị coi như “người làm thuê”, chủ trường có quyền cho họ nghỉ việc bất cứ lúc nào. Trong khi đó, với những trường tư thục phi lợi nhuận, có cơ chế để bảo vệ hiệu trưởng và hiệu trưởng có thể bảo vệ giáo viên mà hội đồng quản trị không thể dùng quyền lực để can thiệp vào hoạt động chuyên môn.
Mình cho rằng với cấp học như nhà trẻ (child care), hay dạy nghề, có thể cho tư nhân hóa vì mục đích lợi nhuận theo hình thức thuận mua, vừa bán. Nhưng với giáo dục phổ thông (K – 12), Chính phủ phải có chính sách để giữ cho nó được lành mạnh, bảo đảm quyền được học của người dân, và hạn chế việc tư nhân kinh doanh lấy lợi nhuận từ đây.
Để thấy rõ vấn đề này, có thể nhìn lại vấn đề “thị trường hóa giáo dục” và “thương mại hóa giáo dục” khác nhau như thế nào qua bài phân tích này:
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/201307/ong-gian-tu-trung-truong-cong-chat-luong-cao-bien-truong-hoc-thanh-noibuon-ban-2351481/5
Mình thực sự mong có nhiều trường học tư thục chất lượng cao, kinh doanh hiệu quả, tích lũy được tài sản để trường lớn mạnh nhưng phải phi lợi nhuận và phụng sự xã hội.