Lạm phát thì sản xuất được bao nhiêu sản phẩm -> giảm phát ->yên tâm sản xuất thép xi măng giảm thì cũng không thiếu điện . Nhưng Việt Nam mà cái gì cũng có thể xảy ra. Thêm nhiều nhà máy thì lại thiếu tiếp thì cách nào bù cho kịp , ngay cả kêu dân tiết kiệm.
Tags: Hà Nội, trung tâm y tế, vệ sinh môi trường, phát triển mạnh, do xoắn khuẩn, có thể phát, bệnh truyền nhiễm, xuất huyết, nguy cơ, tử vong, dự phòng, năm nay, tổ chức, chuột, thận
HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN thú vị, hiệu quả, không giới hạn tại web học tiếng Anh hàng đầu, tienganh123.com chỉ với 200K/năm
Mổ chuột lấy phủ tạng để nuôi cấy tìm xoắn khuẩn Leptospira.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn Leptospira (thường ký sinh trên chuột) gây ra, có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân, xuất huyết, suy gan thận và tử vong. Theo dự đoán của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, bệnh có thể phát triển mạnh trong mùa mưa bão năm nay vì vệ sinh môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng và chuột sinh sôi rất nhanh.
Tiến sĩ Lê Công Tảo, Phó trưởng khoa Sốt rét, Ký sinh trùng động vật (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), cho biết, Leptospirosis (Lepto) vốn được coi là bệnh ở các vùng núi, đầm lầy nhưng đã tràn xuống thành phố từ 4 năm nay, mỗi năm ở Hà Nội có 10-15 người mắc. Từ tháng 4/1999 đến 12/2002, tại thành phố có 28 ổ dịch Lepto trên người. Một trong các trường hợp điển hình là anh N.V.A. (26 tuổi, phố Trần Quốc Toản). Vài ngày sau khi tự tay móc cống để sửa chữa hệ thống vệ sinh trong gia đình, anh đột nhiên sốt cao, vàng da, khi đưa đến bệnh viện thì đã bị suy thận, kết quả xét nghiệm cho thấy có Lepto trong nước tiểu. Bệnh nhân tử vong sau 2 ngày nhập viện do suy thận quá nặng.
Hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch Lepto tại các khu dân cư, bến xe bến tàu (nơi ngụ cư lý tưởng của chuột) là rất lớn do tình trạng vệ sinh môi trường thấp kém, úng ngập thường xuyên và kéo dài, do sự gia tăng số lượng chuột. Kết quả xét nghiệm trên 103 mẫu chuột bắt được tại 15 điểm ở Hà Nội trong tháng 5 cho thấy: 62% nhiễm xoắn khuẩn leptospira (trong đó chuột cống chiếm 64%, còn lại là chuột nhà). Kết quả xét nghiệm huyết thanh chuột tại ga Giáp Bát, nhà máy bia Hà Nội và nhiều chợ trên địa bàn cho thấy, tỷ lệ nhiễm Lepto đều ở mức 50-100%. Đặc biệt, 100% mẫu ở ga Giáp Bát, chợ Cầu Giấy, 130 Thụy Khuê đều dương tính).
Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đều tổ chức diệt chuột, nhưng chỉ tập trung vào chuột "đồng" tại một số huyện ngoại thành. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã đề nghị tổ chức diệt chuột đồng loạt trước mùa mưa bão (vào tháng 6, 7) để ngăn chặn sự phát sinh và tạo thành các ổ bệnh Lepto. Tuy nhiên, đến đầu tháng 7, công việc này đã không thể thực hiện được. Trung tâm phải chấp nhận phương án tổ chức phun thuốc tẩy trùng tại chỗ khi xuất hiện bệnh nhân.
Bệnh Lepto là chủ yếu lây truyền qua đường da, niêm mạc. Xoắn khuẩn Leptospirosis có sức đề kháng yếu, có thể chết sau 10 phút trong nhiệt độ 50 độ C nhưng lại giỏi chịu lạnh, sống dai dẳng trong bùn lầy, nước đọng, nước cống tới 3 tuần. Nó lây sang người khi họ tiếp xúc với nước bùn, đất ô nhiễm, nước tiểu súc vật đã nhiễm xoắn khuẩn, hoặc với phủ tạng động vật (lợn) đã bị bệnh. Các triệu chứng thường gặp của bệnh Lepto là cơ bắp chân đau, sốt cao đột ngột, rét run, sốt liên tục hoặc kèm theo mạch nhanh, huyết áp dao động. Người bệnh cảm thấy mệt nhiều, đau đầu, nhức mắt, buồn nôn và nôn, trường hợp nặng có biểu hiện li bì, vật vã, mê sảng.
Sau khi qua da và niêm mạc, Leptospira vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, giai đoạn khởi phát này kéo dài khoảng 5-7 ngày. Sau đó, xoắn khuẩn khu trú và gây bệnh ở gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận. Bệnh nhân có triệu chứng vàng da do độc tố xoắn khuẩn hủy diệt hồng cầu và gây viêm tổ chức trung diệp ở gan. Gan to ra, xung huyết, xuất huyết vi thể, các bè gan đảo lộn, có thể có ổ hoại tử và xuất huyết rải rác (có thể nhầm lẫn áp xe gan).
Xoắn khuẩn cũng gây tổn thương ống thận, dẫn đến thiểu niệu và vô niệu, tăng urê và creatinin máu - nguyên nhân chính làm bệnh nhân tử vong. Thận bệnh nhân to ra, đôi khi có xuất huyết, các tế bào phình lên và hoại tử, gây bít tắc, khe thận bị phù và xâm nhiễm tế bào đơn nhân (dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm gan virus, sốt xuất huyết dengue hoặc nhiễm khuẩn huyết).
(Theo Lao Động)