Theo thông tin tôi biết được thì Gia đình Mai Thu Huyền đề nghị bệnh viện FV bồi thường tới 2 triệu USD . Nhưng bên FV lại không chịu . FV thì chỉ bồi thường khoảng 70.000 USD nhưng gia đình Mai Thu Huyền lại không chịu . Thông tin nghe được bên lề đúng sai thế nào không biết, nhưng nếu mà thật sự chuyện này có thật thì.............
Số tiền bồi thường nhỏ hơn 2 triệu USD.
Kết quả thanh tra của Sở Y tế Tp.HCM kết luận về nguyên nhân cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên đã chỉ rõ: lỗi vi phạm thuộc về phía bệnh viện FV, tuy nhiên, sau đó, phía bệnh viện và người nhà bệnh nhân vẫn chưa giải quyết được dứt điểm vụ việc này.
Theo thông tin từ đại diện của bệnh viện FV: Nguyên nhân khiến 2 bên chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng là do số tiền bồi thường mà gia đình yêu cầu là cực kỳ lớn.
Mặc dù vậy, phản hồi ngược với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Mai Thị Thu Trang (con gái của bệnh nhân Mai Trung Kiên – pv) cho biết: “Mức bồi thường mà luật sư của gia đình tôi đưa ra còn thấp hơn nhiều so với mức mà bệnh viện FV sẽ được bảo hiểm chi trả.
Vì theo tìm hiểu chúng tôi được biết, FV đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các bác sỹ trong trường hợp xảy ra tử vong, mức bồi thường là 2 triệu USD”.
Bà Trang cho rằng: Giá trị con người là vô giá, nên cho dù số tiền là bao nhiêu đi nữa thì họ cũng không thể đền bù được tính mạng của người bố đã quá cố của mình.
“Việc bồi thường là trách nhiệm và nghĩa vụ của bên gây ra tổn thất cho bên bị hại do pháp luật quy định. Do vậy, bên gây ra hậu quả đương nhiên là phải có trách nhiệm bồi thường, cho dù gia đình có không yêu cầu thì bệnh viện cũng phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại” – bà Trang nói.
Liên quan đến việc đền bù, gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên đã ủy quyền cho luật sư tính toán trên cơ sở pháp lý và thông lệ, đặc biệt khi ông Kiên lại là trụ cột gia đình và là chủ doanh nghiệp đang điều hành các công ty, sự ra đi của ông Kiên là sự mất mát rất to lớn của cả gia đình.
Trước đó, Luật sư Đỗ Mạnh Hùng khi chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam cũng nhấn mạnh: Các khoản bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam mà bác sỹ của FV phải chi trả cho gia đình bệnh nhân bao gồm: Chi phí thuốc men chữa trị, chi phí hợp lý cho người trông coi, mai táng phí, thu nhập bị mất của người phụ thuộc của nạn nhân và tổn thất tinh thần của gia đình nạn nhân.
Ngoài ra, theo bà Trang: Việc gia đình quyết định gửi đơn tố giác để truy tố trách nhiệm hình sự đối với các bác sỹ của bệnh viện FV không phải chỉ do chưa thỏa thuận được mức bồi thường (như bệnh viện FV đã thông tin – pv) mà chính xác là bởi mong muốn cảnh tỉnh cho người dân tránh xa bệnh viện này.
“Sau khi gia đình tôi đưa sự việc này ra công luận thì rất nhiều gia đình nạn nhân khác cũng đã lên tiếng để đòi lại công bằng khi người thân của họ cũng bị tử vong do lỗi tắc trách của FV. Việc này cần phải có người đứng ra lên tiếng để cảnh tỉnh những bác sỹ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm, thiếu đạo đức như những bác sỹ của bệnh viện FV (cụ thể ở đây là bác sỹ Lê Đức Tuấn).
Nếu như trước khi sự việc của bố tôi xảy ra mà có người lên tiếng thì bố tôi đã không phải chết oan uổng như vậy. Chính vì thế, gia đình tôi quyết định phải làm việc này vì cộng đồng, để cảnh tỉnh cho những người dân khác hãy tránh xa bệnh viện FV, để không bị xảy ra những sự việc đáng tiếc như bố tôi và những nạn nhân khác” – bà Trang tâm sự.
Theo Giáo dục Việt nam
Bên Giáo Dục Việt Nam có đăng tin đầy đủ về mức bồi thường đấy
(Giáo dục Việt Nam) - Sau không ít các sai phạm chết người của bệnh viện Pháp - Việt (BV FV), không ít người đã đặt câu hỏi: Liệu các cơ quan chức năng có nên xem xét rút giấy phép của bệnh viện 100% vốn nước ngoài này?!
Sự việc vấn đang dừng lại ở việc tranh cãi?
Trong thời gian vừa qua, liên tiếp có tới 4 đơn tố cáo của gia đình bệnh nhân “tố” bệnh viện FV tắc trách, gây nên cái chết oan nghiệt cho bệnh nhân. Trong đó có 2 trường hợp đã có kết luận của Sở Y tế Tp.HCM về những thiếu sót của bác sỹ FV trong quá trình điều trị và chuẩn đoán, gây nên cái chết oan ức cho bệnh nhân. Không ít người đang theo dõi vụ kiện này đã bày tỏ sự băn khoăn: Có nên rút giấy phép của bệnh viện FV?
Trong khi, phía bệnh viện FV giải thích về cái chết của ông Mai Trung Kiên rằng: đây là một ca bệnh khó và có nguy cơ cao trong điều trị do bệnh nhân có bệnh tim mạch và di chứng tai biến mạch máu não.
Đại diện của bệnh viện này đã chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam: “…Tất cả sáu bác sĩ có chuyên môn cao của bệnh viện cùng tham gia điều trị cho bệnh nhân, không bác sĩ nào nghi ngờ về chảy máu bụng do bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng chảy máu bụng và vì vậy đã không chẩn đoán kịp thời”.
Nhưng theo gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên, điều này càng chứng tỏ đội ngũ bác sỹ của bệnh viện FV năng lực và trình độ chuyên môn rất kém.
Bà Mai Thị Thu Trang lý giải cụ thể những lý do chứng tỏ năng lực kém của đội ngũ y bác sỹ của FV như sau:
“Thứ nhất: Sau khi mổ ruột thừa, bố tôi đã nằm điều trị ở bệnh viện trong suốt 3 ngày, vậy mà khi bệnh nhân kêu đau họ không hề có 1 lần nào siêu âm để kiểm tra xem vết mổ như thế nào. Nếu họ siêu âm thì đã có thể phát hiện ra việc xuất huyết nội từ vết mổ sớm để xử lý kịp thời.
Thứ hai: Khi bố tôi kêu đau ngực, bụng và yêu cầu được kiểm tra thì họ không làm xét nghiệm nào cả mà chỉ dựa vào tiểu sử bệnh tim để kết luận là bố tôi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nên đã dùng liều cao thuốc chống đông máu, trong khi thuốc này bị cấm chỉ định đối với những bệnh nhân mới mổ vì nó sẽ làm cho việc chảy máu vết mổ càng nhiều hơn.
Thứ ba: Trong suốt 3 ngày bố tôi điều trị đội ngũ bác sỹ của FV không phát hiện được, trong khi chỉ vừa sang bệnh viện Tâm Đức đúng 30 phút thì bệnh viện Tâm Đức đã phát hiện ra bệnh nhân bị xuất huyết nội. Điều này chứng tỏ năng lực của đội ngũ bác sỹ FV không xứng như với mong đợi của nhiều người.
Thứ tư: Thậm tệ hơn nữa, khi bố tôi đang trong tình trạng vô cùng nguy kịch đến tính mạng do thiếu máu trầm trọng, các bác sỹ Tâm Đức dưới sự chỉ đạo của PGS – TS. Phạm Nguyễn Vinh (hiện là Phó GĐ Bệnh viện) đã đề nghị bác sỹ Tuấn cùng phối hợp để mổ cấp cứu ngay tại Tâm Đức thì bác sỹ Tuấn không chịu mổ mà lại đòi đưa về bệnh viện FV với lý do: bệnh viện Tâm Đức không đủ cơ sở vật chất.
Dư luận đặt câu hỏi về việc có nên rút giấy phép của bệnh viện Pháp - Việt (FV)?
Trong khi bệnh viện Tâm Đức là một bệnh viện hiện đại, đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện những ca mổ và họ đã rất nhiệt tình hỗ trợ. Nếu bác sỹ Tuấn chuyên môn kém thì khi đó có những bác sỹ với trình độ chuyên môn cao hơn, thâm niên lâu năm hơn như bác sỹ Vinh thì bác sỹ Tuấn phải cùng phối hợp để cứu bệnh nhân chứ?!”
“Nhiều bác sỹ chuyên môn đều nói rằng nếu bố tôi được mổ ngay tại bệnh viện Tâm Đức thì đã có thể cứu sống” – bà Trang nhấn mạnh.
Ngoài ra, không ít bệnh nhân đã vô cùng bức xúc khi bệnh viện FV luôn thu mức viện phí cao gấp mấy chục lần các bệnh viện khác, nhưng chất lượng dịch vụ thì lại không tương xứng. Ví dụ như tổng chi phí trong 4 ngày nằm viện mổ ruột thừa của bệnh nhân Mai Trung Kiên lên tới 75.844.500 đồng, đó là chưa kể chi phí sau khi từ bệnh viện Tâm Đức chuyển về lại FV.
“Thật là bất công khi một bệnh viện 100% vốn nước ngoài kiếm tiền trên đất nước Việt Nam mà lại coi thường tính mạng người dân Việt Nam như vậy!” – bà Trang bức xúc.
Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là: nếu trình độ chuyên môn của các bác sỹ tại bệnh viện FV kém như vậy và tinh thần vô trách nhiệm và thiếu y đức như vậy, thì các cơ quan chức năng có nên xem xét việc rút giấy phép của bệnh viện FV để tránh không còn xảy ra những cái chết oan uổng như của bệnh nhân Mai Trung Kiên nữa không? – Đó là câu hỏi không chỉ của riêng gia đình diễn viên Mai Thu Huyền mà còn của không ít các gia đình bệnh nhân đã từng gặp “sự cố” tại bệnh viện FV cũng như nỗi lo của không ít các độc giả khác đã chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam.
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, khi quyết định quay trở lại làm việc tại FPT vào ngày 17/9 tới, ông Trương Đình Anh đã trải lòng với báo chí: “Thời gian qua, sức khỏe của tôi không được ổn định nên quyết định nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng”.
Ông cũng thẳng thắn khi nhận định: Kết quả kinh doanh của FPT trong 7 tháng vừa qua “thực sự chưa tốt”. Do vậy, “Tôi chủ trương cần mạnh tay điều chỉnh, cải tổ thật nhanh ở những đơn vị không hoàn thành kế hoạch. Điều này cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hội đồng Quản trị cũng như các lãnh đạo cao cấp”, Tổng giám đốc FPT nói.
Việc trở về sớm hơn so với dự định ban đầu của Trương Đình Anh khiến không ít người tỏ ra bất ngờ, ngạc nhiên. Tuy nhiên, với những người trong cuộc, những người đã từng làm việc tại FPT, những ai hiểu con người và tính cách của Trương Đình Anh thì vẫn luôn hiểu và tin một điều rằng: TGĐ FPT sẽ không dừng lại. Như có lần, chính ông Trương Đình Anh đã từng tuyên bố: “Tôi sẽ không bao giờ từ chức”.
Cũng theo ông Trương Đình Anh, quyết định về việc miễn nhiệm lãnh đạo nếu không hoàn thành 80% kế hoạch chỉ đóng một phần nhỏ trong chính sách thúc đẩy kinh doanh do chính ông đề xuất. "Chúng tôi muốn đưa điều này như một quy trình bình thường trong hệ thống quản trị kinh doanh", ông Anh nói.
Là người đã có thâm niên 12 năm làm việc tại FPT (từ năm 1995 đến hết 2007), từng giữ vai trò Phó Giám đốc Trung tâm Đề án và Chuyển giao công nghệ của FPT, ông Nguyễn Mạnh Hùng - hiện là Giám đốc công ty CP sách Thái Hà (thaihabooks) đã nhận xét đúng khi cho rằng: Ông Trương Đình Anh nghỉ 2 tháng để tìm mưu lược lớn.
Trong suy nghĩ của ông Hùng và với những gì ông Hùng biết về Trương Đình Anh thì TGĐ FPT này là người “rất máu lửa, rất quyết tâm, rất rắn, rất cương quyết, nghĩ rất xa, làm rất lớn. Trương Đình Anh là nhân tài thật sự. Khi làm mạng TTNV, tôi có biệt danh là Hùng Nhựa Mít và phụ trách box Tâm sự, tôi biết Đình Anh là người quyết đoán, mạnh mẽ và đôi khi khá mạo hiểm (trong con mắt của nhiều người)”.
Với sự trở lại của ông Trương Đình Anh, ông Hùng tin: “Chu Thanh Hà đi với Đình Anh sẽ là một cặp bài trùng tuyệt hảo!”.
Theo Giáo dục Việt Nam